28 thg 12, 2016

Về với hoang sơ tát mương bắt cá đồng

Rời xa cuộc sống tấp nập, tập làm nông dân chính hiệu với tay nơm bắt cá, cua, ốc rồi thưởng thức ngay tại trận để cảm nhận vẻ đẹp đơn giản, mộc mạc của người dân Mỏ Ó, Sóc Trăng. 

Mỏ Ó còn đậm chất hoang sơ với những con người thật thà, chất phác - Ảnh: Nam Phạm 

Nằm cách TP.HCM 260km, Mỏ Ó là điểm du lịch “lạ lẫm” dành cho du khách ưa thích vẻ hoang sơ với không gian thoáng đãng, dễ chịu.

Xuất phát từ TP.HCM từ 19g thứ sáu, xe lăn bánh theo quốc lộ 60 đến TP Bến Tre rồi dừng lại nghỉ ngơi, ăn những món vỉa hè ngay ven đường để làm ấm dạ dày.

27 thg 12, 2016

Những kiến trúc cổ xinh đẹp ở Cần Đước

Cách thị xã Tân An (Long An) chừng 30 cây số, huyện Cần Đước từ lâu được biết đến nhờ đặc sản gạo Nàng Thơm thơm ngon. Với dân du lịch thích khám phá, Cần Đước là điểm “phải đến” vì huyện còn nhiều tòa nhà cổ mang phong cách đặc trưng cho kiến trúc Nam bộ thời cuối thế kỷ XIX như đình Vạn Phước, chùa Phước Lâm, nhà Trăm Cột của ông Hội đồng Trần Văn Hoa…

Là nơi có phong cảnh pha trộn giữa vẻ đẹp của Đồng bằng sông Cửu Long với nét duyên miền Đông Nam bộ, Cần Đước phù hợp cho những chuyến ngoạn cảnh đổi gió đi về trong ngày. Từ Tân An, chúng tôi theo quốc lộ 1 và tỉnh lộ 826 đến thị trấn Cần Đước rồi đi thêm 1,5km về phía nam là tới chùa Phước Lâm, ấp Xóm Chùa, xã Tân Lân.

Cổng vào chùa Phước Lâm rực rỡ với giàn hoa giấy đỏ

Nét đẹp nón lá làng Chuông

Cùng về thăm làng nghề nón lá truyền thống tại làng Chuông (ở xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) để khám phá những công đoạn tạo ra chiếc nón lá duyên dáng.

Người phụ nữ đội chiếc nón vừa làm ra 

Nghề làm nón làng Chuông đã có cách đây hơn 300 năm. Trải qua bao thăng trầm tới nay nghề làm nón lá vẫn được lưu giữ với rất nhiều những bạn trẻ nối nghiệp cha ông.

Làng Chuông có tất cả 6 xóm thì cả 6 xóm đều có nghề làm nón lá truyền thống. Hiện nay số hộ làm nón lá trong làng chiếm gần 40%. Vật dụng để làm nên chiếc nón lá là lá cọ (từ Quảng Bình), chỉ và khung nón. Tất cả được chế tác hoàn toàn thủ công bởi những người thợ lành nghề.

Ngọt ngào và bình dị con hến sông quê Quảng Ngãi

Hình ảnh con sông quê dẫn dắt tôi nhớ tới những con hến nhỏ bé và món ăn bình dị của mẹ.


Hến sông quê tôi chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út. “Nhà” của chúng là đáy sông. Những lớp bùn, rong rêu, vi sinh vật dưới lòng sông là môi trường sống lý tưởng của chúng. 

Cuối xuân đầu hạ, khi nắng ban mai tràn ngập mé sông, trên những bãi bùn non lấp loáng ánh bình minh lố nhố bóng người đi cào hến. Hai cái bóng ngắn cũn cỡn là chị em chúng tôi, bên cạnh bóng mẹ lênh khênh cùng chiếc nón lá. Không như những người bắt hến có nghề, họ bơi thuyền ra giữa sông, cắm sào ở chỗ sâu nhất rồi lặn xuống mà cào hến, mẹ con chúng tôi chỉ cào những con hến “lộ thiên”, trồi lên từ lớp bùn nhão quánh. 

Bánh dừa Giồng Luông ngon nức tiếng

Chiếc bánh của người nghèo

Các cụ cao niên tại Thạnh Phú cũng không nhớ rõ bánh dừa Giồng Luông được làm từ khi nào nhưng họ khẳng định nguồn gốc bánh xuất phát ở ấp Vĩnh Bắc (xã Đại Điền). Theo đó, khoảng năm 1900, một số gia đình nghèo tập trung về ấp Vĩnh Bắc sinh sống. 

Do đây là vùng đất ven sông Hàm Luông, lại không có đê bao ngăn mặn nên chỉ có một số loại cây hoang dại, dừa nước và vông đồng sống được. Khi đến đây, đàn ông trong các gia đình nghèo đi làm thuê cho những gia đình giàu có, còn phụ nữ thì mò cua bắt ốc. 

Vào một tết nọ, những người chồng được chủ tặng bánh tét nên các chị mang ra gốc vông đồng thưởng thức. Bỗng một chị lóe lên ý tưởng làm những cái bánh tét thu nhỏ để chồng ăn vững bụng trong những buổi làm đồng thuê. Tuy nhiên, cả cánh đồng bạc màu không có chuối để lấy lá nên các chị thử dùng cờ bắp (phần đọt non của cây dừa nước) lấy lá quấn nòng (gói) bánh. Từ đó, bánh dừa xứ Vĩnh Bắc (hay bánh dừa Giồng Luông) ra đời. 

Bánh dừa Giồng Luông hiện cung không đủ cầu - Ảnh: Tự Đồng 

26 thg 12, 2016

Chợ sớm vùng cao A Lưới

Có dịp lên A Lưới, bà con sẽ thích thú với phiên chợ vùng cao. Đi chợ không chỉ là để mua hàng hóa, mà còn để khám phá nét văn hóa bản địa.

Phiên chợ lúc tinh mơ tại thị trấn A Lưới là hình ảnh độc đáo của vùng biên giới này. Từ sáng sớm khi chưa nhìn tỏ mặt người, trên khắp các ngả đường, lờ mờ trong sương là những đoàn người dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Vân Kiều đến từ những bản làng xa xôi gùi hàng về chợ bán.

Chợ A Lưới đã trở thành điểm tham quan thú vị bởi khi đến đây, không chỉ là chuyện mua hàng hóa, mà nhiều người còn khám phá nét văn hóa phong phú, tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân dân tộc nơi đây

Chiêm ngưỡng quần thể sa mu dầu lớn nhất Việt Nam

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) đã phát hiện có 3 quần thể, điển hình là khu vực suối Huồi Chạm với số lượng 216 cây.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) đã phát hiện có 3 quần thể, điển hình là khu vực suối Huồi Chạm với số lượng 216 cây. Trong đó, có 56 cây sa mu dầu và 5 cây săng vì vừa được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Làm giàu từ trang trại cà cuống

Sau hơn hai năm nghiên cứu và gây giống thành công với mô hình nuôi cà cuống, anh Lê Thanh Tùng (ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh) đã gây dựng trang trại với hơn 8.000 con cà cuống lấy thịt và đẻ trứng. Đây là mô hình không những mang lại giá trị kinh tế cao cho gia đình mà còn góp phần bào tồn loài côn trùng có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Việt Nam. 

Từ lâu, anh Lê Thanh Tùng vốn đã nổi tiếng là người nuôi nhiều loài côn trùng khác nhau như dế, rết, bọ cạp… Riêng trại dế Thanh Tùng của anh đã cung cấp nguồn dế giống, dế thịt cho Tp. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Tuy vậy, do thị trường thay đổi, giá các loại côn trùng bị giảm nên anh bắt đầu chuyển sang nghiên cứu nuôi cà cuống. Tìm trên các trang mạng xã hội và liên hệ nhiều nơi, anh Tùng mới nhận ra là không nơi nào có bán giống cà cuống. Anh quyết định tự tìm cà cuống có trong tự nhiên ở các ao hồ gần nhà để thực hiện mô hình của mình. Sau gần một tháng dùng lưới bắt cà cuống cùng nhiều người phụ giúp, anh Tùng mới tìm được 5 con. 

Một góc trang trại nuôi cà cuống của anh Lê Thanh Tùng ở ấp Bến Đò 2 (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh).

Nơi hội tụ văn hóa người Mông

Trong văn hóa tộc người Mông, hội Lào Sồng có nghĩa là hội thề hay hội xây dựng hương ước. Người Mông ở 13 tỉnh, thành trong khắp cả nước đi dự Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Tp. Hà Giang tâm niệm như đi hội Lào Sồng với lời thề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của tộc người. 

Cái lý người Mông 

“Người Mông tao có cái câu rất hay là “người đồng tộc”. Người đồng tộc không hiểu theo cái hiểu của người Kinh đâu, không chỉ là người cùng họ hàng, dòng tộc đâu, mà là cách gọi chung người Mông sinh sống trên mọi miền của Việt Nam. Nên khi đến Ngày hội văn hóa dân tộc Mông tại Hà Giang tao vui lắm, vui vì đặc gặp nhiều “người đồng tộc”. Ông Giàng A Của ở xã Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) hồ hởi nâng chén rượu ngô bắt chuyện khách lạ giữa không gian rực rỡ váy áo Mông trong Ngày hội.

Tâm sự của ông Của cũng là tâm sự chung của hơn 500 nghệ nhân, diễn viên người Mông đến Ngày hội từ 13 tỉnh trong toàn quốc. Khắp quảng trường Tp. Hà Giang nhộn nhịp các hoạt động, góc này thì là phần trình diễn cách chế tạo khèn, góc kia thì í ới tiếng mời gọi nhau uống rượu ngô ăn thắng cố, nơi thì vang tiếng lạch cạch của khung cửi phụ nữ dệt vải lanh, lúc lại réo rét tiếng khèn gọi bạn, thi thoảng rộn ràng tiếng thanh la, tiếng chiêng trong đám cưới...

Sân khấu Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II.

Trải nghiệm nhà trên cây

Cosy Tree House với kiến trúc nhà trên những tán cây cổ thụ như dẫn du khách lạc vào khu rừng xanh huyền bí giữa lòng đô thị Hà Nội. 

Theo nghệ sĩ Đào Anh Khánh, chủ nhân Cosy Tree House cho biết, với mong muốn xây dựng một không gian sống dành riêng cho chính mình nên anh bắt tay vào xây dựng Cosy Tree House cách đây gần 20 năm. 6 nhà cây của Cosy Tree House đều xây dựng không tuân theo một bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư nào. Tất cả đều tận dụng tối đa đặc điểm của những cây cối đã trồng được lâu năm trong khuôn viên 2000 
m2. 

Giống như tên gọi, nơi đây là không gian nghệ thuật tổng hợp giữa hội họa, âm nhạc, điêu khắc gắn liền với thiên nhiên cây cỏ. Đứng từ trên nhìn xuống du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh không gian Cosy Tree House với màu xanh bắt mắt. Cosy Tree House có những phòng nghỉ có cái tên thú vị như Zen Space Tree House, Tropical Paradise Tree House, Sky Tree House, Garden Cottage... Phía bên trong mỗi nhà cây đều có thiết kế kiến trúc nội thất không trùng lặp và đầy tính nghệ thuật dưới con mắt nghệ sĩ Đào Anh Khánh.

Khu nghỉ dưỡng Cosy Tree House nằm trong không gian hơn 2000 m2 trên phố Ngọc Thụy, Gia Lâm có những nét kiến trúc độc đáo như dẫn du khách vào trong một khu rừng xanh huyền bí.