29 thg 1, 2020

“Làng chuột” Phù Dật

Làng chuột” Phù Dật (ấp Bình Chánh, xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã là tên gọi không còn xa lạ với người dân trong và ngoài tỉnh, bởi nơi đây từng tập trung rất nhiều hộ săn bắt và buôn bán chuột đồng nổi danh khắp các tỉnh khu vực miền Tây.

Theo năm tháng, “làng chuột” Phù Dật vẫn lặng lẽ nép mình bên bờ kênh Phù Dật và ngày ngày vẫn tất bật với công việc làm chuột quen thuộc. Nghề làm chuột ở làng Phù Dật hiện nay đã truyền đến đời con, đời cháu, nhưng hầu hết những người trong ngôi làng này đều không biết chính xác nghề làm chuột có từ bao giờ, họ chỉ nhớ “làng chuột” đã có từ rất lâu và khoảng năm 1995 đến năm 2000 được xem là giai đoạn “hưng thịnh”, khi đó, khắp xóm, nhà nhà, người người đều làm chuột.

Lý giải nguyên nhân ra đời của “làng chuột” có người cho rằng, ngày trước nông dân ấp Bình Chánh chủ yếu canh tác cây lúa, do ruộng lúa thường xuyên bị chuột cắn phá, để bảo vệ mùa màng, hàng ngày bà con phải ra ruộng diệt chuột, có hôm bắt được nhiều chuột cả gia đình ăn không hết, vậy là nảy ra ý định làm thịt chuột mang ra chợ bán.

Đi bẫy chuột núi

Về trọng lượng và kích thước, nhìn chung chuột núi tương đương như chuột đồng. Nhưng do sống ở môi trường hoang dã, nên chuột núi rất hung dữ, nhanh và mạnh hơn. Ngoài ra, răng của chuột núi rất sắc bén, có thể cắn đứt nhiều loại chất liệu. Muốn bắt hay bẫy không dễ dàng gì, vì chúng rất tinh khôn, không khi nào trở lại kiếm mồi ở nơi một đồng loại khác từng bị sập bẫy” - chú Út Lợi (59 tuổi, ngụ xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) mở đầu câu chuyện đi bẫy chuột núi.

Thức ăn của chuột núi chủ yếu là hoa quả trên cây. Vì thế, thịt chuột núi được người dân sinh sống khu vực này ưa chuộng. Nếu biết cách chế biến, đây là loại thịt “sạch” và ngon. Chỉ có những người sống ở khu vực núi mới biết đến loại chuột này. Nhưng nếu khách ở xa khi đã biết, từng được ăn chuột núi đều thích thú, thế nào cũng quay lại tìm đặt mua.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thịt chuột núi được bán với giá vài chục ngàn đồng/con. Nếu ai có nhu cầu thưởng thức, phải cho hay trước để người dân đi bẫy, gom số lượng về, khi nào có đến nhận.

Bẫy chuột đồng xa

Mùa lúa chín, cánh đồng Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) như nhuộm một màu vàng óng ả, đây cũng là thời điểm những người xa xứ tìm đến để bẫy chuột.

Đi qua “Cánh đồng bất tận”

Từ đường chữ U, chúng tôi chạy tuốt vô cánh đồng lúa bát ngát, đến kênh Ninh Phước. Thi thoảng cơn gió bấc lùa về, làm lay động những bông lúa vàng trĩu hạt, như báo hiệu một xuân nữa lại về trên cánh đồng “chó ngáp”.

Ngày trước, nơi đây là một phần của vùng Tứ giác Long Xuyên, phèn dậy đỏ hực. Những lão nông cố cựu kể rằng, dạo trước ở đây ít ai ở lắm! Xa xa mới có một căn nhà lá tạm bợ. Mùa khô phèn nổi vàng rực, cá chết trôi lềnh dềnh, nông dân trồng cây gì cũng quéo rụi. Mùa lũ, bà con chỉ canh tác được lúa mùa nổi, 6 tháng ròng mới thu hoạch.

Phố Hàng Bút: Con phố nghèo khó nhất Hà Nội xưa

Hà Nội xưa từng có một phố mang tên khá lạ là phố Hàng Mụn. Tên gọi này bắt nguồn từ một ngành nghề đặc trưng của những người nghèo sinh sống trên phố.

Phố Hàng Bút là con phố dài 68m, kéo dài từ phố Thuốc Bắc đến phố Bát Sứ, phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là phần đất thôn Đông Thành, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. 

Thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc

Huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai là nơi tập trung nhiều cộng đồng người Chăm sinh sống, vì vậy, từ năm 2006, xã Xuân Hưng đã được xây dựng một ngôi thánh đường Hồi giáo nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của người dân. Ngôi thánh đường có tên là Masjid Nourul Ehsaan được xem là thánh đường Hồi giáo lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau thánh đường Hồi giáo tại An Giang. 

Kiến trúc chủ đạo của thánh đường Hồi giáo thường tập trung vào ngôi nhà nguyện, nơi tập trung cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo hằng ngày của giáo dân. Khu nhà nguyện của thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc có diện tích khoảng 
700 m2 được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của các nước Hồi giáo như Maylaysia, Arab Saudi với kiến trúc tổng thể hình chữ nhật cùng hai tông màu trắng và xanh ngọc làm chủ đạo.

Thánh đường thường được xây theo hình chữ nhật, mái bằng, hướng làm lễ luôn luôn hướng về phía Tây – hướng thánh địa Mecca – khi cầu nguyện. Trên nóc bốn góc ngôi nhà được xây bốn tháp có chóp nhọn, ở chính giữa đỉnh ngôi thánh đường là một tháp tròn lớn hơn úp ngược xuống như cái bát úp. Trên đỉnh tháp có đính biểu tượng vầng trăng khuyết (trăng lưỡi liềm) và ngôi sao năm cánh – đây là biểu tượng đặc trưng của Hồi giáo. Biểu tượng này cũng được trang trí theo một số nơi nhất định và có kích thước khác nhau ở một số nơi trong nhà thờ.

Choáng ngợp kho báu khổng lồ vô giá dưới lòng đất Sài Gòn

Chuỗi hạt bằng mã não, nhẫn thủy tinh bọc vàng, vòng đeo tay bằng đá ngọc... là những "báu vật" tuổi đời hơn 2.000 năm trong kho báu khổng lồ được tìm thấy dưới lòng đất Cần Giờ, TP HCM...

Các loại chuỗi hạt làm bằng mã não và thủy tinh được khai quật tại di chỉ khảo cổ học Giồng Phật, huyện Cần Giờ, niên đại khoảng 2.100 năm trước. Hình ảnh " kho báu khổng lồ 2.000 năm tuổi" này được chụp tại Bảo tàng TP HCM

28 thg 1, 2020

Độc đáo bánh chưng đen người Tày

Bánh chưng đen là món ăn truyền thống của người Tày ở Hà Giang. Lên Bản Tùy ở Hà Giang những ngày Tết sẽ thấy trên bàn thờ gia tiên của những gia đình người Tày luôn có loại bánh chưng này với lớp gạo nếp màu đen bóng.

Bà Dung (bên phải) cùng nhân viên gói bánh chưng đen

Vừa vớt mẻ bánh mới luộc từ đêm qua, bà Nguyễn Thị Dung (thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) cho biết mấy ngày cận Tết là lúc làm bánh chưng đen cả ngày cả đêm vẫn không kịp:

Ai tới Gò Khổng Tước mà chưa ăn bánh nghệ?

Ông Năm Lâm bận bịu khi cha bệnh nặng nên mãi tới năm ngoái mới dự lễ hội bánh dân gian, và nhờ đó người đời mới biết bánh nghệ xứ Gò Công. Mà ăn dịp tết đoàn viên mới đã!

Bánh nghệ Gò Công 

Không phải ai ở Gò Công (Gò Khổng Tước) cũng biết bánh nghệ. Sao vậy? Vợ chồng thầy giáo Lê Kim Sơn ở xã Tân Tây, Gò Công Đông tự tay làm món bánh nghệ đãi khách, giải thích: "Có lẽ vì lò bánh làm quá ít, bán từ sáng sớm tới 9h là hết".

Kế bên quầy bánh nghệ là người làm thịt khìa, xắt sợi, làm nước mắm tỏi ớt… Nếu hôm nào có ai đó mua gần hết số bánh nghệ (đơn) về nhà làm tiệc, gánh thịt khìa cũng dọn về sớm.

17 thg 1, 2020

Hát Then – Giai điệu của “thần tiên”

Hát Then đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của các tộc người Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, được ví là điệu hát của “thần tiên”. Các chuyên gia của UNESCO đã tìm thấy trong Then những giá trị nhân sinh quan, đã vượt ra ngoài phạm vi của một vùng, một tỉnh hay một quốc gia mà đã trở thành Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Theo quan niệm của tộc người Tày, Then có nghĩa là “Trời”. Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Then ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành. Vì thế, hát Then của người Tày vừa phản ánh chuyện đời sống, bản mường, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi… Hát Then là một màn trình diễn nghệ thuật lôi cuốn, có khả năng đưa con người chìm đắm vào miền siêu thực. Vì thế, khi nghiên cứu sâu các lễ Then cổ truyền, các nhà nghiên cứu thấy rõ nhân sinh quan, thế giới quan và bản sắc văn hóa của đồng bào Tày. 

“Thầy Then trong đời sống các tộc người Tày, Nùng, Thái còn là trí thức dân tộc, vì họ biết rất nhiều thứ, đưa ra lời khuyên về mùa màng, đời sống...”.
GS. TSKH Tô Ngọc Thanh,
Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về nghệ thuật hát Then, chúng tôi đã lên huyện miền cao Chiêm Hoá (Tuyên Quang), vùng đất được coi là cái nôi hình thành nên những làn điệu hát Then quyến rũ của người Tày.

Người Lự cúng vía trâu

“Mo khoăn khoai” là một nghi lễ tâm linh của đồng bào Lự ở tỉnh Lai Châu, nhằm tỏ lòng biết ơn tới những "ông trâu" - loài vật gần gũi với bà con nông dân. 

Lễ cúng vía trâu của người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường được tổ chức sau khi kết thúc mùa màng, nhằm tạ ơn loài vật này đã nỗ lực đồng hành, cùng người dân lao động sản xuất để mang lại vụ mùa bội thu cho bản làng. Lễ này thường được tổ chức tại một khu bãi ruộng rộng, với sự tham gia của tất cả các hộ dân trong bản.

Để thực hiện lễ “Mo khoăn khoai”, đồng bào Lự mời 5 thầy cúng (1 thầy cúng chính và 4 thầy cúng phụ). Các thầy cúng được chọn là những người có uy tín trong cộng đồng, có cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Cộng đồng người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường chọn thửa ruộng bậc thang bằng phẳng, có diện tích lớn để tiến hành nghi lễ cúng vía trâu.