30 thg 11, 2015

Lặng người trước vẻ hùng vĩ mà nên thơ ở Hải Vân Quan

Trải qua gần 2 thế kỷ, Hải Vân Quan - nơi ghi dấu một thời kỳ lịch sử oai hùng, vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp xứng danh “thiên hạ đệ nhất hùng quan”. 


Hải Vân Quan là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Đứng ở di tích có độ cao 500m so với mực nước biển này, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ thành phố Đà Nẵng uốn lượn dọc bờ biển, lại có thể trông về Cù Lao Chàm, Cảng tiên sa. Trong khi đó, hướng mắt về phía Thừa Thiên Huế là con đường ngoằn ngoèo ở lưng chừng núi, phía xa là Vịnh Lăng Cô với những bãi cát trắng phẳng lỳ chạy dài tít tắp, cùng làn nước biển trong xanh.

Về Hải Dương nhớ tìm ăn bánh đa gấc Kẻ Sặt

Về Hải Dương, không ai không biết đến bánh đa gấc Kẻ Sặt. Cả tỉnh có nhiều nơi làm bánh đa nhưng chỉ có Kẻ Sặt mới có thể làm ra những chiếc bánh đa gấc trứ danh, trở thành đặc sản độc đáo giống như món bánh đậu xanh của vùng đất này.

Nghề làm bánh đa ở Kẻ Sặt đã có từ lâu, được truyền từ đời này sang đời khác và dần trở thành nguồn thu nhập chính đối với nhiều hộ gia đình ở xã Tráng Liệt - thị trấn Kẻ Sặt. 

Chị Lưu đang tất bật tráng mẻ bánh mới trong ngày. Tay cuộn tay tráng bên nồi hấp bốc hơi nghi ngút, cứ đều đặn như vậy mà nghề làm bánh đa gấc đã theo chị suốt gần 20 năm. 

Bò tơ… hoang dã

Cứ mỗi lần ngồi vào bàn ăn có món bò, tâm trí tôi liền miên man đến món “bò tơ hoang dã” rất thú vị. 

Món “bò tơ hoang dã” 

Tên gọi “bò tơ hoang dã” là do tôi định danh khi bù khú với bạn bè thế thôi, nhưng thực tế thì nó cũng hoang dã thiệt. Bò sống giữa miền hoang dã và khi “chiến đấu” cũng rất thả ga giữa miền hoang dã núi rừng. 

Từ Petrus Ký đến ngôi trường trăm tuổi

Với lối kiến trúc cổ điển của Pháp, Trường chuyên Lê Hồng Phong là một trong ba ngôi trường có tuổi đời lâu nhất tại TP. Ngôi trường là niềm tự hào của bao thế hệ học sinh có may mắn được gửi một phần ký ức tuổi trẻ của mình tại đây.

Ngôi trường nổi danh do kiến trúc sư Hebrard de Villeneuve, người Pháp thiết kế vào năm 1925. Năm 1928, khi các khu mới xây dựng xong, trường được đặt tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký - Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký.

Năm 1975, trường được đổi tên theo tên cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong cho đến giờ.

Xưa rộng mênh mông

Một trong những bức ảnh xưa nhất chụp ngôi trường này là không ảnh chụp năm 1929, cho thấy ngôi trường khang trang nằm nổi bật trên một vùng đồng trống rộng lớn. Bốn con đường bao quanh khi ấy, nay là đường Nguyễn Văn Cừ, An Dương Vương, Trần Bình Trọng, Trần Phú. Phía sau trường và bên hông là sân vận động Lam Sơn, khu nội trú cho học sinh và khu nhà tập thể cho các giáo viên, có nhiều dãy nhà. Hai góc của công trình là hai tháp nước.

Phủ thờ hơn 400 năm của dòng họ Nguyễn Cảnh

Phủ thờ họ Nguyễn Cảnh sừng sững, uy nghiêm tọa lạc trên mảnh đất xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) không chỉ là nơi con cháu dòng họ đến thắp hương cầu nguyện, nhớ về nguồn cội mà còn là danh lam thắng cảnh cổ kính thu hút khách du lịch gần xa. Tính đến nay phủ thờ đã trên 400 năm tuổi.

Phủ thờ được bao bọc giữa cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay. Ảnh: Nguyễn Trà

Bí ẩn mồ chôn tập thể lớn nhất Sài Gòn

Khu vực vòng xoay Dân Chủ (quận 10 và 3) từng là nơi chôn 1.831 người già, trẻ bị vua Minh Mạng ra lệnh xử tử trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi 180 năm trước.

Ngã sáu Công trường Dân Chủ, đường 3/2, Cách Mạng Tháng 8 là khu vực sầm uất tại TP HCM với nhà cao tầng san sát, xe cộ tấp nập. Nhưng ít người biết trước đây nó từng là nghĩa địa lớn nhất Sài Gòn với tên gọi "đồng mồ mả". Đây cũng là vị trí được cho là có ngôi mộ tập thể (Mả Ngụy) gần 2.000 người già, trẻ, trai, gái bị xử tử vì tội phản nghịch trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi vào năm 1833-1835 dưới thời vua Minh Mạng.

Mả Ngụy hay Mả Biền Tru vốn nằm trong vùng đất khá rộng gọi là Đồng Tập Trận - nơi tập trận và diễu binh của nhà Nguyễn (về sau người Pháp đặt tên là Đồng Mồ Mả) ở Gia Định thành ngày xưa. Nhiều câu chuyện ly kỳ, rùng rợn được người xưa đồn đại qua nhiều thế hệ cũng xuất phát từ Mả Ngụy.

Về sự biến Lê Văn Khôi, sử gia Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam sử lược ghi, khi Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt vừa mất (năm 1832), quan Bố chính có tiếng tham ác là Bạch Xuân Nguyên xưng phụng mật chỉ truy xét và soi mói đời riêng của ông Duyệt (1833), rồi ra lệnh bắt giam con nuôi của ông là Lê Văn Khôi.

Bản đồ người Pháp vẽ năm 1878, Sài Gòn tập trung chủ yếu hai bên đường Impériale (nay là Hai Bà Trưng) về phía rạch Thị Nghè và từ đường Chasseloup Laubat (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) về hướng sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Phía còn lại của hai con đường này là ranh giới của một khu vực rộng lớn gần như không có người ở, được họ đặt tên là Đồng Mả Mồ (Đồng Tập Trận).

29 thg 11, 2015

Nhớ da diết gỏi bò Quy Nhơn

Nhiều đứa bạn của tôi làm ăn trong Sài Gòn lâu lâu lại nhắn: “Mày ơi, sao tao nhớ gỏi bò quá, mà phải là gỏi bò Quy Nhơn như hồi trước mình hay ăn. Nhớ gì không nhớ, nhớ cái thứ không mang, không gửi vào được. Thôi, mày đi ăn giùm tao tô gỏi bò nghen!”. 

Cái món gỏi bò không biết sao chứ lúc trời se se lạnh là thấy nhớ, thấy thèm đến độ phải nuốt nước bọt ừng ực. Mùi rau răm, ngò gai xắt nhỏ, mùi đu đủ xanh the the, mùi bò, mùi nước tương cay xè cứ lẩn quẩn giữa những ngày đầu đông se sắt. 

Mùi rau răm, ngò gai xắt nhỏ, mùi đu đủ xanh the the, mùi bò, mùi nước tương cay xè cứ lẩn quẩn giữa những ngày đầu đông se sắt. 

Trên núi cao hát bài xây tổ ấm

Những bài ca hát trong hôn lễ của người Dao Tuyển ôm trong mình những sự tích xưa về thời đất trời tạo lập, những kiến thức ngàn năm ông cha hun đúc và còn kể bày cho cháu con các nghi lễ đám cưới, thêm những lời rút ruột về đạo nghĩa vợ chồng, đối nhân xử thế.

Một ngày đầu năm mới, tôi may mắn được Hoàng Thị Phương, cô gái người Dao Tuyển đang là cộng tác viên của Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai mời lên thăm nhà cô ở thôn Ải Dõng, thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, nhân thể dự đám cưới của một bạn trẻ người Dao Tuyển trong thôn. Ở Lào Cai, Bảo Thắng là nơi người Dao Tuyển cư trú đông nhất.

Phương nói sáng mai nhà trai mới qua làm lễ đón dâu nhưng từ chiều nay nhà gái đã rất nhộn nhịp với đủ thứ việc phải chuẩn bị. Nếu tôi lên sớm, chắc chắn sẽ được thấy nhiều chuyện thú vị và biết đâu sẽ được nghe những bài ca hôn lễ hát xuyên suốt các nghi thức cưới hỏi độc đáo của người Dao Tuyển… 

Thầy cúng Bàn Tiến Hùng và những bản sách cổ trăm năm tuổi của người Dao Tuyển.

Nước mắm Cát Hải

Là một trong những đặc sản ẩm thực của miền Bắc Việt Nam, nước mắm Cát Hải (Cát Bà, Hải Phòng) từ lâu đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng với hương vị mặn mòi của biển. Vừa qua, nước mắm Cát Hải được tổ chức Guiness bình chọn là 1 trong 10 đặc sản nước chấm gia vị nổi tiếng Việt Nam.

Bước chân lên đảo Cát Hải, những tấm pano giới thiệu đặc sản nước mắm như lời mời chào du khách khám phá hương vị đặc trưng chỉ có ở nơi đây. Càng đi sâu vào trong đảo, chúng tôi càng cảm nhận được mùi vị thơm nồng của nước mắm Cát Hải từ những cơ sở sản xuất nước mắm có lâu đời.

Theo ông Vũ Văn Cao, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải thì nước mắm ở đây được sản xuất theo phương pháp cổ truyền của người dân biển. Nguyên liệu được chế biến là các loại cá biển như cá nục, cá cơm, đặc biệt là cá nhâm vì đây là loại cá có mùi vị đặc trưng ở vùng biển Cát Hải.

Bể chứa mắm để ngoài trời theo cách sản xuất truyền thống của người dân Cát Hải.

Nhà thờ Tân Quy

Từ thành phố Sa Đéc, qua Cầu Sắt để tới làng hoa Tân Quy Đông, trên con đường Lê Lợi dọc bờ sông ta bắt gặp một ngôi nhà thờ có kiến trúc khá lạ, đó là nhà thờ giáo xứ Tân Quy.


Nhà thờ Tân Quy. Ảnh: Phạm Hoài Nhân