28 thg 2, 2016

Độc đáo mô hình mỹ nghệ từ gỗ tái chế

Làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai gần 40 năm qua là nơi nổi tiếng tái chế những mảnh gỗ vụn để tạo nên những mô hình gỗ mỹ nghệ độc đáo, mặt hàng xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới những năm gần đây.

Xuất hiện từ hơn nửa thế kỷ qua, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống ở xã Bình Minh bắt nguồn từ các làng nghề mộc truyền thống của miền Bắc do người dân di cư mang theo. Đó là những làng nghề nổi tiếng như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định)... Tuy vậy, tái chế những mảnh gỗ vụn phế thải trở thành đồ mỹ nghệ tinh xảo chỉ bắt đầu từ đầu thập niên 80.

Mọi chuyện khởi đầu khi một người thợ mộc tên là Kỳ Vân ở ấp Trà Cổ, xã Bình Minh có cây mít bị chết trong vườn nhà. Vứt đi thấy lãng phí nên ông Vân đã tìm cách dùng gỗ mít để tạo hình một con thuyền có các họa tiết tinh xảo. Con thuyền này được ông Vân mang lên Tp. Hồ Chí Minh bán và được một du khách người Nga rất thích mua đem về nước làm kỷ niệm. Đây được coi là sự khởi đầu cho việc hình thành nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là các mô hình cho khách du lịch đến Việt Nam ở xã Bình Minh.

Đi xem lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh

Ngày mùng 4, 5 và 6 tháng Giêng hằng năm, làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) tổ chức hội vật cầu cổ truyền tại sân đình.

Hội vật cầu Thúy Lĩnh nhằm tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương, tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông.

Hội vật năm 2016 có sự tham dự của 12 đội, mỗi đội có từ 6-8 cầu thủ, được chia làm 3 bảng. Mỗi bảng đấu có 4 đội thi đấu để chọn ra 8 đội có thành tích tốt nhất vào thi đấu bán kết và chung kết. Phần thưởng cho đội vô địch là 6 triệu đồng. 

Sân thi đấu hình vuông có một hố ở chính giữa để đặt quả cầu và 4 hố ở bốn góc sân, tương ứng với “khung thành” của 4 đội. Mỗi đội có 2 cầu thủ, mặc quần trắng, mình trần thắt đai theo màu cờ cắm ở góc sân (4 cờ cắm ở góc sân là đỏ, xanh, vàng, tím) 

Lễ hội bắp nếp ở phố cổ Hội An

Sáng 23.2, làng nghề trồng bắp nếp phường Cẩm Nam (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) tổ chức Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam lần thứ 3 - năm 2016. 

Du khách khá thích thú với món bắp xào - Ảnh: Hoàng Vinh 

Đây là lần thứ 3 Hội An tổ chức ngày hội bắp nếp nhằm tôn vinh những người nông dân trồng bắp (ngô) Cẩm Nam. 

27 thg 2, 2016

Đi ngang Long An, nhớ ghé ăn thơm Bến Lức

Con đường từ miền Tây về TP.HCM dài hun hút, quốc lộ 1 buổi xế trưa nắng như đổ lửa. Nhìn các bảng hiệu bên đường mới biết đang vào địa phận Bến Lức, Long An - vùng đất nổi tiếng với "thương hiệu" thơm (khóm). 

Thơm Bến Lức bày bán ven quốc lộ 1 - Ảnh: Nga Bích 

Xe chúng tôi chạy qua những sạp hàng mái lá thô sơ, đóng sơ sài bằng gỗ tạp. Mít, chuối và nhiều nhất là những trái thơm vỏ xanh, vàng cam nằm sắp lớp bên đường. Có cả những trái thơm đã xay mắt, lộ khe thịt vàng tươm nước ngọt, bọc kín trong nilông che bụi treo lủng lẳng.

Đậm đà càng ghẹ rang muối

Nếu có dịp đặt chân đến Đà Nẵng, bạn khỏi phải lo về thực phẩm sạch, nhất là những món hải sản.

Muốn thưởng thức ngay, có thể tìm đến những hàng quán dọc đường Nguyễn Tất Thành, bạn sẽ được phục vụ tức khắc, còn nếu muốn lai rai với bạn bè và người thân ở nhà chỉ cần đến chợ hải sản Thanh Khê, chợ Thuận Phước hay chợ Đống Đa… hoặc chờ những chiếc thúng chài từ biển lên, bạn có thể tha hồ chọn những món hải sản tươi ngon vừa ý, hợp với túi tiền. 

Tách lớp vỏ bên ngoài ra, dùng tay gỡ lấy phần thịt trắng ngần bên trong chấm vào chén muối tiêu, cho vào miệng, vị ngon ngọt của thịt ghẹ, vị đậm đà của muối, vị cay cay của ớt hòa quyện vào nhau ngon không thể tả - Ảnh: Hòa Nhơn 

Đi dọc quốc lộ 14 khám phá mùa xuân Tây Nguyên

Tây Nguyên những ngày đầu năm trời se lạnh, những cây mai nở rộ vàng rực trước sân nhà, sau vườn hoa cà phê nở trắng xóa. Con đường quốc lộ 14 mới sửa thật đẹp, hai bên những đồi thông xanh ngắt...

Những rừng thông xanh ngắt, rì rào bên quốc lộ qua huyện Đắk Song (Đắk Nông). Đến đây, bạn có thể nán lại để tận tưởng cái lạnh nhẹ nhàng của vùng đất cao nguyên này 

Đồng bào Cơ tu làm du lịch

Ngỡ đâu chuyện lạ, song đến các bản làng của đồng bào dân tộc Cơ tu ở khắp các huyện miền núi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận Quảng Nam, bạn mới thấy đồng bào không chỉ biết làm du lịch mà còn rất chuyên nghiệp, đúng kiểu du lịch cộng đồng, rất hấp dẫn du khách. 

Du lịch cộng đồng “3 không” ở làng đồng bào Cơ tu

Vượt qua những cung đường núi ngoạn mục mà đẹp kỳ vĩ dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đến xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang.

Điều làm chúng tôi ấn tượng ngay khi bước chân đến cổng làng du lịch cộng đồng ở đây chính là nội quy ''3 không'' mà dân làng và du khách phải hứa với nhau: Không tự ý đi lại trong cộng đồng, không xâm phạm đến tài sản cá nhân, và không chụp ảnh khi chưa được phép; Không vứt rác bừa bãi và mang những cây con, vật lạ, chất cấm vào cộng đồng; Không cho tiền hoặc bất cứ vật gì cho người dân, đặc biệt là trẻ em. 

Du khách cùng đồng bào Cơ tu múa tung tung da dá ở làng Du lịch tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang. 

Bức tường khổng lồ trong hang Sơn Đoòng

Nằm ở cuối hang Sơn Đoòng, bức tường Việt Nam (The Great Wall of Viet Nam) là phần thưởng xứng đáng cho hành trình chinh phục gian nan của du khách.

The Great Wall of Viet Nam là bức tường cao gần 100 m nằm ở đoạn cuối của hang Sơn Đoòng, nối với hang chính bởi một hồ nước dài 500 m. 

Mộc Châu huyền ảo trong nắng sớm và hoàng hôn

Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và luôn biến ảo kỳ diệu không chỉ theo mùa và trong cả từng ngày từng giờ.

Những ngày nắng đông này, tới Mộc Châu bạn hãy chịu khó dậy thật sớm lên đồi cao để được ngắm những tia nắng ban mai trên thảm sương mây lảng bảng. Hoặc bạn chờ chiều tối để thấy khoảnh khắc cuối ngày, nắng khuất dần sau rặng núi trùng điệp. 

Bí ẩn về huyền thoại lông đuôi voi Tây Nguyên

Nhẫn lông đuôi voi là một trong những mặt hàng lưu niệm phổ biến được bán trong các khu du lịch ở Buôn Đôn (Đắk Lắk). Nhẫn được làm bằng kim loại như vàng, bạc… bên trong rỗng để lồng lông đuôi voi. Không chỉ đặc trưng cho vùng đất Tây Nguyên với truyền thống nuôi và thuần dưỡng voi, nhẫn còn được nhiều du khách coi là món quà mang lại may mắn và giúp xua đuổi tà ma.

Người M’Nông ở Tây Nguyên được biết đến với nghề săn và thuần dưỡng voi nổi tiếng. Trong nhiều tài liệu ghi lại, một trong những vị thần mà người M’Nông tôn thờ là Nguăch Ngual, tức thần Voi. Bởi thế những câu chuyện về vị thần này luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của du khách.

Hầu như không du khách nào khi đến Đắk Lắk, đặc biệt là Buôn Đôn, Buôn Ma Thuột không biết đến câu chuyện yêu thủy chung của đôi trai gái người M’Nông gắn liền với chiếc nhẫn lông đuôi voi.

Theo đó, từ xa xưa có một đôi trai gái yêu nhau say đắm nhưng không đến được với nhau vì mâu thuẫn giữa hai làng. Chàng trai cầu xin vị thần lớn nhất Tây Nguyên (Thần Voi) giúp đỡ và được thần tặng một chiếc nhẫn lông đuôi voi làm tín vật. Nhờ vậy, họ đã nên nghĩa vợ chồng. Từ đó, nhẫn lông đuôi voi được xem là biểu tượng của tình yêu, sự thủy chung và may mắn.