13 thg 11, 2019

Một số địa danh cổ xưa trên đất Ninh Thuận

Xét địa danh trong địa bàn Ninh Thuận hiện tại, chúng ta có thể thấy nhiều sự thay đổi qua nhiều lớp thời gian, và nếu nhắc lại chỉ riêng phần tên núi đồi, sông hồ, tên làng xóm thôi thì cũng có nhiều điều thú vị. Với một diện tích không lớn, song lại chứa đựng bao truyền thống quý báu, bao tình đất, tình người trong lịch sử. Một trong sự quý báu đó là tên đất, tên làng xa xưa mà đôi khi tìm hiểu, ta lại nhớ các bậc tiền nhân khai sơn, phá thạch, kiến tạo nước non nhà.

Đi dọc từ Du Long vào Cà Ná, có thể thấy mấy tên xưa nay hoặc còn lưu lại, hoặc đã thay đổi.

+ Kiền Kiền và Du Long: Tên thường gọi chung cả vùng Bắc tỉnh, nguyên xưa nhất là thời Nhà Nguyễn, có tên là Du Lai. Kể thêm tên Kiền Kiền: hiện nay có thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải, ở phía Đông của vùng Bắc tỉnh, liên quan có dãy núi Kiền Kiền, trong có khe nước, từ xưa đặt tên là khe Kiền Kiền. Sách xưa ghi: “Khe Kiền Kiền: ở huyện Yên Phước, nguồn ra từ núi Ba Tiêu, chảy về phía Đông 5 dặm làm suối Du Lai đổ vào đầm làng Đăng“. (Quốc sử quán Triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tập 3, NXB Thuận Hóa – 2006, trang 162).

Một góc xã Lợi Hải, trung tâm hành chính huyện Thuận Bắc ngày nay

Địa danh Ô Cam ở Ninh Thuận

Xét toàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay và trong bản đồ của tỉnh, địa danh Ô Cam, có khi gọi Ô Căm, Ô Câm chỉ còn lưu hành là sông Ô Căm, đập nước Ô Căm thuộc địa phận xã miền núi Phước Trung, huyện Bác Ái được người xưa khởi dựng, bồi đắp.

Thật vậy, theo Nhà báo Sơn Ngọc trong bài “Lễ tế sắc Po Klong Kachhat“ mô tả đồng bào Chăm Bà ni thôn Lương Tri tổ chức cúng tế Po Klong Kachhat thì hệ thống thủy lợi Ô Câm xuất phát từ việc ông Po Klong Kachhat có tài xây dựng hệ thống thủy lợi và kiến thiết ruộng đồng, được vua Po Klong Girai (1151 – 1205) trọng dụng. Po Klong Kachhat đã tổ chức đắp đập Ô Câm và hướng dẫn dân chúng đào mương dẫn nước từ xã Phước Trung về tưới cho đồng ruộng Chà Vum. Nhờ đó người dân địa phương có cuộc sống ấm no. Khi Po Klong Kachhat qua đời, người dân Lương Tri lập đền thờ phụng. Năm Tự Đức thứ 31 (1881), vua có sắc phong ghi nhận công lao của ông. Sắc phong hiện còn lưu giữ tại đền thờ Po Klong Kachhat.

Suối Lô Pa là mạch nguồn chính của đập Ô Cam và hồ chứa nước Phước Trung chứa trên 2,3 triệu mét khối nước bảo đảm tưới cho hàng trăm hecta đất canh tác. Ảnh: Sơn Ngọc

12 thg 11, 2019

Chợ đêm Pác Ngòi- điểm nhấn của du lịch Ba Bể

Sau gần hai tháng đi vào hoạt động, đến nay chợ đêm Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể ngày càng thu hút, hấp dẫn du khách. Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch Ba Bể. 

Đoàn khách do anh Vũ Xuân Hùng đến từ Sài Gòn say sưa nghe tiếng đàn tính, điệu then của người Tày Ba Bể. 

Chị Sằm Thị Lệ- người dân thôn Pác Ngòi vui vẻ cho biết đã đăng ký bán hàng ở đây từ khi có phiên chợ đầu tiên. Sau gần hai tháng, qua 6 phiên chợ (diễn ra vào tối thứ 6, thứ 7 hằng tuần), lượng du khách ngày một đông hơn. Khách rất thích nên chơi đến muộn, hết giờ quy định bán hàng rồi mà còn chưa muốn về. Hầu hết nông sản của tỉnh Bắc Kạn đều có bán tại đây. Những mặt hàng khách mua nhiều gồm trang phục người Tày, cây đàn tính, trà giảo cổ lam, mật ong, cá khô và tép chua…

Động Nàng Tiên - Hang động đẹp huyền bí ở Na Rì

Động Nàng Tiên thuộc xã Lương Hạ (Na Rì), là một trong những hang động tự nhiên có vẻ đẹp kỳ vĩ, gắn với câu chuyện truyền thuyết huyền bí. Năm 1999 động Nàng Tiên đã được Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du Lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. 

Du khách chiêm ngưỡng các nhũ đá ở Động Nàng Tiên 

Từ Quốc lộ 3 rẽ theo Quốc lộ 3B vào khoảng hơn 60km sẽ tới thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì. Con sông Bắc Giang như một dải lụa hiền hòa chảy qua giữa thung lũng tạo thêm cho nơi vùng cao này càng thêm thơ mộng. Từ thị trấn Yến Lạc, qua Phố Cổ theo con đường nhựa chừng 5km hướng Khuổi Hai, xã Lương Hạ thì đến chân núi Phja Trạng. Động Nàng Tiên ẩn mình sau những tán rừng xanh, hoang sơ.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp: Mang đậm nét kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam bộ

Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), nằm trên bờ Bắc hạ lưu sông Mê Kông, cách trung tâm TP. Mỹ Tho khoảng 40 km và cách TP. Hồ Chí Minh 110 km về phía Tây - Nam. 

Làng cổ Đông Hòa Hiệp vinh dự đón nhận Bằng Di tích cấp Quốc gia. 

Theo các tư liệu lịch sử, vào thế kỷ thứ XVIII, năm 1732 thời Chúa Nguyễn đã cho thiết lập ở dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông thuộc xã Đông Hòa Hiệp ngày nay để làm lỵ sở của dinh Long Hồ.

Giữ hồn văn hóa Làng cổ Đông Hòa Hiệp

Với giá trị kiến trúc cùng lợi thế tự nhiên, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở tỉnh. Do đó, bảo tồn và phát huy nhằm giữ hồn văn hóa Làng cổ Đông Hòa Hiệp gắn với phát triển du lịch là việc làm cần thiết hiện nay. 

Với giá trị kiến trúc cùng lợi thế tự nhiên, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn ở tỉnh. 

1. Với hàng trăm năm tồn tại, Làng cổ Đông Hòa Hiệp đi cùng với chiều dài lịch sử và vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo riêng. Nhìn vào chặng đường lịch sử, vào thế kỷ XVIII, thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1696 - 1738), năm 1732 đã thiết lập ở Dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là Dinh Long Hồ (tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay).