28 thg 5, 2018

Tang chứng rùng rợn tội ác Khmer Đỏ ở Việt Nam

Không khỏi thắt lòng khi chứng kiến hài cốt hàng trăm trẻ em Việt bị Khmer Đỏ sát hại...

Từ ngày 18 - 30/4/1978, 3.157 dân thường (trong tổng số 16.000 dân) ở thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã bị quân Khmer Đỏ sát hại dã man. Từ năm 1979, một nhà mồ đã được dựng lên ở mảnh đất đau thương này để tưởng nhớ những người đã khuất.

Thăm ngôi chùa Việt từng bị Khmer Đỏ biến thành biển máu

Khi người dân trở về ngôi chùa Phi Lai, họ thấy phía trước chính điện máu lẫn nước vàng tràn ngập. Rất nhiều xác chết nằm ngồi đủ kiểu, đang thối rữa...

Ngôi chùa Phi Lai ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là một trong những chứng tích tiêu biểu nhất về tội ác của Khmer Đỏ ở Việt Nam nam 1978.

Dân tộc tại chỗ ở Đồng Nai

Trong số các cư dân của Đồng Nai xưa, có 4 dân tộc được xác định là dân tộc tại chỗ, có mặt từ rất lâu đời gồm: Chơro, Mạ, S’tiêng và K’ho. Trong đó, 2 dân tộc Chơro, Mạ được đánh giá có nền văn hóa riêng, đặc sắc và có tác động nhất định đến không gian văn hóa vùng Đông Nam bộ. 

Người Chơro Lý Lịch (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu) biểu diễn cồng chiêng ở nhà dài. 

Trong lịch sử phát triển, dân tộc Chơro là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở vùng đồi núi thấp phía Nam, chủ yếu sinh sống tập trung ở khu vực miền Đông Nam bộ. Theo số liệu điều tra, người Chơro ở Đồng Nai hiện chiếm 56,5% tổng số người Chơro trong cả nước, cao nhất so với các tỉnh, thành trong khu vực (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương). Còn người Mạ chủ yếu sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng - trước đây gọi là vùng Đồng Nai Thượng (chiếm tỷ lệ gần 80%), số còn lại ở Đắk Nông (14,4%) và Đồng Nai, sinh sống tập trung ở 2 huyện Định Quán và Tân Phú. Cả 2 dân tộc đều thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.

Dấu ấn người Hoa ở Đồng Nai

Có mặt từ rất sớm tại vùng đất Đồng Nai, khởi đầu là nhóm Hoa kiều của Trần Thượng Xuyên vào năm 1679, cộng đồng người Hoa đóng góp rất quan trọng trong quá trình mở cõi và phát triển kinh tế của Đồng Nai, đồng thời tạo dấu ấn văn hóa độc đáo nơi vùng đất mới. 

Miếu thờ Tam vị tổ sư (còn gọi là miếu Bà Thiên Hậu, phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) do người Hoa lập cách đây mất trăm năm 

Trong lịch sử, cộng đồng người Hoa từ Trung Quốc di cư đến Đồng Nai thành nhiều đợt, gồm các nhóm phương ngữ: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hẹ - Sùng Chính, trong đó có số ít là Hải Nam (còn được gọi là nhóm Hoa bốn bang); sau này còn có thêm nhóm người Hoa từ tỉnh Hải Ninh di cư vào Đồng Nai, hiện chiếm hơn 80% số người Hoa của cả tỉnh.

Võ đường họ Mã trên đất Biên Hòa

Cây bằng lăng nhỏ, nơi bà Chi đặt quán cà phê “cóc” trên đường 30-4 (hẻm 39, KP.3, phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa), giờ to bằng một vòng tay. Thời gian cây trưởng thành cũng là từng đó năm thầy, trò phái Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn ở Biên Hòa chọn điểm này ngồi nhâm nhi cà phê tiếp giao bạn bè, môn đệ vào các buổi sáng. 

Lão võ sư Mã Thanh Hoàng trình diễn một thế võ Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn. 

Người đầu tiên truyền bá môn võ phái Hồng Mi Đạo Nhơn vào Biên Hòa là lão võ sư Mã Thanh Hoàng (tên thật là Đinh Quốc Hưng, 76 tuổi, Chưởng môn phái Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn tại TP.Biên Hòa).

Mạch nguồn hào khí Đồng Nai

320 năm qua, tên gọi Đồng Nai vinh danh trong sử dân tộc với hào khí Đồng Nai nức tiếng oai hùng, hiển hách. Trong đó, không thể không nhắc đến những con người với những tính cách nổi bật tạo nên hào khí Đồng Nai rất đỗi tự hào. 

Ông Nguyễn Đức Thùy (76 tuổi, ở hẻm 39, KP.3, phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa) trông giữ mộ Trịnh Hoài Đức đã 25 năm. 

Tính cách của người Đồng Nai ra sao? Đó là những người vừa có sự hào sảng của một vùng đất luôn “mở lòng”, vừa có khí phách, tài ba, cương trực, dũng cảm của lớp người mở cõi.

27 thg 5, 2018

Ngôi chùa cạnh lò gốm

Chùa Giác Minh nằm ở phường Tân Vạn, Biên Hòa, ngay bên cạnh một lò gốm lâu năm (lò gốm Hồng Hưng). Từ đường lớn (Bùi Hữu Nghĩa) rẽ vào, người ta thấy ống khói nghi ngút của lò gốm chớ đâu thấy chùa.


Nhìn sâu bên tay phải, ta thấy bảng tên chùa - nhưng đây không phải là mặt trước - và quanh đó vẫn là những lu, hũ, bình... của lò gốm.

Uy nghiêm tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê

Tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê (Mẹ Nhu) sừng sững, uy nghi đứng giữa con đường trung tâm dẫn vào thành phố, tôn vinh sự hy sinh anh dũng của Mẹ gắn liền với chiến công hiển hách của 7 Dũng sĩ Thanh Khê...

Tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê đặt tại đường Điện Biên Phủ dẫn vào nội thành Đà Nẵng. 

Đỉnh Bàn Cờ

Đỉnh Bàn Cờ tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà) với độ cao gần 700m so với mực nước biển. Không cần chờ đến khi đặt chân tới đỉnh, du khách vẫn có thể tận hưởng cảnh đẹp Đà Nẵng dọc con đường dẫn từ trung tâm thành phố lên đến Bàn Cờ.

Bức tượng Đế Thích chơi cờ thu hút nhiều khách tham quan. Ảnh: ANH TUẤN 

Từ chân núi Sơn Trà, có nhiều đường đi để du khách lựa chọn. Phổ biến nhất là đường lên chùa Linh Ứng rồi đi tiếp lên đỉnh Bàn Cờ. Ngoài ra, có thể chạy dọc theo đường Yết Kiêu, khi đến gần doanh trại quân đội Vùng 3 Hải quân thì rẽ lên một con dốc nhỏ rồi chạy thẳng đến đỉnh dốc.

Kỳ vọng làng biển xưa giữa lòng Sơn Trà

Năm 2016, từ ý tưởng của ông Nguyễn Văn Mỹ (nghệ danh Mỹ Dũng, Hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam) và được sự cho phép của UBND thành phố, quận Sơn Trà bắt tay vào nghiên cứu, khảo sát và triển khai bước đầu dự án “Đưa nghệ thuật cộng đồng vào không gian sống - Bảo tồn Làng biển xưa Đà Nẵng” với diện tích khoảng 5,2ha ở khu vực 2 làng chài An Tân và An Đồn thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành, người dân kỳ vọng Đà Nẵng sẽ có thêm một điểm đến hấp dẫn và lý thú. 

Giếng nước làng hàng trăm năm tuổi tại làng An Tân và những ngôi nhà cổ xưa vẫn được người dân địa phương gìn giữ đến ngày nay. Ảnh: NGỌC HÀ