9 thg 2, 2019

Những khoảnh khắc khó quên trên tàu hỏa leo núi Mường Hoa

Trên cung đường của tàu hỏa leo núi Mường Hoa, hành trình chinh phục đỉnh Fansipan trở nên thơ mộng từ lúc khởi hành cho đến khi kết thúc. 


Khi quyết định đến Sa Pa để chinh phục đỉnh Fansipan, nhiều người chuẩn bị sẵn tinh thần về một chặng đường nhiều trắc trở, thách thức. Nhưng thực tế, hành trình "săn mây" ở độ cao 3.143 m ấy vẫn có thể an nhiên, thơ mộng từ lúc khởi hành cho tới khi kết thúc, dưới những ô cửa của tàu hỏa leo núi Mường Hoa.

Mang dáng dấp của những tàu hỏa leo núi nổi tiếng trên thế giới, tàu hỏa leo núi Mường Hoa khiến du khách không khỏi bất ngờ ngay từ phút đầu bước chân vào ga đi tại Sun Plaza, trung tâm thị trấn Sa Pa. Lối kiến trúc khoáng đạt mà tinh tế với những chi tiết trang trí mang biểu tượng của ngành hỏa xa như bánh lái, đường ray, huy hiệu của tàu, đã đưa du khách trở lại những năm tháng ở châu Âu, trên những toa tàu cổ điển, lịch lãm. 

5 thg 2, 2019

Người viết thêm phần đời cho lá


Không chỉ quen thuộc trong làng văn hóa - văn nghệ Đà Nẵng, nhà thơ, nhạc sĩ, "kỷ lục gia" của nghệ thuật in ảnh trên đá Lê Nguyên Vỹ còn được biết là người đầu tiên sáng tạo ra diệp ảnh (in ảnh trên lá) - loại hình nghệ thuật chưa từng được gọi tên trước đó.

Sau hàng chục năm lăn lội với thạch ảnh, đương đầu với muôn vàn khó khăn, thăng trầm và cả bế tắc, Lê Nguyên Vỹ vẫn không nản chí.

Đến năm 2013, ông quyết định dấn thân với diệp ảnh, phát triển loại hình nghệ thuật có một không hai này ở Việt Nam.

Ngắm vẻ đẹp của hoa Tulip trên đất Cố đô

Hoa Tulip, loài hoa tưởng chỉ có thể nở ở xứ ôn đới đã khoe hương sắc rực rỡ trên mảnh đất miền Trung cằn cỗi.

Nông trại Hải Farm ở phường Thuỷ Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế với công nghệ nhà màng từ Nhật Bản đã thử nghiệm và cung cấp cho tết Kỷ Hợi 10.000 gốc hoa tulip đủ màu: đỏ, vàng, tím, cam,...

4 thg 2, 2019

Làng bột lâu đời ở Sa Đéc làm việc gấp ba ngày thường để đón Tết

Du khách có thể tham quan quy trình làm bột và thưởng thức các món bánh ngọt ngào hương vị miền Tây. 

Theo con rạch Ngã Bát (Sa Đéc, Đồng Tháp) đỏ nặng phù sa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những tấm bột được phơi trên giàn đều tăm tắp. Không ai biết chính xác thời điểm làng bột này xuất hiện nhưng có gia đình ở đây đã 3-4 đời làm nguyên liệu chế biến các loại bánh, sợi cho bữa ăn. 

Tứ đại đỉnh đèo miền Tây Bắc

Những cung đường, thắng cảnh và cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trên những con đèo Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ, Mã Pí Lèng đã điểm khám phá ưa thích của du khách khi đến với miền Tây Bắc xa xôi. 

Đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai)

Ô Quy Hồ còn có tên gọi khác là đèo Hoàng Liên do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.

Nằm trên quốc lộ 4D, con đèo nối liền 2 tỉnh Lào Cai – Lai Châu và đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh. Với độ dài 30km, Ô Quy Hồ là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Ô Quy Hồ được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”.

Đình cổ Tiền Lệ - Kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Trải qua khoảng 4 thế kỷ, đình Tiền Lệ tọa lạc bên bờ sông Đáy, thuộc xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội vẫn trầm mặc giữa đất trời, bền bỉ qua thời gian, gửi gắm cho hậu thế di sản kiến trúc – nghệ thuật độc đáo đương thời.

Bảo tàng kiến trúc nghệ thuật thời Lê Trung Hưng
Tọa lạc theo hướng Tây, đình Tiền Lệ dựa lưng vào triền đê uốn lượn bên bờ sông Đáy, phía trước là cánh đồng đất bãi ven sông trù phú. Xưa kia, sông Đáy xanh biếc và đầy ăm ắp nước, đem lại sự trù phú cho các làng ven bờ như Tiền Yên. Có lẽ, đình được người xưa tạo dựng nhờ giao thương đường thủy thuận lợi. 

Đầu đao cong vút của đình Tiền Lệ