31 thg 3, 2019

Một số đình, chùa tiêu biểu của người Kinh, có thể khai thác phát triển thành điểm đến du lịch của tỉnh Sóc Trăng

Trong các tour du lịch đến Sóc Trăng, ngoài việc tham quan vui chơi nghỉ dưỡng, mua sắm... ở các điểm du lịch nổi tiếng, trải nghiệm thực tế, hoà vào cuộc sống của người dân ở từng điểm đến, không ít du khách còn có nhu cầu được tham gia du lịch nghỉ dưỡng, giải trí hoặc du lịch sông nước kết hợp với du lịch tâm linh hoặc tham gia hẵn trọn vẹn tour du lịch tâm linh.

Cổng Thiên Phước cổ tự (huyện Kế Sách)

Theo thống kê, toàn tỉnh Sóc Trăng có trên 200 ngôi chùa của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và một số cơ sở tôn giáo khác. Trong đó, một số chùa Khmer, chùa Hoa đã được khai thác, trở thành điểm đến không thể thiếu trong chương trình du lịch của khách khi đến Sóc Trăng. Đó là chùa Mahatup, chùa Kh'leang, chùa Đất Sét, chùa Ông Bổn, chùa Sà Lôn,…và gần đây du khách còn đến các chùa Som Rong, chùa La Hán để tham quan, chiêm bái. Đặc biệt, Trung tâm từ thiện văn hoá tâm linh thuộc chùa Phật Học là điểm đến thu hút rất nhiều du khách trong cả nước đến tham quan, chiêm bái, cúng dường. Với diện tích của Trung tâm lên đến 12 ha, nhiều công trình đã được xây dựng gắn đạo với đời; lịch sử, truyền thuyết với cuộc sống hiện tại; cùng khu khám chữa bệnh, nuôi dưỡng người già neo đơn v.v. . . đã góp phần tạo điểm đến mới thu hút nhiều du khách, cả khách nước ngoài.

Những mẩu chuyện về Bác Đồng

Tháng Ba. Nhiều người tìm về xóm Cây Gạo, ở thôn 2, xã Đức Tân (Mộ Đức) để thắp nén hương tưởng nhớ Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của quê hương núi Ấn - sông Trà. Những mẩu chuyện kể về bác Đồng, dẫu từ những điều hết sức giản đơn, nhưng đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người với lòng tôn kính, cảm động khôn nguôi về một con người suốt đời vì dân, vì nước.

“Tôi không có gì hết”


Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Sy nhớ như in lần bác Đồng về thăm và động viên nhân dân ở huyện Bình Sơn bị thiệt hại bởi cơn lốc lịch sử xảy ra vào tháng 12 năm 1992. Toàn huyện có 115 người bị thiệt mạng. Thời điểm bác Đồng về thăm là vào đầu tháng 1 năm 1993, ông Phạm Sy lúc bấy giờ là Bí thư Huyện ủy Bình Sơn. Ông Sy kể, bác Đồng đã về thăm nhân dân xã Bình Chánh, nơi bị thiệt hại nặng nề nhất. Hôm ấy, người dân đến dự rất đông, hội trường chật cả trong lẫn ngoài.

Nhiều bạn trẻ đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Khu lưu niệm ở xã Đức Tân (Mộ Đức). Ảnh: TL 

28 thg 3, 2019

Chuyện kể về một vị nhân thần

Từ lâu, tôi đã nghe về dòng họ Nguyễn Mậu, một dòng họ nổi tiếng hiếu học, đặc biệt là câu chuyện kể về một vị tiền hiền đã có công mở đất lập làng mà người dân trong làng gọi là nhân thần.

Theo chân cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, chúng tôi đến tham quan di tích nhà thờ tiền hiền Nguyễn Mậu, ở thôn Tú Sơn 1, xã Đức Lân (Mộ Đức). Nhà thờ tiền hiền Nguyễn Mậu được xây dựng cách đây hơn 300 năm, là nơi thờ phụng, nơi an vị của tiền hiền Nguyễn Mậu Phó, người có công lớn trong công cuộc khai khẩn đất hoang, tạo ấp dựng làng Tú Sơn, huyện Mộ Đức vào thế kỷ XVII.

Vinh danh muôn thuở 


Chị Tạ Thị Di Hà - Cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cho biết, qua tìm hiểu các tư liệu lịch sử, thì Nguyễn Mậu là một trong những dòng họ tiêu biểu đóng góp vào công cuộc khai hoang, mở đất lập làng Tú Sơn, huyện Mộ Hoa vào cuối thế kỷ XVII. Bậc tiền hiền của dòng họ là Nguyễn Mậu Phó, hậu duệ thứ bảy của đức ông Nguyễn Nhữ Lãm, quê xã Thiên Liệu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông Nguyễn Nhữ Lãm là vị khai quốc công thần thời Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam.

Lăng Ông Nam Hải Trần Đề

Trần Đề là một huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng nằm trên trục giao thông quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có 12km bờ biển, với bãi biển Mỏ Ó hoang sơ và xinh đẹp, có cảng biển cá lớn, 03 di tích cấp tỉnh thu hút đông du khách đến tham quan chiêm bái: di tích lịch sử Bia chứng tích chiến tranh ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú; nhà bia ghi tên liệt sĩ ấp Thạnh An 4, xã Thạnh Thới Thuận; chùa Tầm Vu (ôm Pu)… Ngoài ra, huyện còn có các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Thạnh Thới An, diễn ra vào ngày 15-19 tháng giêng âm lịch hàng năm với lễ thượng điền và hạ điền đều có lễ rước sắc thần, với nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát sắc. Đặc biệt là lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch tại Lăng Ông Nam Hải, tọa lạc tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề.

Mẹ Nam Hải tại Lăng Ông– ảnh Quốc Quân 

Tương truyền rằng, ngày xưa ông Nguyễn Văn Đôn, ngụ tại rạch Mù U sinh sống bằng nghề đóng đáy, vào một hôm đi cuốn đáy như mọi ngày, ông phát hiện đáy của ông dính một con cá Ông (cá voi) rất lớn, đã lụy (nghĩa là đã chết). Ông Đôn đã mang cá Ông về chôn cất đàng hoàng và để tang cho cá Ông. Sau một thời gian, ông Đôn lấy cốt cá Ông lên và lập lăng thờ tại rạch Mù U, nay thuộc huyện Cù Lao Dung.

Xứ Bàu Ấu

Thuở nhỏ, tôi thường nghe cha tôi lầm rầm khấn vái câu này mỗi khi mở đầu cho một lệ cúng: “Quảng Ngãi tỉnh, Sơn Tịnh quận, Sơn Trung xã, Hà Nhai ấp, Bàu Ấu xứ...”. Nghe mãi mà thuộc chứ chẳng hiểu Bàu Ấu xứ ở đâu và nghĩa làm sao? Cho đến cách đây chừng 10 năm, lúc cha tôi còn khỏe mạnh và minh mẫn, tôi bèn hỏi ông thắc mắc trên. Hóa ra mình sinh ra, lớn lên, được hít thở khí trời của cái “xứ Bàu Ấu” ấy đến năm 19 tuổi (1979) mà mình chẳng hiểu biết gì về nó.

Tên Bàu Ấu giờ “hóa thân” vào cây cầu sắt ở phía bắc gác chắn đường lên Sơn Hà: Cầu Bàu Ấu. “Trùm” lên xứ Bàu Ấu ấy là Hà Nhai, từ xã qua thôn.

Sự dịch chuyển của địa danh 


Câu mở đầu cho mỗi lệ cúng trên đây là nói từ thời trước năm 1975. Hồi ấy, huyện được gọi là quận, Sơn Trung là đơn vị hành chính của xã (Tịnh Hà ngày nay), Hà Nhai là ấp. Thói quen ấy, cha tôi vẫn duy trì cho đến sau ngày thống nhất đất nước mấy năm. Năm 1979, tôi đi học xa rồi đi làm, không ở quê nữa nên cũng không rõ mỗi khi cúng, cha tôi có “cập nhật” tên gọi mới không.

Cầu sắt Bàu Ấu nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam qua thôn Hà Nhai. Ảnh: TRẦN ĐĂNG 

25 thg 3, 2019

Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt

Dinh tỉnh trưởng tọa lạc trên một đỉnh đồi cao, người dân hay gọi là đồi dinh ở ngay trung tâm thành phố. Nơi đây được xem là vị trí đắc địa với tầm nhìn thoáng, rộng nhìn về đủ các hướng của Đà Lạt.

Khu Dinh tỉnh trưởng là mảng xanh hiếm hoi còn lại của Khu trung tâm Hòa Bình - Ảnh: MAI VINH

Trong đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đưa ra phương án "di dời nguyên khối" Dinh tỉnh trưởng để xây dựng một công trình có khối tích lớn, cao 10 tầng có chức năng khách sạn, trung tâm thương mại.

Thương ơi là thương chùm bông ô môi rực hồng tháng 3 miền Tây

Những ngày tháng 3 đầy nắng, nếu có dịp về miền Tây sông nước bạn sẽ bắt gặp những cây ô môi tỏa sắc hồng rực rỡ. Bức tranh miền quê có thêm nét chấm phá vừa thân thương vừa hữu tình.

Bông ô môi khoe sắc thu hút nhiều bạn trẻ xúng xính áo mới chụp ảnh kỷ niệm: Ảnh: ĐÌNH THẢO

Ngày nhỏ, hễ thấy bông ô môi nở những nụ hoa màu hồng phấn, bay lã chã trong gió trời, tụi trẻ con trong xóm sẽ rủ nhau đi lượm trái về róc, rồi thưởng thức.

Choáng váng với kho tư liệu độc đáo ẩn tàng ở Ngũ Hành Sơn

Một kho tư liệu hết sức độc đáo và giá trị ẩn tàng trong hang động Ngũ Hành Sơn vừa được xuất lộ. Đó là kết quả một cuộc nghiên cứu công phu do Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Huế) thực hiện.

Du khách thích thú xem các nhà nghiên cứu xử lý các bản ma nhai trên vách đá Ngũ Hành Sơn - Ảnh: NGUYỄN VĂN THỊNH

Du khách vào thăm các hang động ở danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) thấy trên các vách đá có rất nhiều bản khắc bằng chữ Hán Nôm đầy bí ẩn. Giới nghiên cứu gọi các bản khắc đó là ma nhai.

24 thg 3, 2019

Độc đáo những món bánh ngũ sắc ở hội đền Quả Sơn

Đến với lễ hội đền Quả Sơn, du khách không chỉ được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn mà còn được thưởng thức bánh ngũ sắc – một loại bánh truyền thống của địa phương chỉ có trong mùa lễ hội. 

Bánh trôi ngũ sắc được làm từ bột nếp, mỗi chiếc bánh có đủ 5 màu sắc được tạo màu từ thiên nhiên: Màu đỏ của quả chùm phù, màu tím từ lá cẩm, màu xanh từ lá nếp, màu vàng từ lá cẩm vàng hoặc nghệ và màu trắng của bột nếp. Bột nếp sau khi được xay nhuyễn sẽ được trộn riêng rẽ với từng màu. Sau đó trộn thêm đường và một ít muối. 

Độc đáo tục chạy ói, tung kiệu trong Lễ hội đền Cờn

Sáng 25/2, trong khuôn khổ Lễ hội đền Cờn năm 2019, trên bãi biển Hoàng Mai đã diễn ra lễ cầu ngư với tục chạy ói độc đáo thu hút hàng vạn người tham gia.

Lễ cầu ngư được người dân Quỳnh Phương duy trì từ bao đời nay vào dịp đầu Xuân với mong muốn một năm đi biển đánh bắt cá mưa thuận gió hòa, ngư trường đắc lợi, tôm cá đầy khoang, ngư dân an lành, mạnh khỏe. Ngay từ sáng sớm, rất đông người dân đã có mặt trên bãi biển để tham gia lễ cầu ngư.