7 thg 4, 2016

Xôi chiên trứng nửa đêm Đồng Hới

Bây giờ nhớ Đồng Hới, tôi không thèm bánh xèo, khoai dẻo, cháo canh hay lẩu cá, mà cứ mong ngóng một ngày trở lại chỉ để nhâm nhi món xôi chiên giòn rụm, thơm lừng lúc nửa đêm. 

Xôi chiên trứng Đồng Hới - Ảnh: Thủy OCG 

Chúng tôi chạy một mạch từ Hà Nội vào Quảng Bình, về đến khách sạn đã sắp nửa đêm. Bạn giục tắm giặt thay đồ ù lên, có đồng bọn người thổ địa hẹn dắt đi ăn đêm, có món xôi chiên ăn “quên sầu”.

Một ngày bình thường ở Nam Du

Một ngày thôi, với quần đảo còn nguyên nếp sống của một vạn chài với những con người chất phác hòa trộn nét hồn hậu của người dân Tây Nam bộ, để thấy Nam Du xa xôi gần gũi đến nhường nào. 

Những phên cá xương xanh trên bờ kè cảng - Ảnh: Minh Đức 

Bình minh vừa hé rạng cũng là lúc bến cảng lại rộn ràng, tấp nập với những con thuyền đầy ắp cá và hải sản. Tiếng còi tàu hú vang, những chủ nhà nghỉ, quán ăn lại chộn rộn, nhìn tới nhìn lui điện thoại chờ cuộc gọi của những vị khách phương xa. 

6 thg 4, 2016

Nhà thờ Hà Dừa

Nhà thờ Hà Dừa tọa lạc tại Diên Khánh, ngoại thành thành phố Nha Trang. Đây không phải là điểm đến quen thuộc của du khách đến thành phố biển (bằng chứng là trong sách Nha Trang điểm hẹn, của Đào thị Thanh Tuyền không nhắc đến ngôi nhà thờ này, dù quê của tác giả chính là Diên Khánh). Thế nhưng nếu bạn có đến thành cổ Diên Khánh thì chắc chắn phải chú ý đến ngôi nhà thờ này, bởi vì qua cổng Tây thành khoảng 200 met, nhìn bên tay trái bạn sẽ nhìn thấy một kiến trúc cổ hết sức ấn tượng.

Cổng và nhà thờ Hà Dừa. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Làm bánh Nongya trên tháp Po Sha Inư

Sáng mùng 5 tết (12/2/2016), tôi lên tháp. Tháp khá đông du khách tham quan. Các đoàn khách tập trung trên tháp chính tham quan tháp và xem biểu diễn nghệ thuật múa Chăm tại sân khấu văn nghệ. Tiếng khèn saranai và tiếng trống ginăng vang lên thôi thúc nhịp múa Nhảy lửa sôi động, hay nhịp nhàng dìu dặt bước chân vũ nữ Chăm trong điệu “Cánh quạt đầu xuân”. Nhiều tràng vỗ tay vang lên khi điệu múa kết thúc.

Về Tuy Phong thưởng thức cua huỳnh đế

Vùng biển Tuy Phong không chỉ tuyệt đẹp về cảnh quan thiên nhiên mà còn nức tiếng với các loại hải đặc sản, trong đó cua huỳnh đế từ lâu đã khẳng định đẳng cấp về chất lượng.


Đặc sản tiến vua

Khi biển trở ngọn gió nồm cũng là thời điểm được mùa cua huỳnh đế. Vào những tháng này cua huỳnh đế đực và cái đều mang những chiếc bụng căng tròn vì gạch, cua cái lại có thêm trứng nên chúng khá lười vận động. Lý giải cho cái tên “huỳnh đế” khá thú vị. Nguyên thủy tên cua là “hoàng đế”, nhưng thuở xưa quan địa phương lệnh dân phải đọc trại đi vì sợ phạm húy (chúa Nguyễn Hoàng). Theo lời kể của ngư dân, khi vua du ngoạn ở các vùng biển đẹp, thấy ngư dân nơi đây đánh bắt được loại cua lạ, có màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên ăn thử. Ăn thấy ngon, càng sung sức nên vua truyền cho các địa phương có loại cua này phải dâng lên hoàng cung. Từ đó tên gọi cua “huỳnh đế” thay vì là “hoàng đế” như ban đầu.

Ra vạn An Thạnh xem lễ hội nghinh thần

Hàng năm, cứ đến ngày 15 – 16/10 (âm lịch), tại vạn An Thạnh (Tam Thanh - Phú Quý) lại diễn ra lễ hội nghinh thần Nam Hải và kỵ Cố. Cố được tôn xưng là thần Nam Hải (cá voi) đầu tiên được dân thờ trong vạn. Đây là nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng biển.

Vạn An Thạnh 

Trước khi diễn ra lễ hội rước ông Sanh (thần Nam Hải còn sống ở biển), người Liên chi trưởng của hội vạn mời tất cả ngư dân của xã Tam Thanh cùng về vạn An Thạnh. Tùy theo mỗi năm mà lễ hội diễn ra vào tối 15 hay sáng 16/10 (âm lịch).

Huyền bí Ma Rừng lữ quán

Nằm lẩn khuất sâu trong núi rừng Đạ Nghịt của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), Ma Rừng lữ quán là chốn dừng chân mang sắc màu huyền hoặc và thi vị cho những lữ khách yêu thiên nhiên trong hành trình khám phá núi rừng Tây Nguyên. 

Chủ nhân của lữ quán là ông Nguyễn Thanh Liêm, một người con của núi rừng Đà Lạt. Yêu thích du lịch khám phá nên thời trai trẻ ông đã nhiều lần băng rừng, vượt suối, leo đèo để tìm hiểu hầu hết các ngõ ngách của núi rừng Tây Nguyên. Bạn bè thân thiết đã gắn cho ông biệt danh “ma rừng” là vì thế. Khi về già, vì tình yêu núi rừng mà ông đã rời bỏ phố thị về đây dựng căn nhà gỗ, trồng hoa, làm vườn, cùng gia đình tận hưởng thiên nhiên hoang sơ và cũng nhằm canh gác, bảo vệ khu rừng.

Chính vì cái đẹp, cái lãng mạn của lữ quán này đã khiến rất nhiều du khách vượt cung đường đèo khó khăn để được đến để hòa mình với thiên nhiên và thưởng thức cuộc sống nơi đây.

Trung tâm của Ma Rừng lữ quán là một căn nhà gỗ với không gian mở như một trạm dừng chân.

5 thg 4, 2016

Quán hủ tiếu ở Sa Đéc rẻ và ngon nhất ASEAN

ASEAN, chỉ Đông Timor là tôi chưa đến, nhưng có tìm hiểu qua sách báo. Bởi chưa đi hết 47 nước châu Á, nói chi 204 quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới, nên chỉ mới dám khẳng định như vậy. 

Tác giả bài viết và ảnh trước quán Bà Sẩm 

​Cũng cần nói thêm cho rõ, “rẻ và ngon” đi cùng với nhau. Nếu tách riêng từng phần lại là chuyện khác (vì có thể có quán ngon hơn nhưng đắt hơn hoặc rẻ hơn nhưng không ngon bằng).

Ở làng nghề thúng chai

Thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An) có khoảng 40 hộ với trên 120 lao động đang nỗ lực duy trì nghề làm thúng chai truyền thống. 

Vót nan 

4 thg 4, 2016

Lễ hội cầu mùa – nét văn hóa đặc sắc của người Dao, Yên Bái

Lễ hội cầu mùa đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của đồng bào Dao (Yên Bái).

Thầy cúng làm lễ, lấy nước phun vào lúa ngô với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, ngô nặng hạt, lúa trĩu bông. Ảnh: baotintuc

Lễ cầu mùa được đồng bào Dao nơi đây duy trì từ nhiều đời nay và dần trở thành bản sắc văn hóa của dân tộc. Lễ cầu mùa được tổ chức hằng năm tại gia đình có uy tín, gia đình thu hoạch được nhiều thóc, nhiều ngô nhất trong năm và đã được lựa chọn từ trước. Lễ vật dâng cúng các vị thần trong lễ cầu mùa thường có lợn, gà, lúa, ngô...