14 thg 1, 2016

Thử ăn cà ri cá của người Chăm

Gần đây, một số đầu bếp người Chăm đã có ý tưởng sáng tạo và biến tấu món cà ri Chà truyền thống thành món cà ri cá, rất lạ miệng và hấp dẫn. 

Tô cà ri cá tra do thợ nấu người Chăm thực hiện - Ảnh: Hoài Vũ 

Trong văn hóa ẩm thực của người Chăm, ngày thường họ ít dùng các món chiên, xào mà lại thích các món luộc và nướng như gà luộc, dê luộc chấm muối ớt thật cay. Đặc biệt trong các ngày lễ tết và tiệc tùng, người Chăm bao giờ cũng nấu món cà ri Chà truyền thống.

Gọi cà ri Chà là vì người địa phương thường gọi người Chăm là “Chà Và”, do đọc trại từ chữ Java. Người Việt mình nấu cà ri thường nấu với gà, vịt, còn người Chăm thì thường nấu với thịt dê hoặc bò.

13 thg 1, 2016

Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non ở Đồng Tháp

Gỡ những miếng thịt cá trắng nõn, thơm nức cuốn cùng với lá sen non, chấm cùng nước mắm me, bạn sẽ cảm nhận hồn quê Đồng Tháp trọn vẹn khi thưởng thức món ăn.

Cá lóc (miền Bắc gọi là cá quả) nướng trui có ở nhiều vùng đất khác nhau và trở thành món ăn dân dã. Nhưng cá lóc nướng cuốn cùng với lá sen non mang lại một hương vị không thể cưỡng nổi, là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến Đồng Tháp.

Cá lóc còn tươi được rửa sạch, sơ chế, bỏ mật cá rồi lấy muối hạt rửa lại, để cho ráo nước. Người chế biến thường dùng một cây sả tươi luồn thẳng từ miệng cá xuống dưới thân rồi đem nướng, vừa khử tanh, vừa mang lại hương thơm hấp dẫn.

Trước đây, người dân Tháp Mười thường nướng cá bằng rơm rạ và nướng cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật và sự khéo léo. Phải ước chừng được lượng rơm vừa phải để làm sao cho cá chín đều, không bị cháy và khô quá. Phần đầu và bụng cá là phần lâu chín nhất nên cần được nướng lâu hơn. Ngày nay người ta thường cho lên bếp than hồng, nướng cho đến khi cá có màu vàng đẹp mắt, da cá săn lại và tỏa mùi thơm nức. 

Cá lóc được cuốn kèm cùng lá sen non và bún, bạn có thể cảm nhận hồn quê xứ Đồng Tháp trong từng hương vị món ăn. Ảnh: DongThaptourist 

Chả trứng mực và chuột đồng chiên sả ớt Cà Mau

Những miếng chả trứng mực vàng ruộm thơm nức hay chuột đồng ướp sả ớt kích thích bởi vị cay là món ăn bạn nhất định nên thử khi đến vùng đất Cà Mau.

Với giá chỉ từ 80.000 đến 120.000 đồng, bạn có thể thưởng thức những món ăn đặc sản ở đất Mũi.

Chả mực trứng chiên

Nếu đến vùng đất Mũi nơi tận cùng của Tổ quốc, bạn đừng quên thưởng thức món mực trứng chiên. Món ăn này hấp dẫn bất kỳ ai từng thưởng thức bởi màu vàng ruộm, giòn và mùi thơm đặc trưng.

Để làm món trứng mực chiên rất kỳ công, thường phải chọn những con mực có trứng, xẻ dọc theo thân mực rồi lấy bọc trứng nằm bên trong. Người chế biến cũng phải khéo léo làm sao cho trứng mực không bị vỡ, nát và tránh túi mật vỡ sẽ khiến trứng mực bị mất màu, có vị đắng. 

Chả trứng mực vàng ruộm là món ăn hấp dẫn bất kỳ thực khách nào. Ảnh: savitour 

Vẻ đẹp dinh thự Hoàng A Tưởng

Dinh thự Hoàng A Tưởng - một công trình pha trộn giữa kiến trúc nhà cổ của Pháp với kiến trúc phương Đông, đã đạt đến trình độ thiết kế tinh xảo và nổi lên với quy mô đồ sộ tại vùng núi cao xa xôi, hùng vĩ Bắc Hà.
Gần 100 năm qua, khu dinh thự này vẫn đứng sừng sững giữa bao la núi đồi, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Hà.

Công trình được khởi công năm 1914 theo thiết kế và sự giám sát trực tiếp của hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc. Đến năm 1921, tòa dinh thự mới hoàn thành.

12 thg 1, 2016

Có một mùa phượng vàng báo xuân

Mùa này chính là mùa những bông hoa vàng rực bung nở, mời gọi các loài chim hút mật như báo hiệu mùa xuân sắp về, sau đó rơi rụng lấm tấm vàng trên bãi cỏ xanh.

Phượng vàng nở báo xuân về 

Ở khu vực vườn ươm gần cà phê Vườn Tượng (nằm phía đường Huyền Trân Công Chúa và Nguyễn Du) công viên Tao Đàn, TP.HCM có một cây hoa nhánh vươn thẳng lên cao. Cuối năm, khi tiết trời se lạnh, cây rụng lá, chờ đến sau Tết dương lịch lại trổ lá, đơm hoa.

8 thg 1, 2016

Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng của người Ba na, Kon Tum

Người Ba na ở làng Đắc Vớt, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ cầu an để xua đuổi những điều xấu ra khỏi buôn làng, cầu may mắn, hạnh phúc cho người dân.

Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng của người Ba na, Kon Tum. Ảnh: Baocongthuong

Là một trong những dân tộc bản địa ở Kon Tum, hiện nay người Ba Na còn lưu giữ khá nhiều phong tục truyền thống đặc biệt là những lễ hội văn hóa độc đáo. Người Ba Na quan niệm: con người từ khi sinh ra đến khi chết sẽ trải qua nhiều quá trình của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ Người - Người (cá nhân với cá nhân), mối quan hệ cá nhân với cộng đồng; mối quan hệ cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên - Yàng,…Trong những mối quan hệ ấy, đều tồn tại niềm tin tín ngưỡng mạnh mẽ và những Lễ hội để biểu trưng cho tín ngưỡng đấy. Trong đó có Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng.

Tết hoa độc đáo của đồng bào Cống, Điện Biên

Theo tổ tiên người Cống lưu truyền, nếu Tết hoa chưa được tổ chức thì chưa ai được phép đi phát nương, đào củ mài và vui chơi, ca hát.

Tết hoa là lễ hội cổ truyền đặc sắc mà không phải tộc người nào cũng có. Ảnh: Baotintuc.vn

Dân tộc Cống hiện chỉ còn khoảng 1.000 người, sinh sống trong 4 bản rải rác tại các huyện Điện Biên, Mường Nhé và Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên). Theo quan niệm của người Cống, cứ trong tháng 9 âm lịch, sau khi thu hoạch mùa màng xong, mỗi nhà tự ăn tết theo điều kiện của gia đình mà không có ngày cụ thể. Trước đây, tết diễn ra từ (03 - 04) ngày, nay rút ngắn lại chỉ còn 01 ngày, 01 đêm.

Hành trình khám phá đồi cỏ và rừng Tà Năng

Quên đi lo âu, tận hưởng khoảnh khắc tự do giữa đất trời ngút ngàn, mây trời bảng lảng trên những hàng thông xanh rì, là cảm xúc chiêm ngưỡng cảnh quan bao la của Tà Năng sau hành trình trekking đáng nhớ.

Khu rừng Tà Năng thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách TP HCM hơn 300 km. Nếu dành cuối tuần cho chuyến đi, tối thứ 6 bạn khởi hành để đến Đức Trọng sáng sớm thứ 7, di chuyển và trekking ở khu vực Tà Năng đến trưa ngày chủ nhật. Rời rừng và di chuyển về TP HCM kịp khuya ngày chủ nhật. 

Lễ hội chọi dê độc đáo trên cao nguyên Quản Bạ

Rong ruổi trên cao nguyên Quản Bạ, cách thành phố Hà Giang chừng 40 km, bạn sẽ thấy bên sườn vách núi cheo leo, lác đác những bông hoa đào nở sớm, là tiếng lúc lắc, leng keng của chuông đeo cổ trên những con dê to lớn mỗi chiều về khi dẫn đàn xuống núi.

Những năm gần đây, mô hình nuôi dê lấy thịt ở Hà Giang được nhân rộng và mở ra triển vọng thoát nghèo cho người dân ở cao nguyên nơi cực Bắc tổ quốc. Với đặc tính dễ nuôi, leo trèo giỏi, khả năng thích nghi, sinh sôi nảy nở tốt và ít tốn công chăm sóc, dê thường được thả rông trên các vách núi, những mỏm đá cạnh vực sâu rất nguy hiểm. 

Chủ dê của xã Quản Bạ dẫn dê vào sới để thi đấu. Ảnh: Anh Phương 

6 thg 1, 2016

Như đã yêu hoa anh đào...

Những ngày này,  báo mạng ào ạt đăng bài "về Long Hải ngẩn ngơ với cánh rừng hoa anh đào bạt ngàn do người Nhật trồng từ thuở nào". Ấy, nhưng coi nào, đâu phải vậy đâu?

Không phải hoa anh đào

Loài hoa có cánh hồng phơn phớt, nở rộ lúc xuân về ấy không phải hoa anh đào sakura nổi tiếng của Nhật Bản, mặc dù rất giống. Đó là hoa đỗ mai. Thông tin về hoa đỗ mai (theo báo Bà Rịa - Vũng Tàu) như sau: