7 thg 3, 2017

Nhà thờ Cam Ly - Nhà của Chúa và Yàng

Cam Ly vô tư lên tiếng than muôn đời
Thông reo vi vu than thở như ngậm ngùi 


À, đó là thác Cam Ly, nơi đã đi vào thơ, vào nhạc. Nhưng bây giờ thác Cam Ly... hôi rình à, không ai thích ghé thăm hết. Thành ra ta tới một Cam Ly khác nghen, nhà thờ Cam Ly.


Nhà thờ Cam Ly không xa thác Cam Ly. Đây là ngôi nhà thờ được thiết kế cho đồng bào dân tộc Tây nguyên nên mang những nét đặc sắc riêng, nó giống một ngôi nhà rông hơn là một nhà thờ công giáo mà ta thường thấy.


Về Sóc Trăng nhớ ghé thăm chợ nổi Ngã Năm

Nếp sống sinh hoạt người dân miền Tây luôn gắn liền với chợ nổi. Và Ngã Năm chính là vùng đất có chợ nổi đặc sắc nhất đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 

Với đặc thù sông ngòi kênh rạch chằng chịt, đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều chợ nổi: Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Phụng Hiệp (Hậu Giang), Trà Ôn (Vĩnh Long)... Nhưng theo thời gian có chợ nổi đã không còn hoạt động, có chợ nổi thì bị du lịch hóa chỉ phục vụ du khách phương xa. 

Nói đến miền Tây người ta thường hay nhắc đến chợ nổi Cái Răng của tỉnh Cần Thơ, mà không biết rằng ở một khúc sông khiêm nhường giản dị của tỉnh Sóc Trăng, còn có một phiên chợ nổi khác, đặc sắc và đậm chất sông nước nhất: chợ nổi Ngã Năm. 

Lên Buôn Ma Thuột nhất định phải thử bún chìa

Một trong những món ăn nổi tiếng ở 'thủ phủ cà phê Việt Nam' mà bất cứ du khách nào cũng nên thưởng thức khi ghé qua, đó là bún chìa.

Bát bún chìa đầy đặn, nhiều thịt. 

Thời tiết vào những ngày đầu xuân trên cao nguyên khá lạnh, nhất là vào buổi tối. Nhưng cái cảm giác vừa đói vừa lạnh, đặc biệt sau một chuyến hành trình dài từ nơi khác tới, chắc chắc sẽ bị xua tan ngay khi bạn có cơ hội thưởng thức một món ăn đặc biệt của thành phố Buôn Ma Thuột, đó chính là bún chìa. Chỉ cần nhìn cửa tiệm vào lúc tối muộn vẫn sáng đèn và nồi nước dùng nghi ngút khói, bạn sẽ không thể cưỡng lại mong muốn được nếm thử.

6 món ngon nên thử khi đến Củ Chi

Là một trong những huyện ngoại thành Sài Gòn, ngoài tự hào mình là vùng đất anh hùng trong cuộc chiến chống ngoại xâm, Củ Chi còn là điểm du lịch và ẩm thực mang chất dân dã nhưng độc đáo.
Mít non trộn thịt 


Mít trộn ngày xưa chỉ có ở các tỉnh miền Trung nhưng hơn chục năm nay, món ăn dân dã này được biết đến nhiều hơn ở miền Nam, trong đó nhiều nhất là ở huyện Củ Chi (TP HCM) - nơi có những vườn mít cho trái quanh năm.

Gỏi cá trích Nam Ô bình dân mà sang trọng

Có dịp về làng Nam Ô (Đà Nẵng), sau khi mãn nhãn với cảnh quan thiên nhiên, du khách ưa khám phá ẩm thực không thể bỏ qua món gỏi cá trích, món ăn nức tiếng của người dân nơi đây. 

Người sành món gỏi cá trích thường chọn cả hai món gỏi ướt và khô - Ảnh: Thanh Ly 

Đĩa gỏi với màu trắng của thịt cá cùng màu xanh của rau, điểm thêm vài lát ớt chín đỏ thái mỏng trông vô cùng hấp dẫn. Chén nước chấm sẫm vàng bên cạnh đĩa gỏi như mời gọi.

Độc đáo ngày Tết Nào Pê Chầu của người Mông

Tết cổ truyền “Nào Pê Chầu” của người Mông được lưu truyền qua bao đời nay góp phần tô đậm thêm tình đoàn kết trong cộng đồng, đồng thời đây là dịp để các gia đình thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, đất trời đã phù hộ cho mùa màng bội thu, con cháu có sức khỏe, cuộc sống bình yên, hy vọng vào năm tới cuộc sẽ tươi đẹp hơn.

Khi thời khắc giao mùa sắp đến, năm cũ qua đi để đón mừng sang một năm mới, không khí vui tươi nhộn nhịp đã tràn ngập trong khắp bản làng của người Mông, các gia đình bắt đầu mổ lợn để chuẩn bị đón tiếp anh em họ hàng đến ăn mừng trong dịp Tết cổ truyền.

Đến tối ngày 29, các gia đình bắt đầu ngâm gạo nếp để đến sáng sớm ngày 30 sẽ giã bánh dày. Đây là loại bánh không thể thiếu trong mâm cúng nhân dịp Tết của người Mông. Sau khi bánh dày vừa được giã nhuyễn, người ta nặn một cái đầu tiên để cúng cùng với mâm cúng tất niên, sau đó nặn một cái to nhất vừa đầy cái mẹt để mồng 3 Tết cúng mời tổ tiên.
Tết Nào Pê Chầu của người Mông được diễn với nhiều nghi lễ, gồm: Lễ quét bồ hóng, Lễ cúng Xử Ka, Lễ cúng tất niên, Lễ lấy nước lộc năm mới và Lễ hạ mâm.

6 thg 3, 2017

Mùa vàng khô cá vùng biên giới Tây Nam

Cá sủ, cá trèn, cá khoai, cá chạch... được xẻ thịt ướp muối rồi bày lên những tấm vỉ tre phơi nắng.

Hằng năm, cứ từ những ngày đầu tháng 6 âm lịch kéo dài cho qua Tết năm sau, khi những con lũ kéo dòng nước đỏ ngầu đầy phù sa nuốt chửng từng thửa ruộng, cánh đồng cũng là lúc cá từng đàn từ biển hồ về xanh dòng nước. Người nông dân vùng biên giới Tây Nam khi ấy lại kéo con trâu cái cày về bên đống rơm khô ngơi nghỉ, rồi lôi chài khoác lưới lên vai để bước vào mùa thu hoạch mới. An Phú (An Giang) cũng không nằm ngoài quy luật.

Những khoảng sân vàng rực một màu khô ở vùng biên giới Tây Nam. Ảnh: Hà Quốc Anh 

Khu sinh thái Vàm Sát

Cách trung tâm TP HCM gần 40 km, khu sinh thái Vàm Sát (huyện Cần Giờ) thu hút khách bởi màu xanh của rừng đước và màu trắng của hàng triệu con cò tụ về mỗi năm.

Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng một giờ đi ôtô, khu sinh thái Vàm Sát là mảng du lịch xanh gần nhất Sài Gòn. 

Ngắm hoa Tam giác mạch khoe sắc trên đỉnh đèo Pha Đin

Pha Đin càng trở nên hấp dẫn hơn khi vườn hoa tam giác mạch, cùng nhiều loại hoa khác như đào, hồng...khoe sắc rực rỡ.

Đèo Pha Đin trên trục Quốc lộ 6 từ Sơn La đi Điện Biên, có chiều dài hơn 30 km, điểm cao nhất gần 1.650 mét so với mực nước biển, là một trong "tứ đại đèo" ở vùng Tây Bắc. 

Dấu xưa Ankroët

Thác Ankroët lặng lẽ nằm sâu trong thung lũng Suối Vàng - Đà Lạt thơ mộng. Ít ai biết rằng nơi đây tồn tại một thủy điện cổ đầu tiên tại Đông Dương. 

Nhà phát điện được xây bằng đá - Ảnh: Mai Vinh

Thế hệ đầu tiên làm việc tại thủy điện Ankroët không còn nữa. Thế hệ tiếp theo cũng chỉ còn lại một vài người nhưng không còn minh mẫn. Những nhân viên đang làm việc tại Ankroët là những người thuộc thế hệ thứ ba.