17 thg 6, 2017

Vang danh Trò Chiềng

Người dân châu Ái (tên gọi vùng Thanh Hóa dưới thời phong kiến) còn lưu truyền câu ca dao: “Trò Chiềng, vật Bộc, rối Si/Cơm đắp kẻ Lở, cơm thi kẻ Lào...” để tôn vinh Trò Chiềng là Lễ hội đông vui bậc nhất xứ Thanh.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) sai tướng Trịnh Quốc Bảo đi đánh giặc Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi. Biết quân Chiêm Thành dùng tượng binh thiện chiến, Trịnh Quốc Bảo đã sáng chế hai đội tượng binh bằng tre đan và phết giấy để luyện tập cùng với kỵ binh và bộ binh. Khi giặc Chiêm Thành tiến sâu vào nước ta, đội tượng binh bằng tre đan của Trịnh Quốc Bảo ở vòi voi được bố trí pháo hoa nên lúc xung trận phát hỏa, kèm theo tiếng nổ đinh tai tựa như sấm ran khiến cho quân Chiêm Thành bất ngờ và đoàn tượng binh chạy toán loạn”.


Tam Công Trịnh Quốc Bảo (998 - 1085) còn có tên là Trịnh Bạn, người làng Trịnh Xá (hay còn gọi là Làng Chiềng). Trịnh Quốc Bảo làm quan dưới triều Lý, lần lượt giữ chức Hành Khiển, Đại phu, sau đó phong chức Tổng binh rồi Thái Bảo. Ông là người có công giúp vua Lý Thánh Tông đánh Tống ở phía Bắc, dẹp yên giặc Chiêm Thành ở phía Nam nên được phong là Đông Phương Hắc Quang Đại Vương. Năm 1065 ông được phong là Phúc thần làng Trịnh Xá (Trịnh Xá phúc thần, Đông phương vị hựu Hắc Quang Đại Vương).
Năm 1068, đất nước thái bình, triều Lý mở hội du Xuân và trò voi trận của Trịnh Quốc Bảo diễn lại được nhà vua và quần thần thích thú, hài lòng. Năm 1085, Trịnh Quốc Bảo đã 80 tuổi, ông từ quan trở về quê nhà là làng Trịnh Xá (xã Yên Ninh, huyện Yên Định) rồi tổ chức cho con cháu diễn lại trò voi trận, đồng thời tiếp thu thêm các trò diễn từ đất Thăng Long về truyền lại cho dân làng.

Tục đắp bếp mới của người Mường

Tộc người Mường ví bếp lửa như linh hồn trong ngôi nhà sàn, là nơi giữ lửa và bảo vệ con người nên tục đắp bếp trước khi vào ở một ngôi nhà mới được tổ chức rất cầu kỳ với nhiều nghi lễ huyền bí. 
Mường là tộc người sinh sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1,2 triệu người.
 Đến thăm những bản làng của đồng bào Mường có thể thấy những ngôi nhà sàn truyền thống có không gian thoáng đãng và đặc biệt tiện lợi cho việc sinh hoạt gia đình. Trong nhà có hai bếp lửa đặt ở hai gian khác nhau phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán sinh hoạt của người dân. Những chiếc bếp lửa đó là một không gian văn hóa đặc sắc cả về phương diện vật chất cũng như tinh thần được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Cùng là bếp lửa, hoàn toàn giống nhau về cấu tạo và cách bố trí nhưng công năng sử dụng của mỗi bếp lại khác nhau. Một bếp ở gian trong được gọi là bếp đàn bà, dùng để đun nấu thức ăn, nấu nướng chính trong gia đình. Một bếp được bố trí ở gian ngoài, gần cầu thang đi lên có kích thước nhỏ hơn, người Mường gọi đó là bếp đàn ông, để đàn ông trong nhà ngồi ở đó tiếp khách mỗi khi có khách đến chơi nhà.

16 thg 6, 2017

Rau nhót - món ăn dân dã của diêm dân xứ Nghệ

Từ một món ăn dân dã của người dân làm muối ven biển huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, rau nhót giờ đây đã trở thành một đặc sản được nhiều người biết đến và tìm mua như một món quà mang đủ vị mặn mòi và nắng gió của mảnh đất Miền Trung. 

Đã hơn 10 năm xa quê vào TP. HCM định cư nhưng mỗi lần về Quỳnh Lưu, tôi đều được mẹ “biệt đãi” bằng món nộm rau nhót kẹp bánh đa đầy hoài niệm của tuổi thơ. Ngày đó, mỗi chiều khi cái nắng dịu đi và cũng là lúc công việc làm muối đã xong, tôi cùng lũ bạn nhỏ lại cầm chiếc nón hay mũ dạo quanh những mương nước để hái rau nhót. Đây cũng từng được xem là món “cải thiện” cho bữa ăn vẫn còn thiếu thốn của một thời thời gian khó.

Cái vị mằn mặn, bùi bùi và cảm giác sừn sựt trong miệng vẫn in đậm và theo tôi trong suốt những tháng ngày xa quê.

Những chồi rau nhót tươi xanh mọc tự nhiên tại những cánh đồng muối huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Thương nhớ bánh khoái

Thủa nhỏ, tôi thường theo bà nội đi ra đồng thả te (cách đánh bắt tép bằng lưới nhỏ của người Thanh Hóa) ở những con mương dẫn nước từ sông Mã vào ruộng. Tháng Giêng là mùa bừa ải, cày cấy, những con mương ăp ắp dẫn nước về đồng. Chỉ cần thả te từ sáng sớm đến khi mặt trời đứng ngọn tre (khoảng 11 – 12 giờ) là đã có vài cân tép tươi ngon nhảy tanh tách.

Tiện từ đồng về làng, bà hái rổ rau cần, loại rau cần trồng ở vùng Yên Định, thân ngắn, bắp to bằng ngón tay cái. Bắp cải chưa mở lá trong vườn được bà rửa sạch, thái nhỏ, trộn lẫn với rau cần.

Nguyên liệu của món bánh khoái gồm có rau bắp cải, rau cần, thái sợi, tép, gạo tẻ xay thành nước.

Rươi kho Tứ Kỳ

Dừng chân ở vùng Tứ Kỳ (Hải Dương), chúng tôi được thưởng thức nhiều món ăn về rươi như: chả rươi, nem rươi, rươi nấu măng… nhưng món ăn lạ miệng mà ấn tượng về cách chế biến là món rươi kho. 

Rươi thuộc bộ giun đốt, nhiều lông tơ, sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ, mỗi năm chỉ xuất hiện ngắn ngủi có vài ngày. Dân gian truyền nhau kinh nghiệm “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”, có nghĩa là rươi chỉ nổi nhiều, tập trung nhất vào ngày 20 tháng chín và mùng 5 tháng mười âm lịch hằng năm.

Rươi có protid, lipid cung cấp cho cơ thể, ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng giúp tăng cường sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm…

Người dân Tứ Kỳ thu hoạch rươi.

Qua vùng “đất Thánh” Tây Ninh

Ðạo Cao Ðài là tôn giáo do người Việt sáng lập vào năm 1926 tại tỉnh Tây Ninh và đến nay đã có hàng triệu tín đồ. Với phương châm hành đạo bằng tình yêu thương, nhân nghĩa và đạo đức, sự phát triển của đạo Cao Ðài đã góp phần làm đa dạng, phong phú thêm đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam. 

Trái tim của vùng “đất Thánh”
 


Nói đến vùng “đất Thánh” Tây Ninh không thể không nhắc đến Tòa Thánh Tây Ninh, một công trình kiến trúc tôn giáo nguy nga, độc đáo có một không hai ở miền Nam Việt Nam.

Từ Tp. Hồ Chí Minh đi về hướng Tây Bắc theo Quốc lộ 22 và 22B chừng hơn 80 cây số là đến Tòa Thánh Tây Ninh (ở thị trấn Hòa Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh). Từ xa nhìn lại, ngôi thánh đường hiện lên nổi bật giữa màu xanh viên mãn của rừng cây lá xum xuê.

Tòa Thánh Tây Ninh tọa lạc trong một khu vực rộng lớn có diện tích ước chừng hơn 1 cây số vuông với 12 cổng lớn ra vào ở các hướng và gần 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau.

Tòa Thánh Tây Ninh, một kiệt tác kiến trúc tôn giáo của Việt Nam phản ánh sự dung hòa của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.