2 thg 12, 2015

Về phố Khách, Nam Định ăn bánh xíu páo

Cùng với bánh nhãn, bánh gai, kẹo sìu châu… bánh xíu páo đã làm nên sắc màu ẩm thực riêng có của vùng đất dệt Nam Định.

Bánh xíu páo chuẩn Nam Định phải lớp vỏ vàng ruộm, giòn giòn mà vẫn có độ mềm - Ảnh: Nguyễn Hương 

Những sáng sớm mùa đông, được cầm trên tay chiếc bánh xíu páo nóng hổi, vàng ươm để thưởng thức, lớp vỏ giòn rụm, mềm mại và lớp nhân thơm nức béo ngậy bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị và khó có thể quên được hương vị vừa lạ vừa quen của loại bánh này.

Khánh Hội - cầu quay độc nhất của Sài Gòn

Được người Pháp xây dựng, cầu Khánh Hội vào thời điểm nhất định trong ngày được xoay ngang để tàu thuyền qua lại thông thương trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.

Cầu Khánh Hội bắc qua kênh Bến Nghé, ngay cửa ngõ sông Sài Gòn và kế bên bến Nhà Rồng, là một trong 11 cầu trọng yếu trên đại lộ Đông Tây - tuyến đường đẹp và hiện đại nhất của thành phố hiện nay. Trong suốt lịch sử hơn 100 năm ra đời, cầu đã hai lần được phát bỏ để xây mới nhằm đảm nhiệm vai trò là trục kết nối chính, từ trung tâm quận 1 thẳng về quận 4, 7 và huyện Nhà Bè...

Cầu Khánh Hội đầu tiên được xây năm 1904, người Pháp gọi là Le pont tournant, nghĩa là cầu quay. Tên gọi này dựa theo thiết kế độc đáo - khi cầu có thể quay khúc giữa vào giờ nhất định trong ngày để mở đường cho tàu thuyền qua lại dễ dàng. Người Sài Gòn gọi bằng cái tên thân thuộc là "cầu quay Khánh Hội" hoặc "cầu Bắc Bình Vương".

Cầu Khánh Hội xoay ngang trong ngày để tàu thuyền qua lại. Ảnh: Panoramio

Chuyện về phú hộ Sài Gòn giàu hơn vua Bảo Đại

Ngoài việc dành 1/7 tài sản xây nhà thờ, gia đình Huyện Sỹ còn cho cháu ngoại Nam Phương hoàng hậu của hồi môn 20.000 lượng vàng khi về làm vợ vua Bảo Đại.

Tại góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, quận 1, TP HCM, nhà thờ giáo họ Chợ Đũi mỗi ngày đón hàng trăm người đi lễ, tham quan. Trải qua hơn trăm năm, người Sài Gòn vẫn quen gọi đây là Nhà thờ Huyện Sỹ như để tưởng nhớ người đã bỏ 1/7 gia sản ra xây dựng. Huyện Sỹ cũng là người đứng đầu nhóm tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa với câu ví von "nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa".

Tượng bán thân Huyện Sỹ tại nhà thờ do chính ông bỏ tiền xây dựng. Ảnh: Đ.N

Đường Nguyễn Huệ - dòng kênh thành quảng trường đi bộ đầu tiên

Khởi thủy là tuyến kênh đào nối thành Bát Quái với sông Sài Gòn, sau đó bị lấp rồi thành đường hoa và nay là phố đi bộ đầu tiên của Việt Nam.

Quảng trường Nguyễn Huệ nằm đối diện UBND TP HCM. Mỗi ngày thu hút hàng nghìn người đến vui chơi, nhất là về đêm, cuối tuần và dịp lễ hội. Là tuyến phố đẹp nhất TP HCM nhưng ít người biết khu này khởi thủy là con kênh dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định (còn gọi thành Bát Quái) do Nguyễn Ánh xây dựng năm 1790. 

Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ hiện nay. Ảnh: Hữu Công.

1 thg 12, 2015

Ngày thu vắng lặng nơi thành Cổ Loa

Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc đi theo hướng cầu Nhật Tân hoặc cầu Thăng Long.

Con đường dẫn đến trung tâm thành 

Tới Cổ Loa trong một ngày thu trời xanh cao khiến tâm hồn tôi thoải mái hơn bao giờ hết. Rẽ vào con đường dẫn đến trung tâm thành, những cảm giác đan xen lập tức hiện lên trong tôi. Cảm giác thanh bình đến từ dòng nước chảy lờ lững bên trái, còn bên phải là cánh đồng trải rộng mênh mông dưới ánh nắng, phía trên là những tán xà cừ xòa bóng che bớt đi cái nắng của một mùa đông đến muộn. Thêm vào đó là cảm giác về một điều rất linh thiêng, hào hùng như vẫn còn tồn tại từ thời An Dương Vương dậy lên trong tâm trí tôi 

Hai sắc hoa bung nở trong một mùa ở Đà Lạt

Không chỉ có dã quỳ, Đà Lạt mùa này còn quyến rũ với những cánh đồng hoa cải trắng bạt ngàn.

Hoa dã quỳ hay còn được gọi hoa hướng dương dại, thường bung nở trong những ngày cuối thu. Hoa mọc rải rác hai bên đường cao tốc Liên Khương – Đà Lạt, bên đèo D’ran hay dọc khu du lịch Suối Vàng. 

Nàng tiên còn say giấc ở Lâm Đồng

Dran là thị trấn nhỏ của huyện Đơn Dương, được bao quanh bởi những dãy núi cao, là miền đất hứa cho những ai muốn tìm về chốn thanh bình cho chuyến nghỉ dưỡng cuối năm.

Thị trấn Dran cách Đà Lạt chừng 40 km. Có nhiều đường dẫn đến thị trấn. Có thể đi từ Đà Lạt theo hướng đèo Dran, từ TP HCM đi theo hướng Đức Trọng và từ TP Phan Rang đi theo hướng đèo Ngoạn Mục. 

‘Dinh Thượng thơ’ 120 tuổi

Tồn tại hơn trăm năm, Dinh Thượng thơ - công trình kiến trúc có vai trò chỉ đứng sau Dinh Norodom (Dinh Thống Nhất) nay buộc TP phải căng óc giải bài toán di dời và bảo tồn.

Dinh Thượng thơ của thành Gia Định xưa được xây dựng vào những năm 1860, nằm đối diện Dinh Thống đốc. Ngày nay, Dinh Thượng thơ trở thành tòa nhà trụ sở Sở TT-TT và Sở Công Thương, địa chỉ 59-61 Lý Tự Trọng, quận 1, TP.HCM ngay góc Đồng Khởi.

Cổng thành Quy thời chúa Nguyễn Ánh

“Dinh Thượng thơ”, cái tên gọi một chốn thân quen của người Sài Gòn nằm ở góc đường Tự Do, gợi cho nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển buổi sinh thời liên tưởng đến cảnh vua chúa rong chơi và viết lại trong cuốn Sài Gòn năm xưa: “Cuối đường Tự Do, tại bến đò qua chợ Thủ Thiêm thì có “Thủy các” và “Lương tạ” là nhà tắm của vua, cất trên bè tre”. Ông cũng hình dung ra quang cảnh của Dinh Thượng thơ thời bấy giờ: “Lúc chưa có xe ô tô lộng lẫy thì đi đó đi đây toàn là “cuốc bộ”, sang lắm mới được xe kiếng, xe song mã… Bởi các cớ ấy nên khúc đường từ Dinh Thượng thơ đổ qua Dinh Phó soái rồi ăn xuống tới Cột cờ Thủ Ngữ là xa mút tí tè”.

Ngắm Dinh Thượng Thơ hơn 120 năm tuổi giữa trung tâm Thành phố

Dinh Thượng thơ - nay trở thành tòa nhà trụ sở Sở TT-TT và Sở Công Thương (Nằm tọa lạc số 59 - 61 Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Q.1), đang nằm trong kế hoạch di dời và bảo tồn, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân TP.HCM.

Toàn cảnh Tòa nhà Dinh Thượng Thơ xưa hơn 120 năm tuổi, nay là trụ sở Sở TT-TT và Sở Công Thương- Ảnh: HOÀNG GIANG 

Tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng trước đây là tòa nhà Nha giám đốc Nội vụ, do chính quyền xứ Nam Kỳ xây vào những năm 1860 với vai trò điều hành trực tiếp của các thanh tra sự vụ bản xứ về toàn bộ vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa.

Khám phá vùng hoang dã Láng Sen

Khi vào mùa, hàng trăm ngàn con chim đáp kín cả một dãy đất rộng tầm 40 ha. Chúng đông đến nỗi sau một mùa sinh sản, hơn 10 ha rừng tràm xanh mướt nơi chim làm tổ đã rụng lá xơ xác.

Vùng đất hoang dã còn sót lại của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười tại huyện Tân Hưng (Long An) vừa được công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn) thứ bảy của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới.

Khu bảo tồn này được coi là vùng hoang dã hiếm hoi còn sót lại của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười. Gọi là vậy bởi cách đó không xa “người anh” của Ramsar Láng Sen, Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam mấy năm qua đã và đang từng ngày bị xâm hại.

“Dự kiến cuối tháng 11-2015, lễ đón nhận quyết định công nhận của khu bảo tồn này sẽ được tổ chức” - anh Nguyễn Công Toại, Phó Giám đốc Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (gọi là Ramsar Láng Sen), nói với Pháp Luật TP.HCM.

Chim, cò bay kín cả một vùng ở Ramsar Láng Sen. Ảnh: HN