28 thg 8, 2016

Bún hến Huế “nóng” trên tạp chí Viet Nam Sketch - Nhật Bản

Món bún hến Huế được nhiều du khách Nhật thích thú tìm đọc sau khi số báo đặc biệt tháng 7-2016 của tạp chí Vietnam Sketch đăng bài của nhà báo Kimura Yuta về món ăn dạng sợi của Việt Nam. 

Món bún hến Huế được giới thiệu trên website của Viet Nam Sketch - tạp chí chuyên giới thiệu về du lịch ẩm thực cho độc giả Nhật Bản, đặc biệt những người Nhật đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam - Ảnh chụp website tạp chí Viet Nam Sketch 

Bài báo mở đầu bằng câu chuyện một nữ nhà báo Việt tìm cách cân bằng bữa ăn hằng ngày khi có quá nhiều các buổi họp báo tiệc tùng với bia rượu cùng nhiều món ăn thịt thà bằng các món ăn nhẹ như các món bún của Việt Nam, đặc biệt là món bún hến Huế vốn nhiều rau và những con hến nhỏ li ti mùi vị dễ chịu, dễ ăn.

Về Long An khám phá rừng tràm nguyên sinh

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 120 km, rừng tràm Tân Lập (thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) thu hút tín đồ du lịch bởi nét đẹp độc đáo của nó. 

Những ngày cuối tuần, muốn tìm một chỗ yên tĩnh, cách xa bộn bề lo toan, thay vì đi đến những nơi quen thuộc như Vũng Tàu, Đà Lạt, bạn chỉ mất 3 tiếng chạy xe tới rừng tràm nguyên sinh Tân Lập và hưởng trọn không khí trong lành nơi đây.

27 thg 8, 2016

Chinh phục núi Chứa Chan

Chiều cuối tuần, xuất phát từ Sài Gòn, nhóm 20 người chúng tôi hướng Đồng Nai thực hiện mục tiêu leo núi Chứa Chan. 

Bung lều trên đỉnh núi Chứa Chan 

Có bạn lần đầu leo ngọn núi này, có bạn đã đi thứ hai lần ba; có bạn đi để chinh phục đỉnh núi, cũng có bạn chỉ muốn tạm xa rời Sài Gòn ồn ã… Ai cũng háo hức cho một chuyến “đi trốn”.

Món ngon Phan Thiết: Bún cá hồi bình dân

Đến Phan Thiết bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản như: Bánh canh chả cá, bánh căn, bánh xèo, bánh hỏi lòng heo, các loại hải sản đặc trưng của xứ biển…Và mới đây các bạn trẻ còn kháo nhau về món bún cá hồi với mùi vị rất hấp dẫn trên đường Võ Văn Kiệt, ngay cạnh cà phê Lâm Kiều.

Quán nhỏ, bàn ghế kê 2 dãy trong khoảng sân nhỏ nhưng nhìn khá thoáng mát, sạch sẽ. Hôm chúng tôi đến trời mưa lắc rắc nhưng mấy chiếc bàn nhựa vẫn kín khách. Chủ quán là một chàng trai trẻ cũng là đầu bếp có lối ăn mặc khá phong cách y như đầu bếp của 1 nhà hàng. Em cho biết, trước đây cũng từng là đầu bếp một số resort nhưng muốn khẳng định mình và tự lập nên em mở quán này. Quán mới mở gần 2 tháng nhưng đã hút nhiều khách đến ăn. Từ cách bày biện trên bàn, đũa, muỗng, chén đựng mắm… đã thấy sự sạch sẽ hợp vệ sinh của quán. Tô bún ăn kèm với đĩa cải xanh trụng sơ nhìn thấy thật hấp dẫn. Vị ngọt của nước lẩu, cộng với trứng cút, mực, tôm và những lát cá hồi cắt mỏng vừa béo thơm và ngọt, vị cay của ớt hòa quyện lẫn nhau thật đậm đà. Giá 1 tô to chỉ 28 ngàn đồng. Món bún cá hồi này xem như một món ngon, không ngán góp thêm vào ẩm thực phong phú của Phan Thiết.


Cây kiếm trừ ma và những trận kịch chiến của thầy mo

Thầy mo được xem như người có thể đến thế giới tâm linh chiến đấu với ma quỷ để giải cứu hồn vía người đi lạc hoặc bị bắt đi. Để chiến đấu với ma quỷ, thầy mo phải cần đến một cây kiếm.

Đây là 2 cây kiếm từng được những thầy mo ở miền núi Nghệ An sử dụng từ hàng trăm năm về trước. 

Thầy mo từng là lực lượng rất uy quyền trong xã hội cũ ở miền núi. Họ không thể hiện quyền uy bằng sức mạnh mà chủ yếu là nhờ đức độ và việc làm của mình mang lại sự bình yên về mặt tinh thần cho cộng đồng.

26 thg 8, 2016

Tản mạn về ngôi chùa Xá Lợi

Mỗi ngôi chùa có một tên gọi chính thức, gọi là tên hiệu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người ta quen gọi chùa bằng tên dân dã do mình tự đặt, thường là dựa theo một đặc điểm dễ thấy, dễ nhớ nào đó của chùa. Chính vì vậy, các tư liệu giới thiệu về chùa thường ghi 2 tên, một là tên chính thức và hai là tên thường gọi.

Tất nhiên tên hiệu chùa là chính danh, do các bậc trưởng thượng của Phật giáo ban đặt. Tên thường gọi thì hoặc là đúng tên hiệu, hoặc là dân gian đặt ra thì chỉ để thuận tiện cho việc gọi thôi chứ không hề được thừa nhận chính thức.

Cá biệt có một ngôi chùa rất nổi tiếng ở Sài Gòn, cái tên do người dân tự đặt cho chùa lại được dùng làm tên hiệu của chùa luôn.

Đừng quên bánh đập Hội An

Dù ở nhà hàng quán xá hay ngay trong nhà dân, vỉa hè..., món bánh đập dân dã đã góp phần vinh danh vùng đất Hội An “trăm vật trăm ngon”. 

Hấp dẫn đĩa bánh tráng đập chấm mắm nêm phố Hội - Ảnh: THANH LY 

Sao không phải là cái tên kiêu sa khác mà là “bánh đập”, nhiều người đã đặt câu hỏi khi lần đầu nghe đến thức quà quê này. Đơn giản thôi vì bánh trước khi ăn phải đập tay vào nó mới đúng điệu.

Chuyện kể rằng lúc mới xuất hiện nghề làm bánh tráng, cư dân nơi đây thấy bánh mới tráng nóng hổi, trắng ngần ngon lành nên ăn thử. Thấy ngon liền thêm hai miếng bánh tráng mỏng mới nướng giòn tan kẹp một lớp bánh ướt rồi dùng nắm tay đập cho lớp bánh tráng nướng vụn ra, dính quyện vào lớp bánh ướt, vậy mà món ăn lại càng thêm thi vị.

Nghe mưa thèm lẩu cá ót

Chỉ là món ăn "thường thường" tiện dụng của dân vùng biển, nhưng vào nhà hàng, quán xá, cá ót được “nâng cấp” thành món lẩu lạ miệng khoái khẩu dành cho khách thập phương. 

Cá ót nấu lẩu - Ảnh: THỦY OCG 

Hà Nội những ngày ướt nhẹp và buồn hiu hắt. Những cơn mưa sau hoàn lưu bão đến bất ngờ và thường rầm rộ khiến dân tình hốt hoảng. Đứng dưới gầm cầu cạn đợi mưa ngớt mà tự dưng nhớ cơn mưa rào rào trên bãi biển Vân Đồn một đêm sáng trăng.

​Góc ẩn mình Pù Luông

Pù Luông đẹp nhất là vào độ lúa chín, tháng 6 và tháng 10 hàng năm. Nhưng không phải chỉ khi lúa chín nơi này mới đẹp. Hãy đi và cảm nhận, có một góc ẩn mình như thế ở Pù Luông. 


Góc ẩn mình Pù Luông - Ảnh: ĐỨC HÙNG 

Hè 2016, dân đi lại ở Hà Nội xôn xao về một khu “retreat” (góc ẩn mình) giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa). Ban đầu chỉ là một vài bức ảnh về một hồ bơi “vô cực” giữa sương khói, mây ngàn, xa xa là thung lũng, là dãy núi điệp trùng... Rồi những căn nhà mái rơm lan can gỗ, góc sân với bàn nước thư giãn bên hiên...

Bánh canh bột lọc giò heo nổi tiếng nhất Bà Rịa

Nước lèo ngọt thanh, sợi bánh mềm dai khiến tô bánh canh Long Hương được nhiều khách du lịch ghé không chỉ một lần.

Du khách từng nhiều lần đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ắt không còn xa lạ với quán bánh canh Long Hương nằm ngay trước cổng chào thành phố Bà Rịa. Không chỉ là địa chỉ ăn uống, quán bánh canh còn được xem như một điểm không thể bỏ qua khi ghé thành phố biển.