7 thg 9, 2016

Thơm nồng hương xôi tím Tây Bắc

Ai từng lên Tây Bắc và có dịp thưởng thức các món ăn của đồng bào Thái nơi đây chắc chắn không thể quên được sắc màu tuyệt đẹp lẫn hương vị của món xôi tím thơm lừng. 

Xôi tím - Ảnh: V.N.A. 

Quốc lộ 279, ngược dòng sông Đà. Chiếc xe trồi sụt trên con đường đầy đất đá, ngồi trên xe mà đầu cứ va vào nóc đau điếng. Thỉnh thoảng bánh xe lại lọt thỏm trong vết hằn do bùn lầy làm ai cũng hú tim.

Ngây ngất mùa hoa súng miền Tây

Cuối tháng 8, cánh nhiếp ảnh đã hú gọi nhau. Dù biết mấy năm mùa lũ không về nhưng ai cũng hi vọng một mùa nước tràn đồng. Nước chưa về, nhưng bông súng thì vẫn nở. 

Với súng hoang (được nhổ từ đồng sâu sát vùng biên giới). Phải tẻ ra như thế mới giũ sạch được. Loại súng này để nguyên, không bó tròn mà chất luôn lên xe ba gác đẩy đến điểm thu mua - Ảnh: HUỲNH TRÂN 

Bạn bè tôi nhiều người quê vùng đồng bằng, đâu đó trong mắt có hàng mưa giăng miệt Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bạc Liêu. Mùa mưa là bông súng dại đua nhau nở đầy trên ven sông, kênh rạch, đồng trũng, ao, đìa...

Thẳm Phầy - “Sơn Đoòng” ở Ba Bể

Sau khi có tin người dân xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) mới phát hiện một hệ thống hang động tuyệt đẹp ở thôn Nà Slải, nhóm phóng viên Tuổi Trẻ đã lên đường để tận mắt chứng kiến. 

Những vân đá tuyệt đẹp uốn lượn tại trần hang - Ảnh: Nguyễn Khánh 

Sau hơn 4 tiếng mò mẫm khám phá lòng hang động, chúng tôi cùng gần 10 thanh niên địa phương thực sự bất ngờ bởi vẻ đẹp của hang Thẳm Phầy, có thể xem đây là một “Sơn Đoòng miền Bắc”.

Mạo hiểm chinh phục suối Cửa Tử, Thái Nguyên

Cách Hà Nội 110km, suối Cửa Tử thuộc xã Hoàng Nông, Đại Từ, Thái Nguyên là một địa điểm dành cho các bạn ưa phiêu lưu mạo hiểm, thích khám phá, chinh phục. 

Cửa Tử, cái tên mới nghe đã có chút rùng mình thực chất là một địa điểm không mới nhưng đang thu hút nhiều du khách đến khám phá. Nằm ở sườn Đông của dãy Tam Đảo - Cửa Tử là các cửa nằm dọc con suối Cửa Tử thuộc xã Hoàng Nông, Đại Từ, Thái Nguyên. 

Con đường vào suối Cửa Tử. 

Cái tên này xuất phát từ xa xưa, gắn liền với chuyện tình của một đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cấm vì lễ giáo phong kiến. Cuối cùng cả hai nghe theo tiếng gọi của con tim, rủ nhau đi ngược dòng suối Cái, trèo qua những tảng đá to nhiều hình dạng khác nhau để thề nguyền sống chết có nhau, cùng xây dựng hạnh phúc ở nơi núi rừng hoang vu trước sự cảnh cáo của người đời “Chúng bay vào đó chỉ có đường tử …”. Từ đó, con suối này được mọi người gọi là Cửa Tử. 

Thăm các “lão thụ” vùng biên

Tỉnh An Giang, mảnh đất đầu nguồn sông Hậu, là nơi có đồi, có núi, có rừng, và giáp biên giới nước láng giềng Campuchia. Tất nhiên, mảnh đất bán sơn địa này có khá nhiều cây cổ thụ. Trong số đó, có năm cây cổ thụ được Hội đồng Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây di sản (Việt Nam Heritage Tree). Đó là hai cây vải thiều trên 300 tuổi, cây dầu rái trên 700 tuổi, cây me chua trên 500 tuổi và cây dầu rái trên 300 tuổi.

Cây dầu cổ thụ với cành nhánh trên ngọn do loài chùm gởi tạo thành.

Đến An Giang, khách du lịch, nhất là khách hành hương thường vãn cảnh chùa vùng “năm non bảy núi” – Thất Sơn. Xã Núi Tô thuộc huyện Tri Tôn là nơi khuất nẻo nên có cây dầu rái hiếm người biết tới. Dù ở nơi “sơn cùng thủy kiệt” nhưng xã vùng sâu của An Giang này có cây dầu rái tàn lá xanh um phủ mát một khoảng trời, cao chừng 30 m. Gốc đại thụ này muốn ôm trọn cần phải có từ 8 đến 10 người vòng tay nối. Vì cây sống gần 700 năm nên bà con, nhất là đồng bào dân tộc Khmer địa phương đều đồng thanh cho rằng đó là một “linh thụ”. Chính vì vậy mà quanh gốc cây là nơi bà con thường sinh hoạt, cúng kiếng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt quanh năm.

Rong chơi cửa ngàn

Tháng 7 âm lịch, hồ sông Đà (Hòa Bình) nước chưa dâng. Ba tầng nước, đất đá dựng và rừng như câu hát văn “lô xô đá mọc đầu nguồn”. Vãn cảnh, viếng đền Mẫu thác Bờ cũng là dịp “rong chơi cửa ngàn”. 

Bến thuyền du lịch dưới chân đền Chúa - Ảnh: NINH NGUYỄN 

Từ giờ đến hết mùa mưa, hồ Hòa Bình sẽ dâng nước dần lên. Trong những ngày tháng bảy âm lịch có nhiều đoàn hầu bóng tứ phủ hành hương về đền Chúa, đền Cô trong lòng hồ.

Dạo trên lòng hồ Hòa Bình từ bến thuyền du lịch sẽ bắt gặp những cảnh đẹp chuyển động trong mắt. Lẩn khuất trong những cánh rừng xanh um là những nhà sàn của bà con bản địa.

Lạ lẫm chùa Trà Tim, Sóc Trăng

Hiện nay trên địa bàn thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) có đến 3 ngôi chùa cũng có tên Trà Tim mà người dân quen gọi là Trà Tim cũ, mới và giữa. Tuy nhiên xét về thời gian và bề dày lịch sử thì chùa Trà Tim cũ (có tên là chùa Chroi Tưm Chắc) là lâu đời và hoành tráng nhất.

Thượng tọa Lý Đen, trụ trì chùa cho biết: “…chùa đã có hơn 500 năm tuổi, xưa vốn là vùng đất có rất nhiều người Khơ Me sinh sống, Chroi Tưm có nghĩa là hai đường thẳng song song, biểu trưng cho đạo và đời. Cạnh đó còn mang ý nghĩa là mặt trời đồng hành cùng mặt trăng…”.

Ảnh: Bên ngoài chánh điện 

Nhớ đàn xe nước

Trong tâm thức người Quảng Ngãi, tiếng đàn xe nước vẫn mãi vang vọng, dẫu đã hơn 20 năm không còn hình ảnh đàn xe nước trên con sông Trà, sông Vệ hiền hòa.

Nhiều người bảo: “Lạ thay, đàn xe nước có còn đâu nhưng vẫn cứ nhớ hoài!”. Khách ở nơi xa về thăm Quảng Ngãi, nghe các bô lão kể chuyện bờ xe năm nào đã đành, nhiều thanh niên thế hệ 8X, 9X vẫn đem chuyện bờ xe nước giới thiệu với bạn bè tứ phương, xem đó là nét đẹp khó phai mờ của Quảng Ngãi quê mình.

Theo dấu người xưa

Chúng tôi lớn lên nhờ những hạt gạo căng tròn khi được tưới tắm bởi dòng nước mát Thạch Nham, đó cũng là lúc đàn xe nước lần lượt được tháo dỡ. Đàn xe nước hiện hữu ở Quảng Ngãi hơn 200 năm chứ chẳng ít. Biết bao thế hệ cháu con được nuôi lớn nhờ có guồng xe nước tưới tắm ruộng đồng, mùa màng bội thu, thế mới có chuyện mọi người nhớ hoài những cơn mưa trắng xóa trên dòng sông mùa hạ.

Bức ảnh bờ xe nước sông Trà của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Trinh, giờ đây vẫn được nhiều người lưu giữ như một vốn quý của miền đất Ấn-Trà. ẢNH: Nguyễn Ngọc Trinh 

Ngôi đình trên vùng 'sơn hồi thủy tụ'

“Cây đa, bến nước, sân đình” là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Ngày nay, những hình ảnh ấy không còn biểu hiện rõ nét trong đời sống cộng đồng. Nhưng nhưng đình làng Dụng ở xã Nghĩa Dũng (Tân Kỳ) vẫn giữ hồn cốt quê hương gắn liền với những dấu ấn lịch sử hào hùng dân tộc, là niềm tự hào của nhiều thế hệ nơi đây.

Ngày nay, đình làng Dụng được tôn tạo, phát triển nhưng vẫn giữ được nét truyền thống cổ xưa. 

Đình làng Dụng nằm trên lưng chừng đồi theo hướng Tây Nam, nằm giữa khu dân cư đông đúc và trù phú. Phía trước là con sông chảy từ Đông Hiếu về làng, bên kia là Lèn Vụt vươn mình. Phía sau có giếng khơi nước trong vắt, dân cả thôn dùng không khi nào cạn, cạnh đó có núi Cột Cờ. Nhiều người cho rằng đình có thế “sơn hồi, thủy tụ” nên có thể kết phát lâu dài, bền vững.

1 thg 9, 2016

Lãng du trên cung đường 14G

Quốc lộ 14G nối liền Quảng Nam - Đà Nẵng có chiều dài khoảng 66km, nơi những vết tích chiến tranh đã được che phủ bởi màu xanh đại ngàn. Chính màu xanh ấy đã mở lối cho chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình khám phá. 

Cung đường xanh núi rừng - đoạn đầu 14G - nơi mở lối một cuộc hành trình khám phá thi vị - Ảnh: THANH LY 

Xuất phát từ trung tâm Đà Nẵng, chúng tôi men theo đường 14B đến Km24 (làng Túy Loan, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang) để khởi đầu chuyến đi khi trời chưa hửng nắng.

Đi khoảng 10km đã bắt gặp nhiều hơn những đoạn lởm chởm đá, khúc khuỷu, ngoằn nghèo. Một chút xa lạ, khơi gợi cảm giác thử thách đầy hấp dẫn cho kẻ lữ hành đang muốn rũ bỏ những bình lặng tẻ nhạt thường ngày.