30 thg 11, 2017

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Mực rim me, cá mai rim đường, ghẹ sữa rang giòn cùng nhiều loại khô khác được bày bán trong chợ lớn nhất Khánh Hòa. 

Xây dựng từ năm 1908, chợ Đầm là trung tâm giao thương cổ nhất của thành phố biển Nha Trang. Đang trong thời gian sửa chữa và xây mới, khu vực kinh doanh khô của ngôi chợ này vẫn tấp nập khách mỗi ngày. 

Thơm ngon ba khía Thạnh Phong

Ảnh: Tô Phục Hưng

Ba khía Thạnh Phong nổi tiếng về mùi vị thơm ngon, đậm đà, thịt săn chắc. Sở dĩ có được hương vị đặc trưng độc đáo là do chúng chỉ ăn những trái mắm rụng, loại cây trái mọc rất nhiều tại biển Thạnh Phong.

Ba khía nguyên liệu phải được bắt sống để tránh trường hợp bị chết do người bắt sử dụng bả thuốc trừ sâu, rất nguy hiểm cho người dùng. Sau đó rửa thật sạch, rồi bỏ ba khía vào nước muối có độ mặn nhất định. Muối lạt thì thịt ba khía sẽ mau bị bủng, nếu mặn thì thịt sẽ cứng và làm mất mùi thơm. 

Đến miền Tây ăn ngay lá cách

Lá cách có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu cho ra những món độc đáo, khó quên. Ảnh: Ngọc Lương

Trời Sài Gòn mấy tuần nay như 'trở mình', nắng đó rồi lại mưa, khiến những người xa quê như tôi nhớ da diết cái vị đăng đắng của lá cách ăn kèm bánh xèo...

Chỉ đơn thuần là một loại rau dại mọc ven sông hay trong vườn cây, lá cách mang những nét riêng không lẫn vào đâu được. Vị thơm ngon, thanh thanh mà đăng đắng, lại kết hợp được với nhiều món chính khác nhau, tạo nên hương vị rất đặc trưng của những món ăn miền Tây.

Độc, lạ bánh đúc tàu đất cảng

Quán bà Chuyền khi mở đến lúc đóng đều đông kín khách. Ảnh Lê Tân

Ẩm thực Hải Phòng rất phong phú và có nhiều món ăn độc, lạ mà nơi khác không có, trong đó có món bánh đúc tàu.

Gọi là bánh đúc tàu vì có xuất xứ từ người Trung Quốc và đã có ở Hải Phòng trên dưới 50 năm. Tại Hải Phòng có nhiều chỗ bán bánh đúc tàu như chợ Cố Đạo, khu vực chợ Lương Văn Can, chợ Máy Đá, trước cửa rạp Công Nhân (đều ở quận Ngô Quyền)... Tuy nhiên, nơi bán bánh đúc tàu nổi tiếng nhất và được ưa chuộng nhất là sạp hàng ngồi trên vỉa hè trước của nhà 186 Hai Bà Trưng, quận Lê Chân.

Địa danh Rạch Ông - Quận 8

Vào những năm đầu thế kỷ 20, khu vực rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ là nơi ong thường về làm tổ, người dân vùng này đến đây lấy mật nên đã đặt cho nó tên rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ, sau khi lấy các mật ong ở rạch này, đem qua 1 vùng cạnh đó bán, nên có một chiếc cầu ở đây mang tên cầu Mật. (Trong Đại Nam quốc âm tự vị ghi rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ). Các địa phương chí xưa dịch hai địa danh này ra chữ Hán: Đại Phong Giang và Tiểu Phong Giang. (Phong: con ong). Người Khơ-me gọi rạch Ong Lớn là Prê KimPon Khmum Thom, trong địa danh này có từ Khmum nghĩ là “con ong”.

Chợ Rạch Ông. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ngày nay, nhiều người gọi lầm viết sai thành rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ. Sau đó, người địa phương tạo hai địa danh mới và cũng đã viết sai: Cầu Rạch Ông, Chợ Rạch Ông thay vì cầu Rạch Ong (P1), chợ Rạch Ong (P2).

Thăm nơi cầu tự nổi tiếng của người Hoa ở Chợ Lớn

Được xây dựng vào năm 1839, hội quán Tam Sơn là một địa điểm cầu tự được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến ở khu vực Chợ Lớn.

Tọa lạc tại số 118 Triệu Quang Phục, quận 5,TP HCM, hội quán Tam Sơn là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa ở vùng Chợ Lớn xưa.