28 thg 9, 2015

Lan man về tên giáo phận và tên hành chánh

Công giáo chia địa bàn quản lý giáo dân ra thành từng giáo phận, giống như quản lý hành chánh Nhà nước chia thành tỉnh. Tuy vậy, cả nước có 63 tỉnh thành nhưng chỉ có 26 giáo phận mà thôi, do đó về địa lý giáo phận thường không trùng với tỉnh thành. Phạm vi địa lý và ngay cả tên gọi của giáo phận do Tòa Thánh quyết chứ không phải Nhà nước.

Thường thì tên giáo phận trùng với tên tỉnh, thành phố nơi giáo phận ấy quản lý, nhưng có khi không phải.

Trước năm 1975, ở Sài Gòn có Tổng giáo phận Sài Gòn Nhưng sau sự kiện 75, Sài Gòn đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Chuyện Sài Gòn đổi tên thành TPHCM thì Nhà nước quyết được (Quốc hội thông qua ngày 2/7/76), nhưng Nhà nước làm gì được phép đổi tên Tổng giáo phận thành Hồ Chí Minh! Vì vậy phải xin phép Tòa Thánh Vatican. May thay, Tòa Thánh đồng ý (ngày 23/11/76), và ban cho tên tiếng La tinh là Archidioecesis Hochiminhopolitanus. Kể ra danh xưng Hồ Chí Minh mà đi với giáo phận thì nghe nó cũng hơi kỳ kỳ (sao kỳ kỳ thì tự hiểu nghen), nhưng cũng được cái là tên hành chánh và tên tôn giáo trùng nhau.

Đậm đà hương vị ốc rừng (Bắc Giang)

Mùa mưa, mùa của những con suối rừng tràn đầy nước cũng là mùa của những chú ốc suối - một thứ đặc sản mang đậm hương vị núi rừng - sinh sôi, béo mập.

Ốc rừng xào sả ớt thơm lừng, nếu đã thưởng thức một lần là không thể quên - Ảnh: Hoàng Hân 

Những ai từng sống ở vùng cao, nơi có những con suối trong vắt chảy len lỏi qua các cánh rừng thì chắc chẳng còn lạ gì với món ăn chế biến từ những chú ốc rừng béo mập.

Kỷ niệm tuổi thơ theo đó cũng gắn buổi chiều muộn chăn trâu, tranh thủ xuống những khe suối cùng nhau lượm những chú ốc đen nhánh về cải thiện bữa ăn hằng ngày, giúp cha mẹ trong những tháng ngày khó nhọc.

Xuôi dòng sông Hồng về Phố Hiến xưa

Một buổi sáng lập thu ở bến thuyền chùa Bồ Đề ở ven sông Hồng, chúng tôi - đoàn khảo sát do Tổng cục Du lịch tổ chức - rời bến trên chiếc tàu du lịch xuôi về Phố Hiến, Hưng Yên. 

Buổi chiều bên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) - Ảnh: Tr.Th.D. 

Phố Hiến, Hưng Yên từng là thương cảng quốc tế lừng danh của xứ Đàng Ngoài.

Không lâu sau khi tàu lướt qua dạ cầu Vĩnh Tuy rồi Thanh Trì, hiện ra trước mặt chúng tôi về phía tả ngạn là làng nghề truyền thống Bát Tràng - nơi sản xuất thủ công gốm sứ lừng danh với hơn 700 năm thăng trầm, thuyền tiếp tục xuôi dòng giữa đôi bờ là làng mạc, chùa chiền, đình miếu, những cánh đồng lúa xanh mướt...

Chúa sơn lâm bảo vệ dân làng

Mỗi vùng đất, mỗi địa danh thường gắn với một câu chuyện kỳ lạ. Những câu chuyện ấy không chỉ kỳ bí như nó vốn có mà là một lời nhắc nhở của tiền nhân với hậu thế phải gắng sức giữ gìn những tài sản vô giá ấy.

Miếu thờ “ông” cọp ở chùa Suối Ngổ - Ảnh: N.C

2 giờ lên đỉnh Lang Biang

Một hành trình ngắn chi 2 giờ leo lên đỉnh của ngọn núi Lang Biang (Lâm Đồng) nhưng là trải nghiệm khó quên. 

Đỉnh Lang Biang ở độ cao 2.167m 

Cơn mưa đêm ở Đà Lạt dường như không ngăn nổi những bước chân của chúng tôi chinh phục đỉnh cao nhất Lang Biang ở độ cao 2.167m bởi những lời mời gọi hấp dẫn của người dẫn đoàn – vốn là một anh chàng địa phương đầy hiểu biết.

Người dẫn đường mà tôi nói đến là Chiel 24 tuổi đã có hơn 4 năm đảm nhận vai trò dẫn tour cho các du khách muốn khám phá và chinh phục hệ thống 3 đỉnh núi của Lang Biang. Chiel kể, mọi người thường đi đỉnh thấp nhất vì xe có thể chở lên tận nơi. Hai đỉnh cao hơn khó đi, nhất là vào những ngày trời mưa bởi đường khá trơn trượt, nhiều khi lại có vắt. Một ngày nắng đẹp sau trận mưa đêm tầm tã khiến chúng tôi không một chút nao núng. Vì thế, cả đoàn quyết định chinh phục đỉnh cao nhất ở độ cao 2.167m so với mực nước biển. 

Kỳ bí 'viên ngọc rồng' tự xoay ở Vịnh Hạ Long

"Viên ngọc rồng" chính là một hòn đá lớn cỡ như một quả bóng, nằm trong khe núi đá trên biển, mỗi khi nước thủy triều lên đều xoay tròn và phát ra tiếng kêu như gió thổi.

Hòn đá mỗi khi có nước dâng lên thì tự xoay tròn - Ảnh: Thúy Hằng 

Đó là hòn đá khu Bể Giếng, thôn Yến Hải, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Hòn đá có nhiều tên gọi, người gọi đó là đá xoay, người gọi đá quay, người gọi là hòn ông Phỗng, cũng có người gọi đó là viên ngọc rồng.