13 thg 3, 2017

Rượu cần của người Mạ ở Cát Tiên

Có dịp về thôn Phước Thái (xã Phước Cát 2) và xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên) thưởng thức ché rượu cần của người Châu Mạ nơi đây, chúng tôi mới cảm nhận được cái ngon trong chất men truyền thống. 

Rượu cần là nét văn hóa độc đáo của người Mạ ở Cát Tiên. Ảnh: H.Đường 

Cao nguyên Mộc Châu đẹp ngỡ ngàng giữa mùa xuân

Những bức ảnh dưới đây sẽ khiến bạn ngỡ ngàng, rằng có một cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp, hùng vĩ và dịu dàng đến vậy.

Cứ mỗi độ Xuân về từ khoảng tháng 12 tới tháng 2, hoa mận trắng ở cao nguyên Mộc Châu lại vào mùa khoe sắc. 

Choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ của mảnh đất địa đầu Hà Giang

Thiên nhiên Hà Giang dễ khiến lòng người say đắm bởi những khung cảnh đẹp đến ngỡ ngàng.

Hà Giang – vùng đất của đá và hoa, nơi những dãy núi hùng vĩ ngập trong màu xanh cây cỏ, ruộng đồng dù bất cứ lúc nào cũng khiến lòng người tha thiết say mê

Nghề làm nón lá Ngọc Mỹ

Là một trong những nghề truyền thống của xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai, Hà Nội), nghề làm nón lá đến nay không chỉ được người dân nơi đây bảo tồn mà còn đem lại thu nhập kinh tế khá ổn định cho các hộ dân làm nghề này. 

Theo hướng dẫn của người dân xã Ngọc Mỹ, chúng tôi tìm đến nhà bà Đỗ Thị Chỉ là một trong những gia đình có truyền thống làm nón lâu đời ở xã Ngọc Mỹ. Được bố mẹ truyền nghề làm nón từ khi mới lên 10 tuổi, bà Chỉ (70 tuổi) cho biết, nghề làm nón của người xã Ngọc Mỹ không rõ là bắt đầu từ khi nào, nhưng hầu hết những đứa trẻ trong làng đều được bố mẹ dạy xếp lá, đan nón. Dần dần đôi tay linh hoạt, khéo léo trong đường kim mũi chỉ.

Để làm nón, người dân Ngọc Mỹ thường mua lá cọ từ các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên đem phơi khoảng 2-3 nắng. Khi lá đã khô, người ta đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ độn giống như củ hành tây để là lá cho thẳng và cắt nhọn đầu lá. Để làm thành một sản phẩm nón hoàn chỉnh, người ta sẽ mua khuôn nón ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), sau đó dùng những que nứa được chẻ nhỏ cuốn thành vành quanh khuôn nón.

9 thg 3, 2017

Làm giàu từ những vườn hồng cổ

Được trồng tại nhà vườn ở các xã Phụng Công, Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) trong thời gian gần đây, nhiều giống hoa hồng cổ của Việt Nam như hồng cổ Sapa, Hải Phòng, Văn Khôi, hồng leo Sơn La, hồng nhung, hồng bạch Nam Định, hồng đào…. thích hợp và phát triển nhanh với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng đồng bằng. Cùng với các giống hồng ngoại như hoa hồng Anh, hoa hồng Pháp, hoa hồng Thái Lan, các vườn hoa hồng cổ này hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây. 

Tại nhà vườn Ngát Triển, một trong những nơi đầu tiên ở xã Phụng Công (huyện Văn Giang) trồng hoa hồng cổ và bước đầu thành công. Theo anh Nguyễn Thành Triển, chủ nhà vườn thì: “Nhà vườn trồng, nhân giống các loại hoa hồng cổ từ năm 2011 và sau 4 năm, tôi nhận thấy trồng hoa hồng cổ là hướng làm giàu hiệu quả, bền vững. Riêng trong năm 2015, từ hoa hồng cổ nhà vườn đã có được doanh thu hơn 2 tỷ”.

Nha Trang - lấy tên sông đặt cho thành phố hay dùng tên thành phố gọi tên sông?

Sông Cái (Nha Trang), đoạn qua xã Vĩnh Ngọc. Ảnh: Mai Lĩnh

Có nhiều người cạn nghĩ hễ nghe nói là tin, tin rằng Nha Trang do hai chữ “Nhà Trắng” mà ra. Sự thật không phải thế.

Nha Trang là do tiếng Chàm Ya Tran mà ra. Ya là nước, là sông; Tran nghĩa là cây lau, cây sậy. Ya Tran nghĩa là sông lau. Vì con sông Cái chạy từ Diên Khánh xuống đến biển, mọc đầy lau lách ở hai bên bờ nên người Chàm gọi là Ya Tran. Sau khi đất Chiêm Thành sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, thì người Việt phiên âm chữ Ya Tran ra Nha Trang để gọi con sông Cái chạy từ Diên Khánh đến biển.

Nộm hoa ban: Đặc sản vùng Tây Bắc

Đồng bào Thái thường ít khi thiếu món ăn từ hoa Ban, trong đó có nộm hoa Ban.

Để làm được món nộm hoa ban ngon nhất thì Hoa Ban phải là hoa được hái từ trên rừng

7 thg 3, 2017

Khởi nghiệp tuổi xế chiều

Đã lên chức ông, chức bà nhưng họ không ngần ngại bắt tay khởi nghiệp ở những lĩnh vực hoàn toàn lạ lẫm với bản thân... 

Ông Lê Văn Thành (giữa) thăm hỏi sự hài lòng của du khách khi đến điểm du lịch của ông - Ảnh: NGỌC TÀI 

Hơn nửa đời người gắn bó với cái cuốc, cái cày, lão nông Lê Văn Thành - ngụ xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) - hiểu lắm nỗi cơ cực của nghề nông. Lam lũ cả đời, ông mới có được chút ít ruộng vườn để lại cho con cháu.

Đi thăm chùa Trông

Chùa Trông - Hưng Long Tự ở Ninh Giang, Hải Dương, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, và được trùng tu tôn tạo vào thời Hậu Lê (Thế kỷ 17-18). Trước cổng chùa là ao múa rối rất rộng, đặc biệt là có hai cổng Tam quan bề thế, cao 19m, gọi là cổng Đông và cổng Tây. Trên cổng có chữ “ Nam thiên động" đối xứng với cổng bên kia "Bắc địa đồng", xây dựng thời nhà Nguyễn.

Chùa mật tông Bạch Hạc

Hôm trước, đi thăm ngôi chùa Đại Bi ở Ngã ba Hạc, bên bờ sông Lô, Việt Trì thấy tượng pháp trong Chùa rất khác lạ. Nếu ở các ngôi chùa khác ta thường thấy hệ thống tượng Phật rất nhiều, theo hành trình từ sơ sinh đến thành đạo của Phật Thích ca, thì ở đây thờ Năm vị Phật. Đó là Ngũ Trí Như Lai gồm Đại Phật Như Lai, Bất Động Như Lai, Bảo Sinh Như Lai, A Di Đà Như Lai và Bất Không Thành Tựu Như Lai.


Nhìn hệ thống tượng biết Chùa theo Mật tông Tây Tạng. Mật Tông được biết là có nhiều câu Thần chú và linh phù. Ngũ Trí Như Lai cũng được thờ ở nhiều nơi, mới đây là Bảo tháp Tây Thiên.