9 thg 3, 2016

Khu vườn ‘lạ’: Bí khổng lồ và cà chua đen ở Đà Lạt


…Biết đâu, một cô bé lọ lem có thật sẽ xuất hiện tại Đà Lạt, ngay tại khu vườn bí khổng lồ, cà chua đen này…

Cuối tuần vừa rồi, trong một chuyến “phượt” lên Đà Lạt đổi gió, tôi được một vài người bạn cũ dẫn đến một “khu vườn lạ” nằm tại 50 đường Hồ Xuân Hương (đường đi hồ Than Thở). Đây là khu vườn với các giống cây “lạ” đang được thử nghiệm của gia đình ông Lê Hữu Phan (vé tham quan 10.000đ/người)

8 thg 3, 2016

Phong tục đón Tết của người Sán Chay ở Phú Thọ

Người Sán Chay chuẩn bị đón Tết rất chu đáo bởi sau một năm lao động vất vả, cần mẫn, đây là dịp để họ nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành.

Điệu múa đón Tết của người Sán Chay, Phú Thọ. Ảnh: TTDL

Với trên 6.000 người, sinh sống quần tụ ở 6 làng thuộc các xã: Ngọc Quan, Hùng Long, Yên Kiện, Minh Phú, Tây Cốc và Vân Đồn, cũng như các dân tộc khác, dân tộc Sán Chay ở Đoan Hùng có nhiều phong tục truyền thống mang bản sắc riêng, trong đó có tục đón Tết Nguyên Đán, làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Lễ cúng rừng thiêng của người Thái, Yên Bái

Mỗi độ xuân về, người Thái ở Yên Bái lại rộn ràng tổ chức lễ hội Xên đông – lễ hội “Cúng rừng thiêng” với mong muốn một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đời sống sung túc, nòi giống sinh sôi.

Lễ cúng rừng thiêng của người Thái, Yên Bái. Ảnh: yenbai.gov.vn

Vùng lòng chảo Mường Lò (Yên Bái) là miền đất tổ của đồng bào Thái. Bà con nơi đây vẫn giữ tục xên đông - cúng rừng thiêng. Từ tập tục linh thiêng ấy đã xây dựng nên ý thức cộng đồng bảo vệ rừng.

Khám phá Tết cổ truyền của người La Hủ ở Lai Châu

Tết cổ truyền luôn có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc La Hủ ở Lai Châu. Đó là những ngày vui tươi, phấn khởi khi đồng bào vừa kết thúc một vụ mùa bội thu.

Tết cổ truyền có ý nghĩa quan trọng với người La Hủ. Ảnh: dantocmiennui

Với khoảng 9.800 người, dân tộc La Hủ sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Tè (Lai Châu). Tuy đời sống còn nhiều khó khăn song bà con La Hủ vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống từ trang phục, ẩm thực, các điệu dân ca, dân vũ. Nhất là việc đón tết cổ truyền (Khô Chà) được bà con duy trì được nhiều nét văn hóa độc đáo.

7 thg 3, 2016

Đến Cát Bà thăm Pháo đài Thần công

Pháo đài Thần công được xây dựng từ năm 1942 tại vị trí chiến lược trọng yếu tại cửa ngõ biển Đông. Đây là nhân chứng lịch sử của quân dân huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng) với nhiệm vụ giữ gìn vùng biển tiền tiêu của Tổ quốc trong thời kỳ kháng chiến. Giờ đây, chứng tích này đã trở thành một địa chỉ du lịch đặc sắc của huyện đảo Cát Bà. 

Tại đây, chúng tôi bắt gặp những quả đạn pháo cỡ lớn dùng trong những trận đấu pháo của quân ta trong những năm tháng chiến đấu hào hùng vẫn còn được lưu giữ qua thời gian. Đi xuyên qua những đoạn đường hầm được xây bằng những khối bê tông vẫn rắn chắc, chúng tôi cảm giác như đang đi xuyên qua lòng núi để tới thăm các hệ thống hào công sự được xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ 20. Đặc biệt là có thể chiêm ngưỡng những khẩu pháo Đối Hải được xem là chứng tích lịch sử thu hút sự quan tâm của du khách khi tới tham quan Pháo đài Thần công. 

Trong thời kỳ kháng chiến, thực dân Pháp đã đưa ba khẩu pháo Đối Hải 138 ly nặng hàng chục tấn sang bắn phá Hải Phòng. Sau Cách mạng Tháng Tám, quân và dân ta đã đã tự chế lại những cây đinh và đã lập chiến công, bắn cháy tàu chiến của địch trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ bằng khẩu pháo này. 

Du khách nước ngoài tham quan vị trí đặt khẩu pháo số 1 tại pháo đài Thần công.

Thương nhớ cháo bột Hải Lăng

Không phải ngẫu nhiên mà cháo bột Hải Lăng nổi tiếng khắp cả nước, vì đây là nơi khai sinh ra món ăn dân dã nhưng gợi nhớ, gợi thương này...
Cháo bột (còn gọi là cháo vạt giường) rất quen thuộc ở miền Trung nhưng chỉ ở Hải Lăng mới tìm được hương vị chính gốc. Vì người dân ở đây chỉ chuyên làm món này và cách nêm nếm, nguyên liệu không thể lẫn với các vùng miền khác. 

Tô cháo bột Hải Lăng dân dã nhưng gợi nhớ 

Về Hội An ăn vặt

Là dân Quảng Nam “chính hiệu” nhưng tôi chưa một lần có dịp tận hưởng cái cảm giác đi la cà ở Hội An chỉ để ăn, vì ngắm phố cổ hay lội vào các shop bán quà lưu niệm, xem nhà cổ, viếng chùa Phước Kiến… đều chỉ hơn một lần là hết thời gian rồi.
Tết Bính Thân vừa rồi, tôi quyết định phải đi chỉ để ăn vặt, để hiểu cái cảm giác thú vị với những món ngon thuộc đặc trưng ở Hội An là như thế nào. 

Dạo một vòng quanh phố cổ, tính ghé quán cao lầu được xem là ngon nhất Hội An ngay trong phố nhưng chú xe ôm bảo: “Qua cầu Cẩm Nam, đi bộ khoảng 50 mét có quán Có ngay, ở đó đủ món ăn vặt…” 

Cao lầu Hội An 

5 thg 3, 2016

Một góc nguyên sơ Cửa Lấp

Không nổi tiếng như những bãi Trước, Sau, Dâu, Dứa... nơi ấy vẫn còn mang nét đẹp nguyên sơ, yên bình dù ở cách nội thành Vũng Tàu không xa. Đó là vùng biển Cửa Lấp. 

Hoàng hôn trên bãi biển Cửa Lấp - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng 

Theo quốc lộ 51C vào trung tâm TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), trên đường 3 tháng 2, đoạn từ đường Đô Lương đến Hàng Điều (thuộc địa phận P.11), nếu nhìn về bên trái sẽ thấy một dãy đồi cát chạy dọc, dài khoảng 3km.

Phía trong dãy đồi cát ấy là những khu rừng hoang sơ, những thửa đất mọc đầy cây dại. Còn phía bên ngoài đồi cát chính là bãi biển Cửa Lấp.

Xuôi sông Thái Bình xem trai làng tranh tài pháo đất

Những làng quê ven sông Thái Bình hiện vẫn lưu giữ trò chơi dân gian pháo đất. Hòa trong tiếng pháo đất nổ đì đùng, tiếng cười vui cổ vũ các pháo thủ, mọi người sẽ hiểu hơn nét văn hóa độc đáo của những cư dân trồng lúa nước.

Trai tráng xã Kiến Thiết tranh tài pháo đất trong hội đình làng Cựu Đôi - Ảnh: Vũ Ngọc Khánh 

Từ lâu pháo đất trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân ở các vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là ở những vùng quê ven sông Thái Bình. Ở Hải Phòng hiện có những địa phương chơi pháo đất như xã Tân Liên, An Hòa, Thắng Thủy, Vĩnh Long ở huyện Vĩnh Bảo, rồi xã Kiến Thiết, Tiên Minh, Cấp Tiến, Đoàn Lập của huyên Tiên Lãng. Ngoài ra ở một số địa phương của huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ (Hải Dương), Hưng Hà (Thái Bình)… lưu giữ trò chơi dân gian này. Các làng xã tổ chức chơi pháo đất vào đầu xuân hoặc cuối thu, khi tiết trời chuyển sang heo may, thể thức chơi có nét khác nhau.

Độc đáo phở Tráng Kìm vùng cao

Nếu đang có ý định đến Hà Giang vãn cảnh và trải nghiệm văn hóa vùng cao qua những nếp sống, nếp ăn của người miền núi, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến những món ăn nhất định phải thử nếu một lần ghé thăm mảnh đất này. 

Theo lời chỉ dẫn của những cánh lái xe khách tuyến Hà Nội – Hà Giang, chúng tôi tìm được một món ăn mà ai cũng rỉ tai nhau phải ăn thử để biết mùi vị hấp dẫn và thú vị của nó. Đó là phở Tráng Kìm, một đặc sản của bản Tráng Kìm, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang. 

Phở Tráng Kìm chỉ có ở một địa điểm duy nhất. Đó là một bản nhỏ nằm nép mình bên dòng sông Lô của xã Quyết Tiến. Bản làng bình yên này nổi tiếng với món phở đã bao năm. Món ăn nổi tiếng, không chỉ vì ngon, hấp dẫn mà còn thú vị, “lạ” trong cách chế biến rất tinh tế, khéo léo của đôi tay người miền núi. 

Đây là món điểm tâm sáng của những người đi chợ phiên, hoặc khách du lịch đến Hà Giang, đang trên đường thăm cao nguyên đá Đồng Văn, đi qua Quyết Tiến ắt sẽ ghé qua đây ăn thật no bụng món phở lạ vùng cao.