9 thg 9, 2016

Lộng lẫy chùa Vàm Ray, Trà Vinh

Giữa sân chùa có một cột hình trụ cao vút được nâng đỡ bởi những cái cột cách điệu hình rắn thần Naga có 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội, tượng trưng cho việc Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được đức Phật thuần hóa theo quan niệm của người Khmer. 

Chúng tôi tìm đến chùa Vàm Ray (tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) rất dễ dàng vì đến tỉnh này hỏi đến ngôi chùa Khmer đẹp nhất, lớn nhất và lộng lẫy nhất miền Tây thì ai ai cũng biết.

Điều khá thuận tiện là du khách có thể đến đây bằng nhiều con đường khác nhau như đi từ Trà Vinh sang; từ Tp.Cần Thơ xuống, từ Bến Tre hoặc Sóc Trăng qua các chuyến phà lớn là đến được ngôi chùa này.

Ông Kim Thay, ngụ Ấp Chợ, xã Hàm Tân cho biết: "Chúng tôi vui mừng và tự hào vì quê hương mình có được một ngôi chùa đẹp, bề thế nhất cả nước, vì vậy luôn ra sức bảo vệ và giữ gìn cảnh quan như tài sản của chính mình…”

Mất một điều gì ở Đà Lạt

Với tôi, mỗi lần đến Đà Lạt là như một lần trở về. Nhưng những lần trở về sau một khoảng thời gian cũ xa lắc bây giờ tôi có cảm giác như mình đang đi lạc. Cảm giác đi lạc đó chỉ có những người yêu Đà Lạt, mê Đà Lạt mới hiểu được.


Đà Lạt bây giờ thức khuya. Người Đà Lạt vốn quen then cài cửa khóa khi đêm chùng xuống nhưng giờ đã thức cùng đêm, vì khách du lịch đến đây không ngủ.

Đêm Đà Lạt bây giờ chộn rộn xe cộ, chộn rộn tiếng chân người và chộn rộn cảnh bán mua. Những con đường bây giờ ngập ánh đèn đêm và lời mời chào mua bán.

8 thg 9, 2016

Phố lồng đèn Sài Gòn rực rỡ đón Trung thu

Hàng nghìn chiếc lồng đèn đã được thắp sáng để đón khách từ những ngày cuối tháng bảy Âm lịch.

Hằng năm cứ vào những ngày cuối tháng bảy Âm lịch, phố lồng đèn quận 5 (TP HCM) lại bắt đầu sáng đèn để đón khách tham quan và mua sắm. 

7 món vỉa hè đắt khách ở thành phố Vinh

Bánh mướt xáo trứng, súp lươn, mía hấp gừng… ở các quán vỉa hè khiến một ngày khám phá thành phố Vinh của du khách thêm phần đáng nhớ.


Bánh mướt xáo trứng 

Bánh mướt có cách chế biến giống bánh cuốn ở miền bắc, tuy nhiên loại bánh này không được làm từ gạo thơm hảo hạng như những loại bánh cuốn nổi tiếng mà chỉ dùng bột xay từ các loại gạo bình thường. Sự mộc mạc của nguyên liệu khiến thực khách bất ngờ khi bánh có độ bóng, dẻo dai đặc biệt.

Bánh mướt là món ăn sáng phổ biến ở Vinh, thường dùng kèm với xáo trứng, xáo lòng, xáo vịt. Địa chỉ ăn bánh mướt xáo trứng khá lâu đời là 15 Trần Phú, giá từ 20.000 – 30.000 đồng. Ảnh: foody 

5 món ngon Hà Tĩnh

Ram cuốn ăn kèm bánh mướt, bánh bèo hay bún thịt nướng, bánh canh… là những món ăn Hà Tĩnh được lòng du khách.

Ram bánh mướt

Món ram cuốn là đặc sản của nhiều tỉnh dọc miền Trung, có nhiều loại nhân khác nhau, hầu hết gồm thịt, miến, mộc nhĩ, cà rốt… Người Hà Tĩnh lại ăn ram cùng bánh mướt, một loại hơi giống bánh cuốn ở ngoài Bắc. Bên ngoài mát, dẻo vị gạo, bên trong giòn tan béo ngậy với ram chiên, ăn cùng rau sống chấm với nước mắm tỏi ớt. Ram bánh mướt là món ăn dân dã, được bán từ trong ngõ đến các đường lớn, cổng trường học ở Hà Tĩnh.

Ram bánh mướt giá 10.000 - 15.000 đồng một phần. Ảnh: Giao Thủy. 

Duyên dáng bánh bèo chén xứ Huế

Bánh không chỉ ngon mà còn rất duyên dáng bởi mỗi chiếc bánh được đựng trong những chiếc chén nhỏ nhắn, xinh xắn. 

Bánh bèo chén, một trong những món nổi tiếng của ẩm thực xứ Huế 

Bánh bèo là món ăn khá phổ biến của nhiều tỉnh thành, nhưng mỗi nơi lại có những nét riêng từ hình thức đến hương vị. Bánh bèo Hải Phòng làm từ bột gạo, nhân thịt nạc, mộc nhĩ, hành khô; nước chấm được chế biến từ nước hầm xương, cho thêm hành hoa, ớt tươi và rắc hạt tiêu, có khi có thêm miếng chả quế hay thịt băm. 

Tìm hiểu ý nghĩa hoa văn trên thổ cẩm người Thái

Qua bàn tay khéo léo của mình, người phụ nữ Thái ở Quỳ Châu (Nghệ An) trong khi dệt thổ cẩm không chỉ muốn tái hiện những sắc màu cuộc sống, mà còn gửi gắm qua đó không ít những câu chuyện mang nhiều ý nghĩa, thông điệp khác nhau...

Với quan niệm “Gái phải biết làm vải, trai phải biết đan chài”, chính vì vậy phụ nữ Thái tiếp cận nghề dệt thổ cẩm rất sớm. Từ 6, 7 tuổi đã được làm quen với bông, sợi, đến 14, 15 công việc này đã trở nên thành thạo. Người truyền trao không ai khác đó là các bà, các mẹ... 

Sự tích cảm động về chiếc khèn Mông

Chiếc khèn tồn tại lâu đời và mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Mông Nghệ An. Xung quanh chiếc khèn ấy còn chứa đựng câu chuyện cảm động về tình ruột thịt, anh em.

Đang ngồi lau chùi lại chiếc khèn lớn treo trên vách nhà, già làng Lầu Xái Phia (bản Nậm Khiên – Nậm Càn – Kỳ Sơn) bảo rằng: “Đời sống của người Mông không thể tách rời khỏi tiếng khèn. Tiếng khèn là tiếng nói của người Mông ta đó”.

Cây khèn luôn gắn bó với cuộc sống người Mông ở miền Tây xứ Nghệ. 

Bến Ba Nghè và sự tích một vùng đất học

Bến Ba Nghè là địa danh gợi niềm tự hào về truyền thống hiếu học của một làng quê thuộc xã Thanh Giang (Thanh Chương). Dòng chảy thời gian đã đi qua hàng mấy thế kỷ, cảnh vật đã mấy lần đổi thay nhưng truyền thống ấy luôn được người dân nơi đây lưu giữ.

Bên ấm chè xanh nóng hổi, tỏa hương thơm phức, ông Phạm Sỹ Bớ - tộc trưởng họ Phạm, là hậu duệ của Phạm Kinh Vỹ, người từng đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa thi năm Giáp Thìn (1724) giải thích cặn kẽ cho khách về gốc tích của xóm Ba Nghè: “Tên gọi xóm Ba Nghè bắt nguồn từ bến Ba Nghè ở phía trước làng, ngày xưa có 3 vị tiến sỹ của đất Thổ Hào này ghé thuyền về vinh quy bái tổ”.

Bến Ba Nghè - tương truyền là nơi ghé thuyền của 3 vị tiến sỹ quê xã Thổ Hào (Thanh Giang- Thanh Chương ngày nay). 

7 thg 9, 2016

Ăn rau quả nướng ở Sa Pa

Chỉ là những xâu rau, củ, quả..., những sản vật tươi rói của vùng đất mù sương nướng trên than hồng. Thoạt trông lạ lẫm nhưng thưởng thức chắc hẳn bạn sẽ thấy Sa Pa còn hấp dẫn rất nhiều. 

Hấp dẫn món nấm hương nướng - Ảnh: N.T.LƯỢNG 

Từ lâu, ở phố núi Sa Pa (Lào Cai) nổi tiếng với những món ăn được chế biến từ nông sản miền sơn cước. Đặc biệt, khí hậu mát mẻ mùa hè và mùa đông lạnh giá nơi đây dễ tạo ra một không gian ẩm thực gắn liền với đồ nướng, rượu nồng.