28 thg 12, 2015

Hấp dẫn bù chải um me

Bù chải là tên gọi thông dụng của một loại hải sản có ở dọc các tỉnh duyên hải miền Trung, một số vùng còn gọi là tôm tít, bề bề.
Với xóm chài làng tôi, bù chải là món ăn ưa thích của lũ con nít và cũng là món đưa cay của những người lao động nghèo. Xét về mặt kinh tế, bù chải không có giá trị bằng cua, ghẹ, tôm nhưng chất dinh dưỡng của nó chẳng kém cạnh gì, đặc biệt là hàm lượng canxi dồi dào, rất có lợi cho sức khỏe của xương. 

Đưa miếng bù chải rang me vào miệng, khó mà cưỡng lại vị chua chua, ngòn ngọt, mằn mặn và thơm lừng của những thớ thịt - Ảnh: Hòa Nhơn 

Nhà thờ Lộc Lâm

Địa chỉ : KP. 5, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, giáo dân họ Đông Tiến tỉnh Bắc Ninh và một số giáo dân khác lập trại tạm trú tại Thạch Phú - Bến Tre do Cha Đaminh Hoàng Văn Thuận coi sóc. Ba năm sau, 1958 cộng đoàn này di chuyển đến xã Đồng Hiệp quận Định Quán, tỉnh Long Khánh và lập thành xứ Lộc Lâm thuộc Giáo phận Sài Gòn dưới sự hướng dẫn của Cha Đaminh Phạm Sĩ Khiêm.

Năm 1965, cộng đoàn này cùng với Cha Đaminh đã di chuyển ra vùng đất Hố Nai thuộc quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa định cư và xây nhà thờ với kích thước 10m x 40m bằng gạch, kèo gỗ và mái tôn.



27 thg 12, 2015

Khám phá con đường chìm dưới biển độc đáo nhất Việt Nam

Nằm lênh đênh giữa đại dương, con đường mòn kéo dài gần 800m nối giữa hai hòn đảo trong dãy đảo Điệp Sơn, thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) được xem là con đường độc nhất vô nhị tại Việt Nam


Đất nước Việt Nam còn đó biết bao những địa danh độc đáo, mới lạ, thôi thúc những bước chân khám phá. Để rồi khi tìm đến, bạn sẽ vô cùng tự hào và thán phục trước vẻ đẹp của đất nước mình. Và con đường chìm dưới mặt biển độc đáo mà nhóm chúng tôi vừa tìm thấy, tất nhiên phải trải qua những khó khăn vốn có, đã minh chứng cho điều này. 

Nhà thờ Bắc Hải

Địa chỉ: KP. 1, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Tháng 09.1954, một số giáo dân, phần lớn thuộc Giáo phận Hải Phòng gồm các xứ Nam Am, Hội Am, Vĩnh Ninh, Đồng Giới, Đông Khê, Ngọc Lý, Văn Mạc, Đào Xá và An Toàn, đến định cư lập nghiệp hai bên quốc lộ 1A cách Biên Hòa 7 km. Giai đoạn đầu, đời sống cơ cực nên một số giáo dân tản mác đi những nơi khác sinh sống. Số giáo dân còn lại thành lập từng xứ và có nhà thờ riêng.

Trước tình hình số giáo dân đã ít lại chia thành nhiều xứ, Cha Phêrô Vũ Trọng Thư kêu gọi các Giáo xứ hợp lại thành lập một Giáo xứ và lập nên Giáo xứ Bắc Hải. Ngôi thánh đường đầu tiên của Giáo xứ Bắc Hải được làm bằng cây, mái lá với diện tích khoảng 60m2.

Năm năm sau, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hải kế nhiệm Cha Phêrô phụ trách Giáo xứ và cùng với cộng đoàn xây dựng nhà thờ mới với diện tích 450 m2. Năm 1971, Cha Gioan Baotixita và cộng đoàn Bắc Hải một lần nữa xây nhà thờ mới với kích thước 19m x 55m bằng vật liệu kiên cố và tháp chuông cao 42m



Nhà thờ Xuân Trà

Địa chỉ : 9/68 KP. 10, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Giáo xứ Xuân Trà có gốc từ Giáo xứ Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh. Năm 1954, một số giáo dân thuộc Giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng, di cư đến khu vực Hố Nai cách Biên Hòa 7 km về hướng Đông bên quốc lộ I lập nghiệp.

Thời gian đầu, cộng đoàn giáo dân này là một họ thuộc Giáo xứ Nam Hải, sau đó giáo dân đồng hương từ nhiều nơi quy tụ về và hình thành Giáo họ Trà Cổ.

Ngày 19.03.1971, Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn nâng Giáo họ Trà Cổ lên thành Giáo xứ với tên gọi là Giáo xứ Trà Cổ II và cử Cha Phaolô Nguyễn Văn Nhân làm chánh xứ tiên khởi.

Cuối năm 1971, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thái Chưởng kế nhiệm Cha Phaolô phụ trách Giáo xứ Trà Cổ II. Một năm sau, Cha Gioan Baotixita cùng với cộng đoàn Trà Cổ xây dựng nhà thờ với kích thước 16m x 45m để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.



23 thg 12, 2015

Đến Đắk Lắk ngắm thác Thủy Tiên

Thác Thủy Tiên nằm về hướng đông bắc, tọa lạc tại cánh rừng rậm cách trung tâm xã Tam Giang (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) khoảng 7km.


Đến Thác Thủy Tiên, du khách sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy ba tầng thác đổ xuống những tảng đá ngộ nghĩnh gối chồng lên nhau. Tầng thứ nhất có độ dốc thấp, lòng thác nhỏ, nước chảy êm đềm. Hai bên có nhiều rễ cây rũ xuống đong đưa.

Dòng nước tiếp tục trút xuống những bậc đá lớn tạo thành tầng thứ hai với nhiều hố nước xanh mát mẻ. Ở đây, bạn có thể rũ sạch những lo toan ngày thường để đắm mình trong dòng nước mát lạnh giữa đại ngàn xanh thẳm.

Nhà thờ Trung Nghĩa

Địa chỉ : KP. 2, P. Tân Biên, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, Cha Đaminh Phạm Văn Hân đưa một số giáo dân đến vùng đất Hố Nai định cư lập nghiệp và thành lập Giáo xứ Trung Nghĩa. Hai năm sau đó. Cùng năm, Cha Đaminh và giáo dân xây dựng nhà thờ đầu tiên bằng gạch, kèo gỗ và mái lợp tôn với kích thước 10m x 24m để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.



Qua nhiều thời quý Cha quản xứ, cộng đoàn Giáo xứ Trung Nghĩa ngày càng vững vàng trong đời sống đức tin và tình mến. Năm 1975, Cha Giuse Đào Thanh Hương về phụ trách Giáo xứ Trung Nghĩa. Năm 1989, Cha Giuse và cộng đoàn Trung Nghĩa xây nhà thờ mới.

Nhà thờ Nam Hải

Địa chỉ : KP. 11, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đức Nhuận đưa giáo dân từ Liễu Dinh gốc Hải Phòng, miền Bắc đến lập nghiệp tại vùng đất Hố Nai nay là phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa. Ba năm sau, Cha Gioan Baotixita cùng với giáo dân xây dựng ngôi thánh đường với kích thước 10m x 20m bằng gạch, kèo gỗ và mái tôn để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.




Đền Thánh Hải Dương

Địa chỉ : 14/41 KP. 6, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, nhiều Giáo xứ di cư từ miền Bắc đến định cư tại xã Hố Nai, quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa. Sau khi rút thăm, bà con thuộc Giáo xứ Hải Dương, Giáo phận Hải Phòng, được chia và định cư tại vùng đất xứ Hải Dương hiện nay. Từ những ngày đầu, cộng đoàn được Cha Giuse Phạm Văn Hy coi sóc và giúp đỡ. Năm năm sau, Cha Giuse cùng với giáo dân dựng lên ngôi nhà thờ đầu tiên của Giáo xứ với kích thước 8m x 20m bằng vật liệu kiên cố.




Năm 1971, Cha Đaminh Đặng Công Hiến (dòng Thánh Thể) về coi sóc Giáo xứ Hải Dương. Sáu năm sau, Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng trao Giáo xứ cho các Cha Dòng Thánh Thể phụ trách.

Mì Quảng Đà Lạt - món mì “lai” cực ngon

Người miền Trung, đặc biệt là người Quảng Nam - Đà Nẵng chiếm một số lượng lớn trong dân số Đà Lạt. Thế nên văn hóa ẩm thực Đà Lạt cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ miền Trung. 

Dĩ nhiên khi đã thuộc về Đà Lạt thì những đầu bếp mang văn hóa quê mình vào đất mới tìm kế sinh nhai sẽ biến tấu món ăn để phù hợp với khẩu vị của thực khách địa phương. Nên, những món ăn từ vùng miền khác về, gắn thêm cái “mác” Đà Lạt phía sau, đều được gọi là “lai”.

Không quá khác với món mì Quảng chính gốc, cũng sóng sánh nước vàng sệt, cũng mì vàng, cũng đậu phộng rang và bánh đa nướng, nhưng vì không gần biển, nên mì Quảng Đà Lạt thường chỉ duy nhất nấu với thịt heo, không tôm – không mực như ở Quảng Nam.