14 thg 6, 2017

Những đặc sản độc lạ của vùng đất Madagui - Lâm Đồng

Cá trèn suối, cá lăng thượng nguồn, gà sống trên cây cùng các loại rau lạ đã khiến rừng Madagui trở thành điểm du lịch ẩm thực thu hút khách.

Nằm trên quốc lộ 20, Madagui cách TP HCM 152 km và là điểm giữa của cung đường từ Sài Gòn lên thành phố sương mù Đà Lạt. Tuy chỉ là một thị trấn nhỏ, thế nhưng đây lại là nơi đầu tiên khiến du khách cảm nhận được sự khác biệt giữa cái nóng của miền thấp với cái man mát nơi bậc thềm khí hậu miền cao. Madagui bắt đầu bằng những cánh rừng xanh bất tận, đồi núi trập trùng và những con suối cuồn cuộn chảy ven đường, nơi có nhiều người dân tộc Mạ sinh sống. 

Đảo thiên đường Nam Du dành cho người yêu biển nhưng không sợ khổ

Nam Du (Kiên Giang) là hòn đảo đẹp, đáng trải nghiệm, nhưng không dành cho những ai chỉ thích du lịch nghỉ dưỡng. 

Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải (Kiên Giang), cách TP Rạch Giá 83 km đường biển. Nam Du là nơi còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo lớn nhỏ, được tạo hóa xếp đặt khéo léo. 

Biển Hà My lọt top đẹp nhất châu Á

Biển Hà My (Quảng Nam) không nổi tiếng trong nước nhưng được nhiều du khách nước ngoài biết tới.

Không phải Phú Quốc, Hạ Long hay Nha Trang, một địa danh mới toanh ở Quảng Nam vừa lọt top 16 bãi biển đẹp nhất châu Á theo đánh giá của tờ Telegraph, đó là bãi biển Hà My ở Quảng Nam. Địa danh này đang khiến giới du lịch lùng sục "đứng ngồi không yên", bổ sung vào danh sách những nơi cần check in mùa hè này. Ảnh: madcoxo 

Cưỡi đà điểu, chơi cùng đại bàng tại khu du lịch Vườn Xoài

Cách trung tâm Sài Gòn 40 km tương đương một giờ chạy xe, ngoài là nơi trốn nắng lý tưởng, khu du lịch sinh thái Vườn Xoài còn hấp dẫn du khách với loạt trò chơi mạo hiểm lý thú. 

Thử làm Hugo nhấp nhô trên lưng đà điểu: đà điểu châu Phi là loài chim lớn nhất và chạy nhanh nhất thế giới. Tuy khá to con nhưng loài chim này rất thân thiện và biết nghe lời. 

Cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam

Được tự do chạy xe trên những con đường ven biển Vĩnh Hy - Bình Lập là một trải nghiệm tuyệt vời nhất của mùa hè.

Được coi là "một cung đường nối liền hai tỉnh", điểm xuất phát sẽ bắt đầu từ bãi biển Ninh Chữ của tỉnh Ninh Thuận, đi dọc biển theo lối quốc lộ DT702 và kết thúc tại bán đảo Bình Lập tỉnh Khánh Hòa. 

Đám cưới của người Cao Lan ở Đèo Gia

Với người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, việc cưới hỏi luôn được xem là rất quan trọng. Các bước để tiến hành nghi lễ cưới xin truyền thống của người Cao Lan chứa đựng nhiều phong tục độc đáo.

Các nghi lễ trong đám cưới của người Cao Lan
Lễ đặt trầu: Nhà có con trai lớn đến tuổi trưởng thành bố mẹ nói rõ với con trai ý định tìm dâu. Nếu người con trai đồng ý gia đình chuẩn bị 4 bìa đậu, 1 lít rượu, 8 quả cau, 8 lá trầu, nhờ chú hoặc bác của chàng trai sang nhà gái gọi là lễ đặt trầu (pốt slam lưu). Đến nhà gái, lễ được đặt vào 4 chiếc bát ăn cơm thật sạch (đại diện cho hai bên họ nội, họ ngoại) mỗi chiếc bát để 2 quả cau, 2 lá trầu rồi đặt lên bàn thờ. Sau từ 3 đến 5 ngày, nhà gái không mang trả lại trầu cau có nghĩa là đồng ý.

Lễ dạm ngõ: Nhà trai cử bác hoặc chú mang sang nhà gái 4 quả cau đặt vào hai bát con sạch để lên bàn thờ. Sau 7 ngày, nhà gái không trả lại cau là mọi việc tốt đẹp. Tiếng Cao Lan gọi bước này là “hiền sờn tềnh”.

Lễ đặt gánh - ăn hỏi: Lễ đặt gánh - ăn hỏi (pôi tềnh lìu): Nhà trai chuẩn bị một lễ gồm 42-46 cái bánh dầy (thường là bánh chay), hai con gà thiến thật đẹp, 4 lít rượu, ít tiền mặt, 8 quả cau, 8 lá trầu. Tìm được ngày tốt, nhà trai cử người mang lễ sang nhà gái, xin lá số của cô gái về nhờ thày xem. Cơm xong, gia đình cô gái viết tên tuổi ngày giờ sinh của cô gái vào một tờ giấy rồi đưa cho nhà trai. Sau lễ đặt gánh, nhà trai tổ chức xem ngày, chọn mối và chuẩn bị những thứ mà nhà gái yêu cầu: tất cả những thứ nhà gái thách cưới được ghi vào một tờ giấy.

Lễ đặt gánh - ăn hỏi của người Cao Lan.