17 thg 10, 2016

Ăn mắm kiểu miền Tây Nam bộ

Khi bàn về văn hóa ẩm thực Nam bộ, có lần nhà văn Sơn Nam từng khẳng định “mắm là đặc trưng của Nam bộ, được hình thành bởi sự “hôn phối” giữa trời đất và con người. Đó là tính hào sảng của thiên nhiên và tính tiết kiệm của con người”.
Theo tác giả Hương rừng Cà Mau, vùng đất Nam bộ thuở cha ông ta đi mở cõi đầy ắp những cá tôm, ăn không hết nên những người đi khai hoang ngày ấy đã biết đến cách làm mắm để dành. Mắm là thức ăn được ưa chuộng của người dân Đồng bằng sông Cửu Long từ hàng trăm năm nay.

Ngoài cách làm mắm để dành, bà con còn làm khô, nhưng mắm có ưu thế hơn vì có thể dự trữ dài ngày hơn và chế biến được thành nhiều món ăn, với nhiều cách ăn khác nhau: ăn mắm sống, kho mắm, chưng mắm, chiên mắm, làm lẩu mắm… Gần như loại cá nào cũng làm mắm được, trừ những loại cá nhiều mỡ, bởi cá nhiều mỡ làm mắm hoặc làm khô dễ bị hôi dầu. Mắm làm từ các loài thủy sản khác nhau: tôm, cua, còng, ba khía… mỗi thứ có một hương vị đặc trưng riêng. Ăn mắm là một nghệ thuật ẩm thực dân gian trong dòng chảy văn hóa bình dân miền đất mới.

Ông lão lang thang được xây miếu thờ

Từng là một lão nông lang thang, chuyên làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày. Không tên tuổi, không người thân thích, chết bên gốc cây, thế nhưng khi chết cụ lại được người dân địa phương gom góp tiền bạc xây miếu thờ khang trang, tạc tượng đồng thờ cúng. Người dân địa phương gọi đây là miếu Cố.

Miếu Cố được nhân dân đóng góp xây dựng khang trang. 

Nằm cách quốc lộ 1A khoảng 500m, miếu Cố được xây dựng khang trang, với khuôn viên rộng rãi thuộc địa phận khối 9, thị trấn cầu Giát (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Chẳng ai biết chủ nhân ngôi mộ tên gì, bao nhiêu tuổi, quê ở đâu, theo những người cao tuổi nhất ở địa phương thì lúc họ lớn lên đã nghe các cụ xưa kể đã thấy ngôi mộ nằm ở đó.

13 thg 10, 2016

Nhân cách Huỳnh Thúc Kháng

Cả dân tộc Việt Nam gọi Quyền Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng bằng tên gọi rất gần gũi, trìu mến: “Cụ Huỳnh”. Đó chẳng phải ngẫu nhiên, mà là thể hiện lòng tri ân, kính trọng của người dân, bởi nhân cách, đức độ, tinh thần trung kiên với cách mạng, với dân tộc Việt Nam của cụ Huỳnh.

1. Theo dấu tiền nhân

Dù đã là người thiên cổ, nhưng cụ Huỳnh luôn được đời sau nhắc đến. Cụ đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tài sản vô cùng giá trị, đó là một cuộc đời, một nhân cách sống “không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan, chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”.

Suốt chặng đường từ TP.Quảng Ngãi về xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) - nơi cụ Huỳnh sinh ra và lớn lên, mỗi chúng tôi đều dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Có lẽ đó là tâm trạng của lớp hậu sinh, trân trọng và tự hào khi ngược dòng lịch sử tìm hiểu về bậc hiền tài xứ Quảng.

Hang đá 'dát vàng' độc đáo ở xứ Nghệ

Nằm cách thị trấn Mường Xén khoảng 50km, hang Thằm Lạn (còn có những phát âm như: thẩm lạn, thẳm lạn) thuộc xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn, Nghệ An) được người dân gọi với cái tên như hang dát vàng, hang triệu người là một địa điểm đến đầy kỳ thú với những ai ưa thích trải nghiệm, khám phá.

Đi qua khe Tụ (thuộc bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý), là đến hang Thằm Lạn, nơi gắn liền với truyền thuyết chuyện tình giữa cô gái Thái xinh đẹp và chàng trai con “Phà” (trời). 

Người Mông Nghệ An rảnh rỗi là ... ném pao tìm người yêu

Đồng bào Mông có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như múa khèn, chơi quay,... nhưng phổ biến nhất vẫn là trò chơi ném pao tìm người yêu.

Trước đây trò chơi chỉ diễn ra vào các dịp lễ tết, còn hiện nay, hễ có thời gian nhàn rỗi là người Mông tổ chức ném pao.

Nguyên nhân là bởi trò chơi đậm chất cộng đồng này không mất nhiều công đoạn chuẩn bị, mà đơn giản chỉ cần có quả pao.

Ném pao nhìn qua tưởng chừng đơn giản chỉ là việc người tung người bắt, hình thức như một cuộc thi giữa hai đội. Tuy nhiên, có một "luật ngầm" trong trò chơi này, đó là thích ai, các cô gái, chàng trai sẽ tung quả pao của mình về phía người đó. Nếu tình cảm với nhau, họ sẽ bắt quả pao đó bằng mọi cách; ngược lại, họ sẽ nhường pao cho người khác bắt hoặc để pao rơi.

Chính vì vậy, trò chơi này là phương tiện được các chàng trai, cô gái người Mông ở Nghệ An lựa chọn để chơi, qua đó tìm được những người bạn tâm giao, những tình yêu đôi lứa.

Những cô gái Mông ở Huồi Giảng, Kỳ Sơn váy áo sặc sỡ tham gia trò chơi ném pao. 

Về Buôn Ma Thuột chinh phục tảng đá nguyên khối lớn nhất VN

Không chỉ có những rẫy cà phê xanh bạt ngàn hay hoa pơ lang nở đỏ rực núi đồi, đến Buôn Ma Thuột bạn còn được chiêm ngưỡng tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam đầy kì lạ và bí ẩn. 

Ảnh: tapchi.infor 

Tọa lạc tại địa bàn xã Yang Tao (huyện Lắk), cách trung tâm TP. Buôn Ma Thuột khoảng 40 km theo Quốc lộ 27, đá Voi Mẹ hiện lên sừng sững giữa như một con voi khổng lồ đang chìm vào giấc ngủ giữa núi rừng Tây Nguyên.

Cung phượt mới: TP.HCM - Buôn Mê Thuột không theo quốc lộ

Với cung đường 450 km này, bạn sẽ được thử độ lỳ tâm lý khi đi giữa rừng cao su mênh mông, băng đèo tuyệt đẹp, thoải mái ngắm sông suối, đập thủy điện. 

Từ nhà thờ Đức Bà ở trung tâm TP.HCM, có thể đi đến ngã 6 xe tăng ở Buôn Mê Thuột (hơn 450 km) mà không cần đi theo bất kỳ quốc lộ nào. Quãng đường sẽ chỉ đi qua tỉnh lộ, đường liên xã, các đường đất đỏ rất đẹp len lỏi giữa những rừng cao su, ruộng lúa... Thật ra có đoạn 30 km QL28, nhưng tôi không rõ là có phải TL725 nối dài hay không, nhưng cũng quá ít so với 450 km nên cio như không tính.

Con đường này nằm giữa 2 cung đường đi Buôn Mê Thuột quen thuộc là QL14 (350 km) và QL20 lên Liên Khương rồi rẽ trái theo QL27 về Buôn Mê Thuột (450 km). 

Cung đường nói đến trong bài này có màu đỏ, nằm ở giữa 2 cung chính từ Sài Gòn lên Buôn Mê Thuột. 

Nét quyến rũ của buổi sáng Sài Gòn

Nếu muốn tìm kiếm khoảng thời gian yên tĩnh nhất của Sài Gòn, hãy thức dậy sớm để nghe tiếng thở rất êm của thành phố vào những phút giây đầu tiên trong ngày. 

Chỉ vào buổi sáng sớm, người dân hay du khách đến Sài Gòn mới có thể hít một hơi thật sâu để cảm nhận luồng không khí trong lành len lỏi vào lồng ngực. Trong không khí có mùi lá cây tươi mới, mùi của hạt sương thanh khiết, mùi của sự thong dong trước khi bắt đầu nhịp sống tất bật. Phải chăng sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố càng làm giây phút thanh tĩnh này trở nên đắt giá và quý báu gấp nhiều lần? 

Cung phượt mới: Chinh phục Ngũ Chỉ Sơn hùng vĩ vùng Tây Bắc

Ngũ Chỉ Sơn được mệnh danh là dãy núi đẹp nhất miền Tây Bắc, thuộc xã Tả Giàng Phình, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, và là ranh giới của tỉnh Lào Cai và Lai Châu. 

Với độ cao khoảng 2.800 m, 5 ngọn núi như 5 ngón tay hướng lên bầu trời, Ngũ Chỉ Sơn là thách thức không chỉ với những người yêu thích leo núi, mà cả những người dân tộc thiểu số ở nơi đây. 

Tím biếc hoa oải hương trên cao nguyên trắng

Mấy ngày nay, rất đông du khách tới cánh đồng hoa oải hương tím biếc tại Thải Giàng Phố (Bắc Hà) để tham quan, chụp ảnh.
Được biết hiện nay chỉ có 2 nơi ở Việt Nam trồng thành công hoa oải hương tím là thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và huyện Bắc Hà (Lào Cai).

Báo Lào Cai xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh về loài hoa này.

Cánh đồng hoa oải hương với màu tím quyến rũ.