14 thg 2, 2017

Trúc Lâm Tà Lùng - ngôi chùa ở biên cương Tổ quốc

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 6 ngôi chùa, trong đó có 4 ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa các cấp. Đặc biệt, hai ngôi chùa được xây mới là Trúc Lâm Bản Giốc và Trúc Lâm Tà Lùng đã trở thành những địa chỉ tâm linh nơi phên dậu biên cương của Tổ quốc. 

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.


Phục Hòa vốn là một huyện lâu đời ở tỉnh Cao Bằng, vào ngày 10/10/Giáp Ngọ (1/12/2014), BTS GHPGVN tỉnh đã khởi công xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng trên quần thể diện tích hơn 5.300 m², kinh phí xây dựng được huy động bằng nguồn vốn xã hội hoá. 

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Trước năm 1975, đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) có 3 ngôi chùa cổ, đó là chùa Lá (nay là chùa Vạn Linh dưới chân vồ Bồ Hong), chùa Phật Lớn (phía trên động Thủy Liêm), chùa Phật Nhỏ (bên vồ Bà). Tương truyền, ngôi chùa Phật Nhỏ xưa kia gọi là chùa Sân Tiên, còn có tên chính thức là Thất Bửu Tự (hiện thuộc tổ 3, ấp Vồ Bà, xã An Hảo). 

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận

Thất Bửu Tự do Hòa thượng Thượng Giác – Hạ Quang (tục danh Phạm Văn Vọng ở Bình Hòa, quận Châu Thành, tỉnh An Giang) tạo dựng năm 1942 trên một vồ đá, mặt ngó xuống chợ Tà Đét (xã Trác Quan nay là xã An Hảo). Với cây rừng hoang vu, không khí rất tĩnh mịch, có nhiều thú hoang dã, nhất là loài khỉ xuất hiện thường xuyên. Cư dân chốn non cao và người đồng bằng đều gọi đây là Sân Tiên, giống như địa hình đặt ngôi chùa. Người đời kể, Hòa thượng Thượng Giác – Hạ Quang (trụ trì) không tham gia cách mạng, nhưng hiến tặng “đại hồng chung” để du kích sáng chế vũ khí kháng chiến. 

Chính điện chùa Phật Nhỏ 

Lễ hội sắc bùa ngày Tết của người Mường

Lễ hội sắc bùa thực chất là một loại hình xướng dân gian của dân tộc Mường, đi kèm với một số nghi lễ cầu mong năm mới phát tài, đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, mọi người đều khoẻ mạnh, may mắn. 

Với người Mường, đặc biệt là người Mường ở Hòa Bình thì lễ hội hát sắc bùa (tức là xách cồng) là một lễ hội lớn, là di sản văn hóa quan trọng được tổ chức hàng năm vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mường.

“Phường bùa”, tên gọi của tổ chức những người hát sắc bùa, thường có từ 12 người trở lên, đều là những người biết đánh cồng chiêng và biết hát những bài thường (điệu hát dân gian dân tộc Mường). Lễ hội được tổ chức từ mùng Một Tết và thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày. 

13 thg 2, 2017

Quít hồng Lai Vung

Quít hồng Lai Vung là quít gì?

Wikipedia nói về quít hồng như vầy:

Tên khoa học là Citrus Reticulata. Quýt hồng là tên gọi cho một giống quít được trồng phổ biến ở một số nước, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam. Đây là loại cây ăn trái thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khá đặc biệt. Huyện Lai Vung (Đồng Tháp) là vùng chuyên canh cây quýt hồng, hiện toàn huyện có diện tích khoảng 1.200 ha nằm trên ba xã là Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành.


'Miền tuyết trắng' để sống ảo ngay gần Hà Nội

Một màu trắng xóa phủ khắp con đèo, tựa như tuyết tạo nên cảnh tượng độc đáo, ẩn hiện trong sương mù.

Đèo Thung Khe hay còn được gọi là đèo Đá Trắng được giới phượt thủ miền Bắc rất yêu thích và không thể bỏ lỡ khi du xuân đến Mai Châu, Mộc Châu. Đèo thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội tầm 100 km, không quá xa nên khá ổn cho những tay lái vững muốn chinh phục. Ảnh: hatoet86 

Bộ ảnh độc đáo 3 ngày cưới của người Phù Lá

Nếu đã một lần đến với Mường Khương, Lào Cai bạn sẽ có những cảm nhận về sự đặc sắc, tinh tế của phong tục truyền thống nơi đây, đặc biệt là đám cưới của người Phù Lá. 

Dù đường đã đẹp nhưng phong tục dùng ngựa rước cô dâu là phong tục lâu đời tại đây - Ảnh: Ngọc Bằng 

Phong tục cưới xin của người Phù Lá có nhiều nghi lễ độc đáo, đặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống riêng của dân tộc.

Bánh nổ nếp ngự Sa Huỳnh nghe mùi là biết tết

Hạt nếp ngự căng tròn nổ bung trong chảo gang như đóa mai trắng khoe sắc đón xuân. Bỏng nếp trộn nước sên đường, cho vào khuôn gỗ ép thành thỏi rồi cắt thành những lát bánh nổ đậm đà hương vị ngày tết. 

Sên đường với gừng để trộn với bỏng nếp - Ảnh: Minh Kỳ 

Xuân này, những nông dân ở vùng biển Sa Huỳnh, Quảng Ngãi tràn đầy niềm vui khi các đơn vị chức năng đang hoàn thành hồ sơ đăng ký thương hiệu sản phẩm nếp ngự Sa Huỳnh.

12 thg 2, 2017

Về làng hoa Tân Quy Đông ngày cận Tết 2017

Người ta nói rằng thời điểm hợp lý nhất để thăm làng hoa Tân Quy Đông, Sa Đéc là khoảng 10 - 15 ngày trước Tết. Thời điểm đó người trồng hoa chăm cho hoa vừa nở rộ để bán đi các nơi, nên vào vườn sẽ ngập tràn hương sắc hoa. Đi sớm hơn thì hoa chưa nở rộ, đi trễ hơn thì hoa đã bán hết rồi.

Một điều nữa là đến làng hoa thưởng ngoạn thì không giống như đi hội hoa Xuân hay đường hoa. Ở hội hoa Xuân, đường hoa người ta dựng nên các tiểu cảnh, mang hoa về đó trưng bày thật đẹp theo những ý tưởng đã được thiết kế. Do đó rất tập trung hương sắc hoa, có nhiều góc chụp ảnh rất đẹp. Còn ở làng hoa, hoa được trồng thành luống trong vườn của người dân. Nó trải rộng mênh mông, nó tự nhiên như hơi thở... Bước vào đây là sống cùng người dân, sống cùng cánh đồng hoa, đó là trải nghiệm hết sức lý thú.

Cận Tết 2015, tôi đã có dịp tới Tân Quy Đông đúng thời điểm như vậy và thật tuyệt vời.



Làng hoa Tân Quy Đông năm 2015

Năm nay, tôi lại chọn đúng thời điểm để đi, rủ thêm dì, anh em... Thế nhưng một chút hẫng đã xảy ra.

Mặc dù đã tính kỹ thời điểm, nhưng làng hoa ít hoa, nhiều giàn hoa trống trơn, còn những chỗ khác thì... hoa chưa nở...

Hoa đặt trên những giàn ở trên mặt nước như thế này. Tại thời điểm tôi đến thì nhiều giàn đã dở, trơ mặt nước, một số giàn trống không, hoa đã đem đi đâu mất. Nơi còn chậu thì chưa có hoa, ở xa xa kia mới thấy hoa vàng.

Hỏi thăm, người trồng hoa nói năm nay mưa thất thường, hoa nở sớm và bán hết rồi (chớ chẳng lẽ đợi tới Tết cho nó tàn?), còn số khác thì... không nở kịp. Chuyện này có lẽ ảnh hưởng khá lớn tới thu nhập của người trồng hoa, có điều khi trò chuyện thì họ vẫn vui vẻ, lạc quan.



Dù có hơi thất vọng một chút vì không như mong đợi, nhưng làng hoa vẫn là làng hoa, có những góc đẹp để chụp hình.





Và có lẽ cũng không nên bỏ qua những khoảnh khắc ở miền quê Nam bộ, phải không?


Những năm gần đây Sa Đéc tổ chức ngày hội làng hoa vào dịp cận Tết, đây là điều rất tích cực để giới thiệu về thủ phủ hoa Nam bộ (có thể là cả nước) này, thu hút đông du khách đến tham quan. Năm nay có thác hoa lớn nhất Việt Nam và nhiều công trình triển lãm khác. Tuy nhiên bài viết này chỉ nói về làng hoa thôi hà, nên không có hình ảnh những nơi đó nghen bạn.

Phạm Hoài Nhân

Zoodoo - Sở thú - quán cafe ở Lâm Đồng

Zoodoo sẽ khiến bạn phải liêu xiêu bởi con người, cảnh vật và động vật nơi đây... đều quá đỗi thú vị.

Sống ở Đà Lạt, có những lúc tôi đã tưởng mình đã hiểu thật kĩ khu vực này. Nhưng qua những chuyến đi loanh quoanh tranh thủ những ngày cuối tuần, dịp lễ Tết, tôi bỗng nhận ra rằng mảnh đất cao nguyên xinh đẹp ấy còn nhiều thứ mới mẻ, thú vị đáng khám phá. Trong số những thứ mới mẻ ấy có Zoodoo - một quán cà phê kiêm sở thú thân thiện "theo phong cách Australia" ở Lạc Dương, Lâm Đồng.

Tôi đến Zoodoo trong một chuyến đi đầu năm, vào khoảng 3 giờ chiều. Giờ này vốn không muộn để đi chơi, nhưng vì sở thú này đóng cửa lúc 4h nên cũng có thể coi là hơi muộn. Cũng may mà chúng tôi vẫn kịp giờ! Hành trình khám phá "sở thú Australia" rộng 16 ha bắt đầu thật nhanh dưới sự dưới sự hướng dẫn viên (zookeeper) đi cùng.

Xứ sở kangaroo tại Việt Nam

Ngôi nhà đầu tiên của kangaroo và những “cư dân” đáng yêu khác đến từ nước Úc, ZooDoo Dalat - cũng như bao người Việt Nam khác, đang tất bật chuẩn bị đón năm mới Đinh Dậu.

Kangaroo

Đối với những phượt thủ xe máy, trong đó có rất nhiều người nước ngoài, trong hành trình chiêm ngưỡng thiên nhiên từ Đà Lạt xuống Nha Trang hay ngược lại, ZooDoo Dalat là điểm dừng chân và cắm trại thú vị từ gần 1 năm qua.

Ngôi nhà đầu tiên của kangaroo và những “cư dân” đáng yêu khác đến từ nước Úc, ZooDoo Dalat - cũng như bao người Việt Nam khác, đang tất bật chuẩn bị đón năm mới 
Đinh Dậu.