30 thg 11, 2017

Chợ Đầm - nơi kích thích vị giác du khách với đủ loại đồ khô

Mực rim me, cá mai rim đường, ghẹ sữa rang giòn cùng nhiều loại khô khác được bày bán trong chợ lớn nhất Khánh Hòa. 

Xây dựng từ năm 1908, chợ Đầm là trung tâm giao thương cổ nhất của thành phố biển Nha Trang. Đang trong thời gian sửa chữa và xây mới, khu vực kinh doanh khô của ngôi chợ này vẫn tấp nập khách mỗi ngày. 

Thơm ngon ba khía Thạnh Phong

Ảnh: Tô Phục Hưng

Ba khía Thạnh Phong nổi tiếng về mùi vị thơm ngon, đậm đà, thịt săn chắc. Sở dĩ có được hương vị đặc trưng độc đáo là do chúng chỉ ăn những trái mắm rụng, loại cây trái mọc rất nhiều tại biển Thạnh Phong.

Ba khía nguyên liệu phải được bắt sống để tránh trường hợp bị chết do người bắt sử dụng bả thuốc trừ sâu, rất nguy hiểm cho người dùng. Sau đó rửa thật sạch, rồi bỏ ba khía vào nước muối có độ mặn nhất định. Muối lạt thì thịt ba khía sẽ mau bị bủng, nếu mặn thì thịt sẽ cứng và làm mất mùi thơm. 

Đến miền Tây ăn ngay lá cách

Lá cách có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu cho ra những món độc đáo, khó quên. Ảnh: Ngọc Lương

Trời Sài Gòn mấy tuần nay như 'trở mình', nắng đó rồi lại mưa, khiến những người xa quê như tôi nhớ da diết cái vị đăng đắng của lá cách ăn kèm bánh xèo...

Chỉ đơn thuần là một loại rau dại mọc ven sông hay trong vườn cây, lá cách mang những nét riêng không lẫn vào đâu được. Vị thơm ngon, thanh thanh mà đăng đắng, lại kết hợp được với nhiều món chính khác nhau, tạo nên hương vị rất đặc trưng của những món ăn miền Tây.

Độc, lạ bánh đúc tàu đất cảng

Quán bà Chuyền khi mở đến lúc đóng đều đông kín khách. Ảnh Lê Tân

Ẩm thực Hải Phòng rất phong phú và có nhiều món ăn độc, lạ mà nơi khác không có, trong đó có món bánh đúc tàu.

Gọi là bánh đúc tàu vì có xuất xứ từ người Trung Quốc và đã có ở Hải Phòng trên dưới 50 năm. Tại Hải Phòng có nhiều chỗ bán bánh đúc tàu như chợ Cố Đạo, khu vực chợ Lương Văn Can, chợ Máy Đá, trước cửa rạp Công Nhân (đều ở quận Ngô Quyền)... Tuy nhiên, nơi bán bánh đúc tàu nổi tiếng nhất và được ưa chuộng nhất là sạp hàng ngồi trên vỉa hè trước của nhà 186 Hai Bà Trưng, quận Lê Chân.

Địa danh Rạch Ông - Quận 8

Vào những năm đầu thế kỷ 20, khu vực rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ là nơi ong thường về làm tổ, người dân vùng này đến đây lấy mật nên đã đặt cho nó tên rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ, sau khi lấy các mật ong ở rạch này, đem qua 1 vùng cạnh đó bán, nên có một chiếc cầu ở đây mang tên cầu Mật. (Trong Đại Nam quốc âm tự vị ghi rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ). Các địa phương chí xưa dịch hai địa danh này ra chữ Hán: Đại Phong Giang và Tiểu Phong Giang. (Phong: con ong). Người Khơ-me gọi rạch Ong Lớn là Prê KimPon Khmum Thom, trong địa danh này có từ Khmum nghĩ là “con ong”.

Chợ Rạch Ông. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ngày nay, nhiều người gọi lầm viết sai thành rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ. Sau đó, người địa phương tạo hai địa danh mới và cũng đã viết sai: Cầu Rạch Ông, Chợ Rạch Ông thay vì cầu Rạch Ong (P1), chợ Rạch Ong (P2).

Thăm nơi cầu tự nổi tiếng của người Hoa ở Chợ Lớn

Được xây dựng vào năm 1839, hội quán Tam Sơn là một địa điểm cầu tự được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến ở khu vực Chợ Lớn.

Tọa lạc tại số 118 Triệu Quang Phục, quận 5,TP HCM, hội quán Tam Sơn là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa ở vùng Chợ Lớn xưa.

28 thg 11, 2017

Từ trên cao nhìn thác Bản Giốc

Những ai đến thăm thác Bản Giốc cách đây hơn 3 năm sẽ không có dịp đứng trên núi cao nhìn xuống thác. Nếu đến thăm Bản Giốc bây giờ mà... làm biếng lên núi thì cũng vậy. May mà tui tới đây vào giữa năm 2017 và không ngại leo núi cho nên có được may mắn này.


Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công xây dựng từ tháng 6/2013 và khánh thành ngày 15/12/2014. Chùa nằm ở lưng chừng núi Phia Nhằm, cách thác Bản Giốc chỉ khoảng 500 met, mà thác Bản Giốc chính là biên giới Việt - Trung (một phần thuộc Việt Nam, một phần thuộc Trung quốc), do vậy đây là ngôi chùa nơi biên cương Tổ quốc.

Xanh mướt xứ dừa Cẩm Thanh

Với địa thế thuận lợi, nằm ngay cạnh Di sản Văn hóa Thế giới Phố cổ Hội An và Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới Cù lao Chàm, được coi là lá phổi xanh của Hội An, rừng dừa nước Cẩm Thanh là một địa điểm du lịch thu hút rất đông du khách tới tham quan. 

Cách phố cổ Hội An chừng 3 km, rừng dừa nước Cẩm Thanh mênh mông bát ngát, giống như miền Tây sông nước của Nam Bộ thu nhỏ. Chỉ khác là ở miền Tây người ta đi thăm rừng dừa bằng xuồng ba lá, còn ở Cẩm Thanh lại đi bằng thúng chai. Cái cảm giác được ngồi thúng chai bềnh bồng len lỏi dưới tán dừa mát rượi và tận hưởng những thú vui thôn dã của miền sông nước khiến cho ai cũng thấy quyến luyến với nơi này.

Dân trong vùng kể rằng, rừng dừa nước này có từ cách đây hơn 200 năm. Giống dừa nước ở đây do cư dân vùng miền Tây Nam Bộ di cư đem theo ra trồng. Cây dừa miền Tây ra xứ biển miền Trung hợp đất, hợp nước cứ thế tự nhiên sinh sôi nảy nở thành rừng. Hồi đầu, rừng dừa chỉ rộng chừng 7 mẫu (tương đương 7ha) nên dân trong vùng thường hay gọi là rừng dừa bảy mẫu, còn nay rừng dừa đã phát triển lên đến hơn 100ha.

Ngư dân biểu diễn kỹ năng lái thuyền thúng phục vụ du khách tham quan làng dừa nước Cẩm Thanh. Ảnh: Tất Sơn

Hà Nội và những kỷ lục

Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm đầu não của cả nước về chính trị, kinh tế mà còn kết tinh trong những bề dày văn hiến đậm nét. Trong muôn vàn những kỷ lục của Hà Nội, chúng tôi chọn ra đây những kỷ lục “đẹp”.

Là thủ đô văn hiến, hơn 1.000 năm qua, Hà Nội từng là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến. Hà Nội là nơi đã diễn ra hai bản hùng văn, hai bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ. Đó là Bình Ngô đại cáo thế kỷ XV và Tuyên ngôn độc lập năm 1945.

Với bề dày lịch sử, Hà Nội là nơi có nhiều di tích thắng cảnh nhất cả nước. Với hơn 5.000 di tích lớn nhỏ, trong đó có hơn 1.000 di tích đã được xếp hạng, Hà Nội thể hiện sự tinh hoa, một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú. Những di tích danh thắng nổi tiếng của Hà Nội phải kể đến là: Thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, hồ Hoàn Kiếm, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh thắng Hương Sơn, chùa Thầy, chùa Tây Phương, Hoàng thành Thăng Long, làng cổ Đường Lâm… Bên cạnh đó, Hà Nội còn có hơn 1.200 làng nghề cùng nhiều lễ hội độc đáo và một nền văn hóa ẩm thực đa dạng, đặc sắc.

Chùa Một cột, Hà Nội. 

Khám phá hang động tuyệt đẹp nơi cực Bắc Lai Châu

Hệ thống hang động trải dài theo các dãy núi, với nhũ đá đẹp được thiên nhiên kiến tạo qua hàng nghìn năm vẫn còn lưu giữ những nét nguyên sơ.

Theo khảo sát của chính quyền địa phương, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu có trên 20 hang động lớn nhỏ mới được phát hiện trong thời gian gần đây.