31 thg 10, 2017

Tận hưởng cảm giác phượt đến cùng đỉnh núi Chứa Chan

Vì Chứa Chan là cung ngắn, có thể đi về trong ngày mà nhiều người đã bỏ qua rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời tại đây. 

Cựa mình, thấy người đau ê ẩm, 2 chân mỏi rã rời, mắt nhắm mắt mở quơ tay tìm chiếc điện thoại tôi bỗng giật mình vì chạm phải thứ gì đó mát lạnh.

Ngồi bật giậy, vội vã kéo roẹt một đường khóa thật dài trên tấm lều, một cơn gió buốt lạnh phả vào mặt, một đám sương trắng xóa cũng ùa theo sau. Thì ra cả đêm qua, chúng vởn quanh chiếc lều làm ướt đẫm cả bề mặt chỉ chực chờ chúng tôi thức giấc và đón lấy. 

Đêm trên đỉnh Chứa Chan. 

Bốn món xôi vỉa hè của người Hà Nội

Gần như góc phố nào tại Hà Nội cũng có một thúng xôi đông khách, bán từ 6h đến 9h là hết hàng, với mức giá từ 10.000 đồng. 

Xôi xéo 

Thủ đô có không ít những món ngon nhưng hương vị của một gói xôi trên phố vẫn được lòng nhiều người bởi sự tiện lợi và chắc bụng.

Đến làng Vạn Phúc xem quy trình sản xuất lụa công phu như thế nào

Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ bao đời nay. Theo các tiểu thương ở làng lụa, khách đến mua hàng ít hơn nhiều so với trong phố cổ.

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ đã bao đời nay, được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. 

30 thg 10, 2017

Chùa Miểng Sành - quận 8

Ở Đà Lạt có chùa Ve Chai, ở Sóc Trăng có chùa Chén Kiểu, còn ở Sài Gòn thì có chùa Miểng Sành. Tất nhiên đó không phải là tên chính thức mà là dân gian tự đặt, dựa trên đặc điểm của những ngôi chùa này: kiến trúc trong chùa được tạo nên bằng cách ốp các miểng chai, sành, sứ... tạo nên nét mỹ thuật độc đáo.

Chùa Miểng Sành chính tên là An Phú, tọa lạc tại đường Phạm Hùng, phường 10, quận 8, gần cầu Nguyễn Tri Phương. Đây là một ngôi chùa cổ, theo tư liệu [1] chùa được tạo lập năm 1847, đến nay là 170 năm.

Một ngôi chùa cổ, mang cái tên mộc mạc là Miểng Sành, tọa lạc tại một quận vùng ven - với những ý niệm ấy, bạn sẽ hình dung ra trong đầu một ngôi chùa đơn sơ, thanh tịnh. Thế rồi khi đến nơi, bạn sẽ... bị choáng, bởi vì ngôi chùa quá bề thế. Bước vào trong, bạn sẽ... choáng thêm lần nữa, vì ngôi chùa quá lộng lẫy.

Cổng chùa

Lung linh Hòn Yến

Hòn Yến - thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa (huyện Tuy An) là một quần thể gồm các hòn đảo nhỏ nằm gần bờ, các bãi cát, gành đá với muôn ngàn viên đá tròn lớn, nhỏ nằm xen kẽ với san hô. Ngày biển cạn, nước biển lùi ra xa, lộ ra một bãi đá rộng có thể lội từ trong bờ ra tận Hòn Đụn và Hòn Yến. 

Hòn Yến có hình chóp vung, được cấu tạo bởi các khối đá bazan hình trụ hoặc hình lục giác ghép liền nhau nhỏ dần từ dưới lên. Hòn Đụn có cấu tạo của một khối đá màu đỏ núi lửa. Sóng vỗ quanh năm đã khiến cho khối đá bị xâm thực nhiều chỗ, tạo nên những hang, những lõm có hình dáng độc đáo. Dưới chân Hòn Đụn, nước biển luồn sâu vào bên trong, chuyển động theo triều lên xuống tạo nên những âm thanh nghe óc ách, óc ách… Các loài hải sản quần tụ nơi đây rất đa dạng. Phong phú nhất là các loài san hô. Không cần phải lên thuyền hoặc lên tàu đáy kính, ngày biển cạn, du khách có thể đứng trên gành hoặc thỏa thích lội xuống nước ngắm san hô và thò tay bắt những chú cá con tung tăng lội trong những hốc nước nhỏ. 

Cái Chiên - Điểm phượt lý tưởng

Cái Chiên là xã đảo duy nhất của huyện Hải Hà, cách trung tâm huyện 15km. Mùa hè đến, trong khi nhiều du khách thích tìm đến Cô Tô để giải nhiệt thì gần đây Cái Chiên đã và đang nổi lên là điểm đến dành cho những người thích sự bình yên. Đặc biệt, Cái Chiên rất thuận lợi cho cung đường khám phá miền Đông Quảng Ninh từ Bình Liêu xuống hay trên đường từ Hạ Long ra Móng Cái, nhất là các nhóm trẻ ưa thích du lịch phượt.

Bãi tắm Đầu Rồng hoang sơ, sạch sẽ. 

Bình Liêu mùa thu

Đến Bình Liêu vào mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, nhưng đến Bình Liêu vào mùa thu, bạn không thể bỏ qua những ruộng lúa bậc thang, những đồi cỏ lau bao la mềm mại. Nhìn từ trên cao xuống cả một vùng rợp trắng muốt phủ kín tầm mắt. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua là cả đám cỏ lau xào xạc, đu đưa theo chiều gió.

Đồi cỏ lau là nơi thu hút khá nhiều du khách. 

Lên núi Bảo Đài, nghe tiếng thông reo…

Am Ngọa Vân trên núi Bảo Đài, TX Đông Triều - nơi đệ nhất Tổ của phái Trúc Lâm Yên Tử nhập niết bàn, từ nhiều năm nay đã trở thành nơi bước chân phật tử và du khách hướng về. Đến đây, ai cũng muốn tìm cho mình sự tĩnh tâm, thư thái...

Khu Thông Đàn là điểm dừng chân của du khách trên đường hành hương lên am Ngọa Vân 

Vào những ngày đầu mùa thu này, du khách thường lựa chọn lên Ngọa Vân bằng cáp treo 1 chiều, sau đó đi bộ theo con đường mà Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông xưa đã đi theo dọc suối phủ Am Trà để đến 1 địa danh nằm ở lưng núi có tên Thông Đàn.

Mối thâm thù giữa các gia tộc vua Mèo

Ở cao nguyên đá Đồng Văn còn có một vị vua Mèo tên là Dương Trung Nhân mà vì những biến cố của lịch sử và sự suy vong của gia tộc nên tên tuổi đã dần chìm vào quên lãng ở vùng đất thiêng của người Mông nơi cực Bắc đất nước.

Phần mộ của vua Mèo Vương Chí Sình tại Đồng Văn, Hà Giang.

Vua Mèo Mèo Vạc và nỗi đau của người bại trận

Bấy lâu nay, khi nhắc đến cao nguyên đá Đồng Văn, nhiều người chỉ biết đến giai thoại của vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình, những con người đã trở thành huyền thoại của vùng đất này. Chính những câu chuyện đó đã làm cho cao nguyên đá càng trở nên mê hoặc lòng người. Nhưng ở cao nguyên đá Đồng Văn còn có một vị vua Mèo tên là Dương Trung Nhân mà vì những biến cố của lịch sử và sự suy vong của gia tộc nên tên tuổi đã dần chìm vào quên lãng ở vùng đất thiêng của người Mông nơi cực Bắc đất nước.

Cận cảnh dinh thự 150 tỷ rộng cả ngàn m2 của "vua Mèo"

Được ví như “báu vật” giữa lòng công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, trải qua bao tháng năm lịch sử, dinh thự nhà Vương vẫn kiêu hãnh khoe nét đẹp giữa núi rừng Tây Bắc. Cách đây 90 năm, chủ nhân căn nhà đã phải bỏ ra 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương để xây dựng, tương đương 150 tỷ đồng.

Cách thành phố Hà Giang 130 km về phía Bắc, Khu dinh thự Vương Chí Sình nằm ở thung lũng Sà Phìn là một công trình kiến trúc tinh xảo, độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Người dân Hà Giang vẫn quen gọi địa danh này với cái tên: Nhà Vương.