5 thg 3, 2017

Gỏi cá đãi khách quý của người Thái ở Điện Biên

Gỏi cá là món ăn trong những dịp đặc biệt, thời khắc sum họp gia đình, hoặc đón khách quý... của mỗi gia đình người Thái tỉnh Điện Biên.

Người dân Tây Bắc vẫn luôn truyền miệng câu nói “Người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước”, để chỉ phong tục sinh hoạt của các dân tộc. Người Thái thường sống bám theo sông nước, biết trồng lúa, đào ao thả cá, đánh bắt tôm cá, nên những món ăn, ẩm thực đa dạng và có nét riêng. 

4 thg 3, 2017

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

1. 
Hàng năm, cứ đến dịp Tết Nguyên đán là hoa mai anh đào ở Đà Lạt lại nở rộ tạo thêm nét hấp dẫn cho thành phố hoa. UBND tỉnh Lâm Đồng thấy vậy khoái lắm, nên quyết định tổ chức Lễ hội mai anh đào để hút khách du lịch tới đây ngắm hoa. Lễ hội mai anh đào đầu tiên dự kiến tổ chức vào giữa tháng 1/2017 - tức là khoảng cận Tết âm lịch, sure là hoa sẽ nở, Tết mà!

Nhưng gần Tết, những cây mai anh đào ở Đà Lạt hổng thèm có hoa, lấy gì mà nở? Hơi quê, nhưng UBND tỉnh đâu chịu thua. Bàn tay ta làm nên tất cả mà, tỉnh Lâm Đồng quyết dời lễ hội mai anh đào chậm đi một tháng, tới ngày 11/2/2017, nghĩ thầm mấy cô nàng mai anh đào này có lì lắm thì thêm gần một tháng nữa cũng phải nể mặt quan trên mà nở chứ!

Nhưng gần tới ngày 11/2, vẫn chả có tín hiệu khả quan nào hết. Hổng lẽ dời ngày nữa? Tỉnh Lâm Đồng đành tuyên bố hủy bỏ Lễ hội mai anh đào. Quê độ lắm đó, nhưng biết làm sao hơn?

Về lý do mai anh đào nở muộn và thời điểm nào hoa nở, anh Khiếu văn Chí có bài viết thú vị trên Facebook, mà tui xin phép trích đăng lại ở cuối bài viết này.

Vườn hoa tulip đẹp như châu Âu ở Lào Cai

Tulip đỏ rực và nhiều loại hoa khoe sắc trong thung lũng Bắc Hà là điểm thu hút nhiều du khách đến Lào Cai đầu xuân.

Vườn hoa Tulip mới xuất hiện ở cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) trở thành điểm du lịch hút khách. 

Cánh đồng hoa cẩm tú cầu đẹp như tranh vẽ ở ngoại ô Đà Lạt

Cánh đồng hoa rộng hơn 2 ha nằm cách trung tâm Đà Lạt 15 km, cạnh rừng thông, bung nở tạo cảnh đẹp như tranh vẽ.

Cánh đồng cẩm tú cầu với những khóm hoa nở rộ, màu xanh tím đang là điểm đến khá “hot” ở Đà Lạt. Ảnh: Thiện Chí. 

Tái hiện lễ Xử Ca của người Mông

Tết cổ truyền - Nào pê Chầu là một lễ hội đặc trưng, tiêu biểu nhất về văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, thôn, bản để cùng nhau ôn lại và trao đổi kinh nghiệm sau một năm lao động sản xuất, tô đậm tình đoàn kết trong cộng đồng, là dịp để các gia đình thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho mùa màng bội thu, con cháu có sức khỏe, cuộc sống bình yên qua đó cầu mong năm mới cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Thầy cúng (chủ nhà) làm lễ cúng bàn thờ Xử Ca. 

Vào ngày Tết cổ truyền “Nào pê Chầu”, bên cạnh thờ cúng tổ tiên, hệ thống ma nhà, trong năm mới người Mông (Điện Biên) rất coi trọng việc thờ cúng bàn thờ “Xử Ca”. Bàn thờ “Xử Ca” là ma có vị trí quan trọng trong hệ thống các ma nhà của người Mông, gắn liền với sự giàu có nhất là tiền bạc. Nơi thờ “Xử Ca” ở gian giữa nhà. Chỗ thờ được dán một miếng giấy màu trắng và cắm 3 hoặc 5 túm lông gà được bôi ít máu gà. 

Lễ A Tan – Pa Nuôn của đồng bào Tà Ôi

Tín ngưỡng thờ thần là một nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Tà Ôi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Họ tin vào thuyết vạn vật hữu linh. Ngay từ buổi đầu hình thành những ý niệm con người đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên, siêu nhiên: thần Đất, Mây, Sấm, Sét và các vị thần như cây, cối, núi sông, đường sá mà con người đi qua, thể hiện sự tri ân đến các Yang đã tạo ra cuộc sống sung túc và bình an.
"YCha A tan Pa nuôn" là một trong những nghi lễ cúng thần linh của người Tà Ôi, nhằm tạ ơn Yang đã tạo ra của cải vật chất cho gia đình, dòng họ được giàu sang, sung túc và cuộc sống thuận hoà, an vui.

Buổi lễ được bắt đầu với nghi thức A Xa - A hay còn gọi là nghi thức tẩy rửa những điều ô uế, nhơ bẩn để dòng họ, gia đình, con cháu được trong lành, sạch sẽ. Nghi lễ này được thực hiện trước khi nghi lễ chính thức bắt đầu một ngày. 

3 thg 3, 2017

Ngôi mộ cổ ở công viên Tao đàn

Tôi vẫn thường nghe nói về một ngôi mộ cổ ở công viên Tao đàn, nhưng nhiều lần vào đó mà không biết, không thấy mộ cổ nằm đâu. Lý do dễ hiểu, tôi chỉ vào công viên Tao đàn trong dịp Hội Hoa Xuân mà trong dịp đó thì ngôi mộ này nằm ngoài khuôn viên tổ chức Hội Hoa Xuân (dù vẫn thuộc công viên Tao đàn). Mãi cho đến Tết năm nay tôi mới có dịp được bạn dẫn đến nơi ngôi mộ cổ này.


Ngôi mộ này hiện giờ đã được công nhận là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp thành phố (năm 2014). Trên bia công nhận di tích ghi là Mộ cổ họ Lâm.

Vẻ đẹp của hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt

Thủ tướng Chính phủ vừa công nhận khu Du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Hồ Tuyền Lâm có diện tích 350ha; cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 6km về phía Nam

Những di tích lịch sử ở Điện Biên Phủ

Đến Điện Biên hôm nay, không thể không đến thăm những di tích đã đi vào lịch sử thế giới.

Quần thể khu du lịch hồ Pa Khoang có tổng diện tích 2.400ha, trong đó diện tích rừng 1.320ha, diện tích mặt nước 600ha, có sức chứa hơn 37,2 triệu mét khối nước. 

2 thg 3, 2017

Quyến rũ vùng cao Bình Liêu

Những con đường từ xa chỉ như một sợi chỉ. Những thác nước hùng vĩ với hình bóng cô gái Dao Thanh Phán đội mũ sặc sỡ... là điểm khác biệt nếu đến thăm vùng cao Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh. 

Biển mây ở vùng núi rừng Bình Liêu - Ảnh: Nguyễn Hường 

Huyện vùng cao Bình Liêu nằm sát biên giới Việt - Trung, phía đông bắc Tổ quốc. Từ trung tâm thị trấn Bình Liêu, lên tới gần đỉnh núi Mã Thông Thuận, ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, thiên nhiên đất trời bắt đầu hiện ra bao la, hút tầm mắt.