5 thg 7, 2018

Bún lá cá dầm - món ngon bị nhiều người hiểu nhầm

Nhiều người tưởng món ăn nổi tiếng ở Nha Trang được làm từ một loại cá mang tên 'dầm' nhưng sự thật không phải vậy. 

Tên gọi "bún lá cá dầm" xuất phát từ cách chế biến nước lèo đặc trưng của món ăn này. Nồi nước lèo trong, không tanh, ít dầu mỡ được nấu từ các loại cá khác nhau, tùy theo công thức của mỗi hàng. Trước khi nấu, cá sẽ được gỡ xương, dầm ra thành các miếng nhỏ.

Thông thường, đầu bếp sẽ chọn những con cá nhiều đạm, ngọt thịt và dai như cá cờ, cá bè, cá bò hoặc cá ngừ. Cá được chọn là loại tươi để nấu không bị nát. 

Bún lá cá dầm là một trong những món đặc sản dễ tìm thấy ở Nha Trang. Ảnh: Di Vỹ. 

Nghĩa tên gọi "Châu Đốc" là gì?


Xin sơ lược trình bày tình hình tra cứu như sau:
1- Gia Định Thành Thông Chí (GĐTTC) của Trịnh Hoài Đức (THĐ) là sách đầu tiên chép về tên sông tên đất ở Gia Định xưa (Nam bộ ngày nay) kể từ lúc người Việt ta đặt chân đến đây rồi dần dần làm chủ đến giờ. (Chắc chắn sách được chép vào đời vua Gia Long 1802 – 1820. Bởi sang đầu đời vua Minh Mạng vừa có chiếu cầu sách cũ THĐ đã kịp thời dâng lên).
Theo lời giới thiệu của viện Sử Học Việt Nam trong dịp ấn hành ra mắt GĐTTC vào năm 1998 các sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên Đại Nam Nhất Thống Chí Phần Nam Kỳ Lục Tỉnh do các sử gia triều Nguyễn soạn ra sau đó cũng phải dựa vào đây.

4 thg 7, 2018

... cho đến khi hồ Xuân Hương cạn nước

Năm 2010 do ngẫu nhiên mà tui đi Đà Lạt đến vài lần, và những lần đó thì hồ Xuân Hương thơ mộng của Đà Lạt... không thơ mộng gì ráo trọi, bởi vì lúc đó hồ được xả cạn nước để nạo vét và sửa chữa.

Lúc đó nghĩ cũng hơi bực bực vì đây là một thắng cảnh đẹp của Đà Lạt mà mình ra đây không được thưởng ngoạn, nhưng nghĩ lại thì thấy... khoái, vì mấy ai được đi bộ giữa lòng hồ Xuân Hương. Nghĩ vậy nên buổi tối thay vì đi dạo quanh bờ hồ như thông lệ, cha con tui rủ nhau đi bộ giữa lòng hồ. Ha ha, một trải nghiệm rất là... Yomost!

Bắt đầu đi bộ ra giữa hồ

Tìm về trò chơi xà hùa của người Bru - Vân Kiều

Trong sinh hoạt cộng đồng Bru - Vân Kiều, đánh xà hùa là một trò chơi dân gian rất phổ biến. Trò chơi này có thể sử dụng trong dịp lễ hội hoặc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là vào những dịp tết lấp lỗ của đồng bào. 

Trò chơi độc đáo trong lễ hội lấp lỗ 


Các trò chơi dân gian truyền thống đã toát lên tính tập thể, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên ý chí kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên giành chiến thắng của mỗi con người, mỗi cộng đồng và tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc.

Người chơi chia làm hai phe để thi đấu. 

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng

Lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng không chỉ là để thực hiện xong các nghi thức của một đám cưới, mà nó còn là một sự kiện quan trọng đối với mỗi người con gái khi đi lấy chồng. Bởi không có lễ Pốt Đẳm thì không thể coi là đã cưới xong chồng. Khi chết đi tổ tiên bên nhà chồng sẽ không coi là con cháu trong gia đình.

Lễ Pốt Đẳm có nghĩa là rời Đẳm bên bố mẹ đẻ cô gái để đi nhập vào Đẳm của nhà chồng, để cho tổ tiên bên nhà chồng biết đó là con cháu trong nhà mà phù hộ. Lý do nữa để người Thái Trắng làm lễ Pốt Đẳm đó là khi lấy nhau thành một gia đình rồi thì không thể sống lơ lửng giữa hai Đẳm của hai họ nội - ngoại và cùng một lúc thờ hai Đẳm là không tốt.

Quan niệm về lễ Pốt Đẳm của người Thái Trắng

Người Thái luôn cho rằng sống thì phải có Đẳm để xác định thân phận, phân biệt dòng tộc, vì người Thái rất coi trọng gia phả dòng tộc của mình. Đây là căn cứ để người Thái phân biệt dòng họ tông tộc trong xã hội Thái. Con gái Thái đã đi lấy chồng thì phải theo chồng, ngay cả “Đẳm” của mình cũng phải theo chồng. Sống làm người bên nhà chồng, chết làm ma bên nhà chồng, đó là luật tục đã được tổ tông người Thái để lại. Người Thái Trắng luôn quan niệm rằng, Pốt Đẳm tuy là một cái lễ sau cùng nhưng lại là phần quan trọng nhất, mang ý nghĩa thiêng liêng nhất trong đám cưới cổ truyền của họ. 

Đồng bào Thái chuẩn bị lễ vật dâng cúng. 

Ngôi chùa hoành tráng nhất Bình Định

Không chỉ là một ngôi chùa có cảnh quan và kiến trúc vô cùng ấn tượng, chùa Thiên Hưng còn là nơi lưu giữ một bảo vật vô cùng quý giá của Phật giáo Việt Nam.

Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thiên Hưng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở khu vực Nam Trung Bộ.