29 thg 11, 2018

Nhân duyên hình thành Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức

Dòng thiền Trúc Lâm nước Việt bắt nguồn từ Tam Tổ mà tuôn chảy, mà thấm đượm vào đời từ 700 năm qua, cho đến bây giờ vẫn tuôn chảy, vẫn âm thầm nuôi dưỡng giới thân huệ mạng của Tăng Ni Phật tử Việt Nam. Hòa thượng Ân sư thượng Thanh hạ Từ, một thiền sư có chủng duyên sâu dày với dòng thiền nước Việt. Ngài đã nhiều năm trăn trở, nhiều năm tu tập và sau cùng Phật pháp không cô phụ người có đại chí, Hòa thượng đã thấu đạt nguồn tâm, đã tìm được lối đi cho mình và Tăng Ni tứ chúng. Từ đó dòng thiền nước Việt được hồi sinh sau một thời gian dài ngủ yên trong tịch lặng.

HT Thích Nhật Quang trình bày đồ án xây dựng TV Trúc Lâm Trí Đức

Chùa Tam Bảo - Ngôi sắc tứ tại đất Hà Tiên

Theo sách Mạc Thị Gia Phả, sau khi triều đình nhà Thanh được thành lập tại Trung Hoa, một vị quan trung thành với nhà Minh là Mạc Cửu đã rời bỏ quê hương trôi dạt xuống vùng Đông Nam Á. Năm 1695, ông thần Phục vua Chân Lạp và xin được đến làm ăn tại Mang Khảm. Đến năm 1714, Mạc Cửu xin sát nhập Mang Khảm vào xứ Đàng Trong. Chúa Hiển tông Nguyễn Phúc Chu đồng ý phong cho Mạc Cửu chức Tổng binh, sau phong Cửu Lộc hầu. Vùng Mang Khảm được đổi thành trấn Hà Tiên. 

28 thg 11, 2018

Đi thuyền ngắm cảnh trên dòng sông Đà

Bạn vừa ngắm cảnh sông núi hữu tình vừa thưởng thức gà đồi, cá nướng ngay trên thuyền.


Sông Đà bắt đầu chảy vào Việt Nam từ biên giới với Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Ở điểm cuối thuộc Phú Thọ, sông Đà nhập với sông Hồng và sông Lô đổ ra biển.

Trước đây, sông nổi tiếng hung dữ với nhiều thác ghềnh. Để xuôi dòng, người điều khiển thuyền phải có nhiều kinh nghiệm và vững tay chèo. Tài năng của những người lái đò từng được nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả trong tùy bút "Người lái đò sông Đà". 

27 thg 11, 2018

Chùa Một Cột ở Biên Hòa

Chùa Một Cột ở Biên Hòa

Đó là chùa Bửu Sơn. Ngôi chùa này nằm ở gần khu vực chợ Biên Hòa, trong một con hẻm lớn số 487 đường Cách mạng Tháng Tám, phường Hòa Bình. Bạn sẽ dễ dàng thấy chùa Bửu Sơn nếu bạn... đi ăn lẩu tôm Năm Ri, bởi vì ngôi chùa nằm đối diện lối vào quán lẩu tôm.


Đã quen với hình ảnh ngôi chùa Một Cột nổi tiếng ở Hà Nội, bạn sẽ thấy ngỡ ngàng khi nhìn thấy ngôi chùa này và tự hỏi: Sao gọi là chùa Một Cột?

Sơn Trà – Quà của tạo hóa

Tạo hóa ban cho Đà Nẵng không chỉ biển xanh, cát trắng, nắng vàng… mà còn có cả một bán đảo Sơn Trà hoang sơ, kiều diễm nằm cách trung tâm thành phố không xa. Sơn Trà được đánh giá là bán đảo “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, bởi ngoài vị trí trọng yếu về mặt an ninh quốc phòng, đây còn là bán đảo có hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền với biển duy nhất ở Việt Nam. Vì vậy, bán đảo Sơn Trà đã sớm được Chính phủ quy định là rừng cấm, tạo cơ sở cho việc quy hoạch phát triển thành khu bảo tồn thiên nhiên, và là khu du lịch quốc gia theo hướng bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học...

Sự hào phóng của thiên nhiên
 


Thiên nhiên luôn khắc nghiệt, khó lường nhưng cũng hào phóng ban cho bán đảo Sơn Trà vẻ đẹp và sự giàu có hiếm nơi nào sánh được. Sơn Trà vào thu, những khu rừng chò nảy lộc đỏ rực đẹp như những cánh rừng thu châu Âu vào mùa thay lá. Thảng hoặc, những cơn mưa rừng bất chợt xối xả rồi cũng bất chợt tạnh để cho những tia nắng bừng lên lung linh trên tàn cây, ngọn cỏ.

Huế mờ ảo khi bước vào mùa sương mù cuối năm

Dưới làn mưa bụi nhỏ cùng cái se lạnh sáng sớm, cầu Trường Tiền, Đại Nội... mang nét trầm mặc khi đông sang. 

Khác với các tỉnh thành phía bên kia đèo Hải Vân, Huế vẫn mang khí hậu của miền Bắc với mùa đông giá buốt. Khi xuất hiện đợt không khí lạnh và độ ẩm cao cũng là lúc kinh thành Huế bước vào mùa sương phủ mỗi buổi sáng. 

Lễ thổi tai - nghi thức đầu đời của người Ba Na

Thổi tai là nghi lễ cho em bé dưới 24 tháng, gửi gắm mong muốn các thần linh tiếp tục bảo vệ và dạy bảo con trẻ lớn lên. 

Đồng bào dân tộc Ba Na (Tơ Tung, K’bang, Kon Tum) quan niệm vạn vật hữu linh và cầu cúng là phương thức phổ biến để đồng bào giao tiếp với thần linh. Trong những giai đoạn nhất định, đời người sẽ chịu tác động của những thần linh khác nhau. Những đứa trẻ luôn được bao quanh bởi nhiều vị thần. Muốn chúng được mạnh khỏe, đồng bào phải thực hiện các nghi lễ cầu xin các vị thần phù hộ từ khi đứa bé mới sinh ra đến tuổi trưởng thành.
Để tiến hành nghi lễ, người thân trong gia đình và thầy cúng tiến hành là cây nêu. Đây là loại cây đặc trưng của đồng bào được làm bằng tre, tỉa hoa, vẽ hoa văn bằng tiết gà. 

Thả hồn giữa đồi cỏ hồng mộng mơ ở Đà Lạt

Thành phố ngàn hoa không chỉ có hoa, tháng 11 này, Đà Lạt còn có những đồi cỏ hồng đẹp như mơ. Đừng ngại ngần cho những tháng cuối năm, bạn sử dụng những ngày phép cuối cùng để tận hưởng một Đà Lạt mộng mơ khó tả.


Nổi tiếng từ nhiều năm qua, đồi cỏ hồng Đà Lạt thường xuất hiện vào cuối tháng 11 đến tháng 12 hằng năm. "Nở rộ" dưới chân những đồi thông, bên hồ nước nên những bạn cỏ hồng đã tạo thành một khung cảnh Đà Lạt vô cùng lãng mạn.

Di tích Lịch sử - Nghệ thuật Chùa Phật Lớn – Rạch Giá

Chùa Phật Lớn toạ lạc tại 151 Quang Trung, P. Vĩnh Quang, Tp. Rạch Giá là một trong 75 chùa Phật giáo Nam tông của tỉnh Kiên Giang được hình thành và phát triển khá sớm vào khoảng năm 1504 – thế kỷ XVI.

CHÙA PHẬT LỚN – TP. RẠCH GIÁ
  • Tên chùa: Phật Lớn
  • Pháp hiệu: UTTUNGAMEANJAYA (UttanùgaMen-Chey)
  • Địa chỉ: 151 Quang Trung – P. Vĩnh Quang – TP. Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang
  • Thành lập năm: 1504
  • Người sáng lập: Hòa thượng MEN CHEY
  • Lần thay đổi vị trí: 3 lần
  • Vị trí hiện tại từ năm: 1884
  • Các đời Trụ trì : 21 đời
  • Trụ trì hiện nay: Đại đức HUỲNH VĂN TÀI
  • Hệ phái gốc: Nam Tông (Theravada)
  • Năm trùng tu: 2009
Cổng chính và lối vào chùa

Chùa Sắc Tứ Thập Phương – TP. Rạch Giá

Vào thập niên 1790, có một vị Sa môn (không rõ thế danh, pháp danh và hành trạng) đến mé sông Rạch Giá (trên đường Nguyễn Công Trứ hiện nay) dựng một ngôi chùa đơn sơ bằng cây lá để tu tịnh và đặt tên hiệu là Thập Phương tự.

Chùa Sắc Tứ Thập Phương

  • Địa điểm : 9/2 Lê Lai, khu phố Mạc Cửu, Phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá
  • Thành lập năm : 1790
  • Người sáng lập : Một vị Sa môn và Hòa thượng Vĩnh Thùy
  • Hệ phái gốc : Thiền Lâm
  • Năm trùng tu : 1890, 1904, 1990, 1995, 1997, 2009, 2011