6 thg 12, 2015

Cổ kính trường Marie Curie Tp. Hồ Chí Minh

Trường trung học phổ thông (THPT) Marie Curie (Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) không chỉ được biết đến với dấu ấn kiến trúc Pháp cổ kính mà còn là cái “nôi” đào tạo nên nhiều thế hệ học sinh thành tài suốt gần một thế kỷ qua.

Trường THPT Marie Curie bắt đầu mở cửa từ năm 1918 và hiện là một trong những trường trung học lâu đời nhất tại Tp. Hồ Chí Minh. Lúc mới thành lập thời Pháp thuộc, trường chỉ dành dạy và học cho các nữ sinh trung học người Pháp và một số ít người Việt Nam xuất thân từ các gia đình giàu có và quyền quý ở Sài Gòn. Thời ấy, các môn học ở trường Marie Curie đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp.

Tên của trường được lấy theo tên của nhà khoa học gốc Ba Lan - Marie Curie (1867-1934), người nổi tiếng trong việc tiên phong nghiên cứu về tính phóng xạ. Nhà khoa học này là người đầu tiên vinh dự nhận được hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau là vật lý và hóa học.

Bước vào cổng trường, ngay trước khu học đường là một khuôn viên nhỏ với bức tượng bán thân nhà khoa học Marie Curie đặt trang trọng ở chính giữa. Khoảng không gian này như để tách biệt trường học với bên ngoài, tạo sự yên tĩnh cho công việc giảng dạy và học tập.

Tượng bán thân nhà khoa học Marie Curie đặt trang trọng trong khuôn viên của trường.

Bót Catinat đẫm hồn đau thương

Bót Catinat là nơi trứ danh mà bất kỳ người Sài Gòn nào cũng từng ít nhất một lần được nghe nhắc tới: “…Cách nhau một bức tường thành/ Mà đây vẽ lấy vạn hình đau thương/ Catinat, một khám đường/ Mà sừng sững trước giáo đường Giêsu”.

Sài Gòn hơn 300 năm tuổi thì đường Đồng Khởi đã mang ngót nghét 2/3 lịch sử ấy. Do người Pháp xây vào thế kỷ 19, đường từng mang tên đường số 16, Catinat, Tự Do và giờ là Đồng Khởi. Trong phạm vi chỉ 630 thước, chạy thẳng từ sông Sài Gòn lên đến nhà thờ Đức Bà, thời Pháp thuộc gọi là “rue Catinat” in đầy dấu chân các tướng tá, chính trị gia, thương nhân, ngôi sao điện ảnh, văn sĩ, nhà báo.

Bót Catinat - tiền thân của 164 Đồng Khởi chiếm gần 
10.000 m2 ngày nay vốn là 164 Catinat, là Sở Thu thuế, nằm ngay góc ngã tư với đường Taberd (Nguyễn Du). Khảo cứu niên giám của TS Nguyễn Đức Hiệp cho thấy địa chỉ này được ghi là “Recette locale” (thu thuế địa phương) trong các năm 1905-1906 và “Receveur spécial” (thu ngân đặc biệt) từ năm 1907-1911, từ năm 1912 trở đi là “Trésor public” (ngân khố, kho bạc). Đến năm 1917, khi kho bạc mới được xây ở đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ), chính quyền thực dân Pháp bố trí cho Sở Mật thám Nam Kỳ và Sở Cảnh sát Trung tâm sử dụng công trình này làm nơi bắt giữ, tra khảo những người yêu nước. Do nằm trên đường Catinat nên người dân thường gọi cơ quan này là “bót Catinat”. 

4 thg 12, 2015

Lên Hà Giang, mua nấm ngọc cẩu làm quà

Ngoài cao nguyên đá hùng vĩ, hoa tam giác mạch đẹp như tranh..., nhiều du khách đến Hà Giang còn được truyền tai về loại nấm ngọc cẩu đặc biệt bổ dưỡng để mua về làm quà.

Người dân bày bán nấm ngọc cẩu bên đường - Ảnh: H.L.Đ.Hợp 

Đến Hà Giang tầm tháng 11 trở đi, thể nào du khách cũng bắt gặp cảnh tượng người dân bày bán loại nấm ngọc cẩu khắp các lề đường, quán hàng, chợ phiên...

Nấm ngọc cẩu thường mọc từ tháng 9, kéo dài đến hết tháng 10, mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới những lùm cây, bụi rậm và thường được thu hoạch từ khoảng tháng 11 đến trước dịp Tết Nguyên đán.

Dấu ấn tòa nhà Hải quan

Tồn tại gần 150 năm, Cục Hải quan TP.HCM ngày nay vẫn giữ trọn hồn vía kiến trúc thuộc địa cùng lịch sử, văn hóa và câu chuyện ly kỳ về chủ nhân đầu tiên của nó. Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu văn hóa người Anh về tòa nhà này.

Nằm ở số 2 Hàm Nghi, quận 1, TP.HCM, Cục Hải quan hồi xưa là Hôtel des Douanes, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Alfred Foulhoux xây năm 1885-1887. Giống như hầu hết tòa nhà kiểu thuộc địa của TP, tòa nhà Cục Hải quan không được công nhận là di sản TP, do đó không được pháp luật bảo vệ.

Sang trọng đến nỗi làm chính quyền… mắc cỡ

Thực ra Cục Hải quan đã được xây lại lần thứ hai từ căn nhà gạch ba tầng của thương nhân giàu có Wang Tai, người Quảng Đông, độc quyền buôn bán thuốc phiện ở Nam Kỳ giai đoạn 1861-1881.

Dòng Saint Paul và dấu ấn kiến trúc Nguyễn Trường Tộ

Với kiến trúc nhà dòng Saint Paul, chúng ta tự hào rằng tại Sài Gòn năm 1864 đã có một công trình kiến trúc kiên cố đầu tiên lại do chính kiến trúc sư người Việt thiết kế và xây dựng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nhận xét: “Dinh Thống đốc mà người Pháp còn phải mua của người Anh ở Singapore mang qua Sài Gòn lắp ráp thì với công trình tuyệt vời này đủ thấy người Việt Nam giỏi đến mức nào rồi”.

Khi đi ngang ngôi nhà trắng tại số 4 Tôn Đức Thắng, quận 1 (trước là Cường Để) mọi người chỉ biết đây là một nữ tu viện. Tòa nhà này trước kia còn được gọi là “Nhà Trắng”, không phải vì sơn toàn màu trắng như tòa Bạch Ốc (White House) mà vì ngôi nhà này được xây dựng và làm chủ bởi những nữ tu dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Phaolô thành Chartres) “trinh bạch từ linh hồn đến những chiếc áo dòng trắng toát”. Trước năm 1975, trong nhà dòng này có một trường tư thục với các lớp từ mẫu giáo tới tú tài với số lượng 1.600 học sinh (có ký túc xá cho học sinh nội trú). Sau năm 1975, có một thời gian là trường sư phạm mầm non. Nếu ai có dịp vào đây sẽ choáng ngợp với không gian rộng rãi, khoáng đãng với kiến trúc ba khối nhà: cô nhi viện, nhà nữ tu ở và khu nhà nguyện. Khu nhà nguyện có thiết kế đặc biệt, nhìn từ trên cao xuống rất giống cây thánh giá, bên trong có thêm nhiều cột đỡ vững chãi, phía trước là một sân cỏ rộng với tượng thánh bổn mạng của dòng Phaolô.

3 thg 12, 2015

Nơi lưu giữ 'cuộc sống ở Kon Tum'

Điểm nhấn của tòa giám mục Kon Tum chính là bảo tàng về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa.

Hàng sứ cổ thụ trên lối vào tòa giám mục Kon Tum 

Biệt thự Phương Nam ngàn tỉ

Căn biệt thự cổ tuyệt đẹp chiếm ba mặt tiền trung tâm Sài Gòn đến giờ này vẫn chưa biết được số phận của mình. Người ta nơm nớp lo sợ chủ nhân mới sẽ đập bỏ nó trước khi có quyết định bảo tồn của TP.

Đến thời điểm hiện tại thì ngôi biệt thự có địa chỉ 110-112 Võ Văn Tần, quận 3 đã được bán với giá 35 triệu USD cho một tập đoàn đầu tư lớn của nước ngoài.

Kiến trúc Pháp vững chãi sau 100 năm

Căn biệt thự cổ đã tồn tại hơn một thế kỷ nhưng kiến trúc cổ của nó vẫn tồn tại vững chãi, kiêu hãnh và nổi bật giữa các tòa nhà hiện đại ở trung tâm TP. Theo bản vẽ, nơi này có tổng diện tích hơn 
2.800 m2 (44,3 x 66,5 m); gồm hai phần, ba tòa nhà chính nằm ở trung tâm khuôn viên và các hạng mục phụ như nhà kho, mái che, sân vườn bao xung quanh. Đặc biệt, căn biệt thự này có ba mặt tiền hướng ra các tuyến đường nổi tiếng tấp nập ở TP. Mặt trước hướng ra đường Võ Văn Tần, bên hông thuộc về đường Bà Huyện Thanh Quan và phía sau là mặt đường Nguyễn Thị Diệu.

Kỳ lạ ngôi miếu thờ ‘bà’ rắn ở Đồng Nai

Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai​) có một ngôi miếu nhỏ được nhân dân xây dựng để thờ thần rắn, theo tục thờ rắn của người Nam Bộ xưa. Có lẽ đây là ngôi miếu duy nhất ở Đồng Nai còn thờ rắn.

Bàn thờ “bà” bên trong chánh điện (ảnh tư liệu của học giả Lý Việt Dũng cung cấp). Ảnh: Bùi Trí

Trải qua bao lần tu bổ và xây sửa, đến nay ngôi chánh điện của miếu được xây cất lại nhìn như một... ngôi nhà cấp 4, không còn mang dáng dấp của một ngôi miếu cổ nữa.

Ngôi miếu có tên là miếu bà Khoanh, nằm sát bờ sông Bến Gỗ. Theo lời giải thích của học giả-nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ Lý Việt Dũng thì chữ "Khoanh" không phải tên một người mà là một động tác khoanh tròn của một con rắn rất lớn. Ban đầu, miếu có tên là miếu rắn Bà Khoanh. Nhưng vì thời khẩn hoang, người dân "kiêng cữ" từ "rắn" nên mới gọi miếu Bà Khoanh cho đến tận hôm nay.

2 thg 12, 2015

Độc đáo núi Ba Thê

Núi Ba Thê (thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang) đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách đến tham quan, thưởng ngoạn, dã ngoại... nhờ phong cảnh sơn thủy 
hữu tình, khí hậu mát mẻ 
quanh năm. 

Núi Ba Thê nổi lên giữa xung quanh bốn bế đồng ruộng - Ảnh: Đ. Vịnh 

Theo tỉnh lộ 943 từ TP Long Xuyên về huyện Thoại Sơn, từ xa đã nhìn thấy rõ núi Ba Thê nổi lên giữa bốn bề đồng lúa bạt ngàn.

Thị trấn Óc Eo nằm bên chân núi mang dáng dấp như một phố thị nhỏ ở vùng trung du, điều hiếm gặp ở miền Tây Nam bộ. Từ đây có những tuyến đường nhựa chạy vòng quanh triền núi, hai bên là những xóm thôn tĩnh mịch.

Hành trình lên đỉnh Langbiang đầy thú vị

Sau những ngày thăm thú ở Đà Lạt thì chúng tôi quyết định chinh phục Langbiang được coi là 'nóc nhà' của thành phố ngàn hoa. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút những người đam mê trekking và trải nghiệm.

Khu du lịch Langbiang 

Gần trưa, chúng tôi rời khỏi Đà Lạt tiến về phía huyện Lạc Dương khoảng 12km. Từ đây, thường thì du khách phải đi xe jeep hoặc đi bộ theo đường nhựa lên trạm radar thì mới có thể đi tiếp lên đỉnh Langbiang. Tuy nhiên, chúng tôi may mắn được một anh bạn chỉ cho đường chạy xe máy lên đỉnh. Cả đoàn mua đồ ăn, nước uống đầy đủ và chuẩn bị cả lều trại nữa vì theo lời anh bạn, lên đến đỉnh Langbiang phải mất hơn 6 tiếng.