24 thg 4, 2020

Ngôi đình thờ con gái Triệu Việt Vương

Đình Trình Xá ở thôn Trình Xá, xã Gia Lương (Gia Lộc) thờ thành hoàng là công chúa Mỵ Châu, con gái của Anh hùng dân tộc Triệu Việt Vương (thế kỷ 6). 

Gian hậu cung đình Trình Xá đã được làm mới hoàn toàn 

Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, đình đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1999.

Yên Thế: Mạch nguồn chảy mãi

Tôi cảm giác trong núi đồi, sông suối Yên Thế (Bắc Giang) còn lưu giữ những hình bóng xưa mà đậm nét nhất là cuộc khởi nghĩa chống giặc Pháp kéo dài ba mươi năm từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX do cụ Đề Thám lãnh đạo.

Dân gian còn lưu truyền những câu ca dao khắc tạc tên tuổi Hoàng Hoa Thám cùng những tướng lĩnh, nghĩa quân trong cuộc kháng chiến nhiều thăng trầm ấy: Ba mươi năm khắp núi rừng/ Danh ông Đề Thám vang lừng trời Nam.

Barthouet- một sĩ quan Pháp từng tham gia các cuộc hành binh càn quét nghĩa quân Yên Thế đã viết trong cuốn Thảm kịch của người Pháp tại Đông Dương, xuất bản năm 1948: Ông Đề có tài rèn luyện người, đào tạo nghĩa quân trở thành những cấp chỉ huy, những con người hoàn hảo trên chiến trường, dũng cảm và quyết đoán.

Miribel, một quan chức thuộc Phủ Thống sứ Bắc Kỳ thời đó báo cáo về Pháp: Tên tuổi của Hoàng Hoa Thám đã trở thành một biểu tượng được trân trọng trong dân chúng An Nam. Nó đã trở thành một mật hiệu để liên kết tất cả những người bất mãn chống lại chúng ta. 

Lễ hội Yên Thế. Ảnh: An Khánh

Làng đúc các bảo vật quốc gia ở Huế

Ai đã từng đến Huế đều không khỏi ngạc nhiên trước những tuyệt tác đúc đồng nặng hàng tấn, thậm chí đến cả chục tấn như: bộ vạc đồng, quả đại hồng chung chùa Thiên Mụ, bộ Cửu đỉnh (9 đỉnh lớn), bộ Cửu vị thần công (9 khẩu đại pháo).Đáng kinh ngạc hơn, nơi đúc nên những bảo vật quốc gia có một không hai này không đâu khác mà chính là Phường Đúc, một làng nghề nhỏ nằm bên bờ Nam sông Hương, cách kinh thành Huế không xa. 

Nằm bên bờ Nam sông Hương, cách kinh thành Huế chừng 3 cây số về phía Tây Nam có một làng nghề đúc đồng truyền thống rất nổi tiếng. Xưa dân trong vùng quen gọi nơi ấy là phường Đúc, hàm chỉ đấy là nơitụ hội sinh sống làm ăn của phường thợ đúc.Nay cái tên ấy cũng đã thành tên gọi hành chính của một phườngở thành phố Huế, đó là phường Phường Đúc.

22 thg 4, 2020

Kì thú tượng gốc tre phố Hội

Nằm bên hông chợ Hội An ở phố cổ Hội An cổ kính có một gian hàng nhỏ bày hàng trăm bức tượng chân dung cổ quái và kì lạ, được tạc bằng gốc tre, khiến cho ai đi ngang qua cũng phải tò mò đứng lại chăm chú ngắm nhìn. 

Đó chính là nơi bán hàng và cũng là nơi làm việc của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ, người có biệt danh là “Đỏ gốc tre”. Cửa hàng của anh nằm bên đường, ngay cạnh chợ, nơi lúc nào cũng nườm nượp người đi chợ và du khách qua lại nên hầu như ai cũng biết.

Ở Hội An, anh Đỏ nổi tiếng tới mức dân địa phương hầu như ai cũng biết, bởi anh có biệt tài tạc tượng gốc tre đẹp, hiếm có người thứ hai làm được. Thậm chí báo chí trong Nam ngoài Bắc tìm đến viết về anh cũng khá nhiều.

Với nhiều người gốc tre là thứ vứt đi hoặc cùng lắm là làm củi đun nấu của dân nghèo, nhưng với “Đỏ gốc tre” nó là thứ của hiếm được dùng để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo có một không hai.

Về địa danh Phan Rang – Tháp Chàm

Khi tiếp cận địa danh Phan Rang – Tháp Chàm, tên hành chính của thành phố thuộc tỉnh Ninh Thuận hiện nay, nhiều người chưa rõ vì sao có cách ghép như vậy; lại có nhiều cách giải thích khác nhau. Sau một thời gian tìm hiểu các nguồn tư liệu, xin trình bày sơ lược đến quý độc giả rằng: Phan Rang – Tháp Chàm có một lịch sử xuất hiện, thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. 

Quang cảnh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 

Về vị trí thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, phía Bắc giáp huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp huyện Ninh Phước, phía Đông giáp biển Đông.

Tên gọi tỉnh Hải Dương có từ bao giờ?

Ngày nay, ít người biết tên gọi “Hải Dương”, “tỉnh Hải Dương” có từ bao giờ. 

Nhà sử học Tăng Bá Hoành và những tài liệu chứng minh tên gọi tỉnh Hải Dương có từ năm 1831 

Để giải đáp thắc mắc trên, người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Sử học Hải Dương. Vốn nghiên cứu sâu vấn đề này, ông nói luôn: Năm 1466 (tức năm Quang Thuận thứ 7, đời Lê Thánh Tông), nước ta chia thành 12 thừa tuyên. Lúc ấy tỉnh ta gọi là Nam Sách thừa tuyên. Năm 1469 (năm Quang Thuận thứ 10) định lại bản đồ đất nước và Nam Sách thừa tuyên được đổi thành Hải Dương thừa tuyên. Tên gọi Hải Dương bắt đầu từ đó.

Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Hoành cho chúng tôi xem sách “Đại Nam nhất thống chí”. Trang 355, phần về tỉnh Hải Dương, sách viết: “Năm thứ 10 (tức năm Quang Thuận thứ 10 - 1469), định bản đồ cả nước, gọi là Hải Dương thừa tuyên, lãnh 4 phủ là Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách và Kinh Môn, 18 huyện”.

Ký sự sông Cầu (kỳ 4): Chung tay bảo vệ dòng sông

Việc bảo vệ dòng sông Cầu không đơn thuần chỉ là nhiệm vụ của các ngành chức năng. Cần lắm sự vào cuộc của mỗi người dân để dòng sông giữ mãi vẻ trong xanh, phục vụ bền vững cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của một nửa dân số tỉnh Bắc Kạn.
Trong hành trình tới xã Rã Bản (Chợ Đồn) chúng tôi đã rất đồng tình với việc làm của UBND xã. Theo đồng chí Triệu Văn Nguyên- Chủ tịch UBND xã, xã thường xuyên phổ biến, đôn đốc người dân các thôn tập trung thu gom, phân loại rác tại từng hộ gia đình. Rác hữu cơ để phân hủy làm phân bón, rác vô cơ thì đốt tập trung tránh tình trạng vứt bừa bãi xuống sông Cầu. Một việc làm nhỏ ấy lại mang ý nghĩa to lớn trong bảo vệ dòng sông cần được các xã trong lưu vực sông Cầu học tập.

Ký sự sông Cầu (kỳ 3): Dòng sông kêu cứu

Lời kể của các cụ cao niên về độ cạn kiệt của dòng sông Cầu đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Dòng sông qua thi ca, đoạn chảy qua vùng đất Bắc Kạn đang đứng trước sự xâm hại từ nhiều phía. Sông đang lên tiếng cầu cứu con người phải biết trân trọng, bảo vệ...

Ông Đặng Văn Oanh, thôn Nà Cà 1, xã Cao Kỳ (Chợ Mới) là một tay đánh cá lão làng trên sông Cầu. Cuộc mưu sinh bằng nghề chài, lưới trên sông đã giúp ông và gia đình vượt qua những ngày gian khó nhất của thời kinh tế khó khăn. Cho tới tận bây giờ tôm, cá đánh bắt được trên sông trở thành đặc sản thì giá lại càng đắt đỏ. Thế nhưng, đánh bắt tôm, cá bây giờ chẳng còn dễ như xưa.

Ông Oanh buồn nói: Những năm trước đi quăng đánh cá một lúc là đầy giỏ, còn giờ trắng đêm có khi chỉ đủ bữa ăn cho gia đình. Có nhiều loài cá đã biến mất, chẳng còn thấy bao giờ. Đang vá lại cái chài đánh cá bỏ lâu rồi bị chuột cắn rách ông bảo: Cứ thế này thì gay!

Ký sự sông Cầu (kỳ 2): Cuộc sống bên dòng sông

Cũng như những dòng sông khác, những bản làng, cánh đồng bên bờ sông Cầu đoạn qua Bắc Kạn thật êm đềm, trù phú. Nhưng bên trong của nó cũng đã phải trải qua những biến cố dữ dội. Dòng sông mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng màu mỡ và cũng có lúc nó ồn ào, hung dữ tàn phá đôi bờ. Có người bảo đấy là dòng sông trả hận việc con người tàn phá rừng thượng nguồn. 

Lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có diện tích là 1.372,78 
km2, bao gồm 44 xã, phường, thị trấn. Dân số trong lưu vực là 153.096 người (bằng một nửa dân số toàn tỉnh), tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 0,63%, dân số khu vực đô thị có xu hướng tăng lên hàng năm. Cơ cấu lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ; trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chỉ chiếm 6,3%. Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng gắn với chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ.

Sông Cầu là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, với tổng lượng nước hàng năm ước tính khoảng 20 triệu 
m3, một số dòng chảy được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, sản xuất điện ( hồ Thuỷ điện Nặm Cắt có diện tích mặt nước trên 200ha). Những con số khô khan ấy đủ cho thấy dòng sông Cầu có ý nghĩa lớn như thế nào đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

Ký sự sông Cầu (kỳ 1): Về nơi đầu nguồn

Đi vào lịch sử, đi vào thơ ca, âm nhạc và đi vào nỗi nhớ của những người con xa quê hương. Đối Bắc Kạn, sông Cầu là sự gắn kết bao đời nay, nuôi sống hàng vạn con người. Hành trình khám phá dòng sông trên địa phận Bắc Kạn chưa được nhiều, nhưng thực sự đã đem lại cho tôi những điều mới mẻ.

Kỳ 1: Về nơi đầu nguồn

Sông Cầu, miền xuôi còn gọi sông Như Nguyệt, là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, có ý nghĩa to lớn với đồng bằng sông Hồng và lưu vực của nó. Khởi nguồn từ Bắc Kạn con sông hiền hòa uốn mình chảy về miền xuôi qua 6 tỉnh...

Đường về Chợ Đồn theo tuyến tỉnh lộ 257 giờ đã thuận tiện, dễ dàng. Con đường đang sắp hoàn thành cải tạo, bon bon xe chạy. Nơi thượng nguồn sông Cầu, núi non hùng vĩ, sông chẻ núi mà đi, uốn khúc quanh co, có đoạn chảy qua thác ghềnh dữ dội.