31 thg 5, 2016

Thăm xứ sở mãng cầu xiêm Tân Phú Đông

Nằm trên cù lao Lợi Quan, vùng đất Tân Phú Đông (Tiền Giang) xanh tươi trù phú với cây ngọt trái lành. Trong đó những vườn mãng cầu xiêm lúc lỉu trái gây bất ngờ cho những ai lần đầu đặt chân tới. 

Trái mãng cầu trĩu nặng trên cành - Ảnh: N.T.Đăng 

Cù lao Lợi Quan nằm giữa hai cửa sông Cửa Tiểu và Cửa Đại nên muốn tới Tân Phú Đông phải đi phà qua sông. Từ quốc lộ 50 có nhiều con đường đến các bến phà nằm dọc bờ nam sông Cửa Tiểu. Từ đó qua phà là đến với Tân Phú Đông.

Tháng 5 mùa mận Mộc Châu

Tới Mộc Châu những ngày này, du khách được chiêm ngưỡng những đồi mận ngút ngàn nằm dọc hai bên đường, lấp ló sau tán lá xanh là những chùm mận chín đỏ mọng sai trĩu cành. 

Mận hậu tươi ngon, căng mọng, đặc sản của cao nguyên Mộc Châu - Ảnh: Huyền Trần 

Từ trung tâm thị trấn Nông trường Mộc Châu, theo đường rẽ phải vào Tân Lập chừng 20km, nhộn nhịp cảnh thương lái từ khắp nơi đổ về mua và vận chuyển mận đi tiêu thụ khắp nơi.

Mộc Châu (Sơn La) được xem là vựa mận lớn nhất cả nước, mận được trồng nhiều ở khu vực thị trấn Nông trường và xã Tân Lập. Giữa tháng 5, thời điểm mận bắt đầu chín rộ cũng là lúc chủ vườn bắt đầu thu hoạch, đổ bán sỉ cho các thương lái miền xuôi.

30 thg 5, 2016

Người xây chợ Bình Tây

Dù không được xếp vào nhóm Tứ Đại Phú do sinh sau đẻ muộn nhưng tên tuổi và gia sản của Quách Đàm cũng đáng để thiên hạ nể vì. Người Việt gọi ông là Vua lúa gạo, còn người Pháp đặt cho ông biệt danh là Vua buôn bán.

Trong khuôn viên của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, ở khoảng sân giữa những tòa nhà kiểu Pháp từng một thời là tư gia của chú Hỏa (Hui Bon Hoa), một trong những người giàu có nổi tiếng ở Nam kỳ xưa kia, có một pho tượng đồng cao lớn. Đó là tượng một người đàn ông lớn tuổi đầu trọc, râu cá chép, mặc áo thụng phổ biến kiểu Mãn Thanh, ngực đeo đầy huân chương, hai tay cầm những cuộn giấy. Nhân vật này chính là Quách Đàm, hay còn gọi là chú Quách, một phú hộ người Hoa cũng nổi tiếng giàu có không kém chú Hỏa. Pho tượng đã từng một thời gây tranh cãi vì người đòi trả lại chỗ cũ của nó. Vì đâu nên nỗi tượng của chú Quách lại phải phiêu bạt trú ngụ nhờ nhà cũ của chú Hỏa?

Đỗ Hữu Phương: Người thứ nhì trong tứ đại phú

Tổng đốc Phương tên thật Đỗ Hữu Phương, từng được xem là giàu có thứ hai tại Việt Nam trong tứ đại phú “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch”.

Ở quận 3, phía sau BV Mắt Saint Paul có một ngôi từ đường cổ hơn 100 tuổi. Người ta gọi là Đỗ Hữu Từ đường, là nơi thờ tự dòng họ Đỗ Hữu, còn gọi là đền Tổng đốc Phương nhưng người dân từ xưa quen gọi là đền Bà Lớn, vì cũng là nơi thờ người vợ của Tổng đốc Phương, do bà vốn có nhiều công đức với dân chúng quanh vùng.

Không tạo ân oán

Biết tiếng Hán và tiếng Pháp nhưng Đỗ Hữu Phương lại rất chuộng văn hóa Pháp nên tìm cách ra làm việc với Pháp. Sau khi chiếm được thành Chí Hòa năm 1861, Pháp mở cửa thương mại và mở rộng mối quan hệ với người Hoa trong vùng để phát triển buôn bán. Ông Phương nhờ người quen giới thiệu với tham biện hạt Chợ Lớn lúc này là Đại úy Francis Garnier và được Garnier tuyển dụng. Đến năm 25 tuổi được phong làm hộ trưởng ở Chợ Lớn.

Hưng Hòa - mùa thu hoạch cói

Khi nắng hạ bắt đầu chói chang là lúc người dân xã Hưng Hòa - TP.Vinh (Nghệ An) tất bật vào mùa thu hoạch cói đầu tiên trong năm. 

Xã Hưng Hòa có tổng 65 ha đất trồng cói với 600 hộ làm nghề truyền thống này, tập trung chủ yếu trên địa bàn 2 thôn Phong Hảo và Phong Thuận. 

29 thg 5, 2016

Còn ai nhớ chợ nhà lồng?

Cụm từ “chợ nhà lồng” xuất phát từ Nam bộ, ở Bắc bộ hầu như không sử dụng tên gọi này cho những ngôi chợ xây. Chúng ta có thể thấy từ này mang ý nghĩa tượng hình cho biết hình thức chợ giống như cái lồng: có giới hạn phạm vi nhưng không bị che kín, rộng rãi, đặc biệt là tuy có mái che nhưng kiến trúc và tổ chức không gian của chợ vẫn thông thoáng. Không gian chợ nhà lồng giới hạn bởi mái cao, gian chợ rộng, có hàng cột bốn phía đỡ mái, nền cao tránh ngập nước cũng là để phân biệt với không gian ngoài chợ. Nhưng không gian trong và ngoài nhà lồng có thể kết nối với nhau và với xung quanh vì chợ Nam bộ thường nằm sát bến sông hoặc gần các ngã đường lớn, dễ dàng tiếp cận.


Các thị tứ, thị trấn Nam bộ thường có các chợ nhà lồng ở khu vực trung tâm của cộng đồng dân cư. Khác với Bắc bộ, chợ quê thường tập trung tại các bãi đất trống ven làng, không có không gian cụ thể và rõ ràng như các chợ nhà lồng Nam bộ. Từ lâu tôi đã nghĩ rằng chợ nhà lồng chắc được người Pháp đưa vào Nam bộ khá sớm, vì có thể nhận thấy các chợ nhà lồng cổ hiện còn có kiến trúc, hình thức, quy mô, thậm chí vật liệu xây dựng cũng khá giống nhau, tức là có cùng một khoảng niên đại.