2 thg 6, 2016

Lễ hội hoa hồi lần đầu tại Lạng Sơn

Mỗi vụ thu hoạch hồi vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, đi ngang qua nhiều thôn bản tại Lạng Sơn, hương thơm thoang thoảng của những cánh hoa hồi phơi khô mang lại ấn tượng khó quên.

Cây hồi được coi là cây trồng mũi nhọn về kinh tế của Lạng Sơn trong nhiều năm qua, tổng diện tích khoảng 33.000 ha. Ngay từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn, hiện nay những rừng hồi đang được người dân tiếp tục phát triển. 

Chơi vơi câu mực đêm trên biển Vũng Áng

Đầu tháng 5, chúng tôi có dịp được lên tàu của ông Nguyễn Văn Thiến, tham gia câu mực đêm biển Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), nếm trải những cay đắng ngọt bùi cùng nghề “vớt lộc trời” của ngư dân trong thời điểm “biển không lành”. 

Ông Nguyễn Văn Thiến, 46 tuổi, quê thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), gắn bó với nghề biển từ lúc 15 – 16 tuổi. Hiện nay ông là thuyền trưởng tàu QB98162TS, công suất 135 CV. Tuy là thuyền trưởng nhưng ông vẫn tham gia câu mực, đánh cá cùng thuyền viên. 

Cận cảnh bữa ăn ở làng rắn Lệ Mật

Chuyến đi đến làng Lệ Mật của tôi bắt nguồn từ một câu chuyện trong bữa ăn. Ông bác, vốn biết tôi thích tìm hiểu về những món ăn lạ liền hỏi: “Thế đã đến Lệ Mật ăn thịt rắn bao giờ chưa? Ở đấy nhiều loại rắn lắm, đến xem thử đi”.

Tôi liền tìm ngay đến làng Lệ Mật (thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) để thỏa mãn cái tính tò mò, ưa khám phá của mình. Và lần này là món thịt rắn. 

Theo Đông Y, thịt rắn đã được công nhận là một vị thuốc quý, chúng có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, vào kinh can, có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc chữa các bệnh thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, khớp xương sưng đau, chân tay tê mỏi,…

Nhà hàng Trọng Khách (làng Lệ Mật) vui vẻ chấp nhận khi tôi muốn ghi lại tất cả các công đoạn của việc chế biến thịt rắn. Đặc trưng nhất về thịt rắn ở nhà hàng này có hai món gồm lẩu rắn nấu gừng và rắn chiên cắt khúc.

Giá thịt rắn trên thị trường khá đắt, trung bình vào khoảng 800.000đ/kg. Một con rắn ráo khoảng 7 lạng là đủ một bữa thịt rắn cho hai người ăn.

Sau khi tôi “đặt hàng”, Hiếu - nhân viên phục vụ của nhà hàng nhanh chóng ra chuồng bắt rắn 

Bánh xèo chợ Kỷ niệm

Nhà báo Châu Đức Trí, công tác ở Đài truyền thanh TP. Biên Hòa đã trên 30 năm và lại là cháu ngoại của nhà cách mạng Nguyễn Văn Nghĩa (người đã huy động hàng trăm thanh niên cắm cờ ở Tòa Bố Biên Hòa vào sáng sớm ngày cướp chính quyền tỉnh trong Cách mạng tháng Tám 1945). Thế mà khi đến nhiều công sở, cơ quan ở thành phố để dự họp hoặc làm việc, ông cứ hay bị chị em những nơi này gọi to: "Anh... chồng của bà bán bánh xèo ở chợ Kỷ Niệm!". Không ít lần anh Châu Đức Trí suy bì: "Mình làm ở đài lâu năm như vậy mà ... "danh tiếng" lại thua xa bà vợ bán bánh xèo chưa đến 20 năm!".

Bà Huỳnh Thị Nga đang chiên bánh xèo.

Bánh chưng Hố Nai

Hình ảnh cả nhà quây quần ngồi gói và canh lửa nấu bánh chưng được một nhà thơ ghi lại:

"Bà lom khom vớt bánh chưng xanh
Lựa mấy tấm thơm ngon thờ tiên tổ
Ông hý hoáy viết câu đối đỏ
Tìm những từ đặc sắc nhủ cháu con".

Gói bánh chưng phục vụ Tết.

Ngắm biển trăng ở đảo Nam Du

Nếu bạn đã thấy sông trăng, hãy đến Nam Du vào ngày rằm để thấy biển trăng. Từ trên cao nhìn xuống, trăng tỏa sáng cả một vùng trời, đẹp và thơ mộng biết bao. 

Hành trình từ TP HCM tới thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) kéo dài khoảng 5 tiếng. Tiếp tục bằng trải nghiệm trên tàu cao tốc, chúng ta được ngắm Nam Du thật hoang sơ.

Cái nắng oi bức của tháng 5 không làm giảm sự phấn khích với vùng đất này cho những ai mới đến. Điều dễ dàng nhận thấy khi bước ra khỏi tàu là sự nhộn nhịp, tấp nập, biển xanh lấp lánh ánh vàng, mùi vị mặn nồng của biển. 

Biển lấp lánh trong buổi trưa oi ả.