24 thg 9, 2015

Kỳ thú đảo Trần

Cách đảo Cô Tô 45 km, cách TP.Móng Cái 35 km, đảo Trần là một hòn đảo đặc biệt thuộc huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh khi chỉ cách đường phân định trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ khoảng 20 km.

Vùng nước quanh đảo Trần được cho là có sóng lớn, thích hợp với các môn lướt ván, lướt sóng, lặn biển 

Đây là một hòn đảo đất gần như hoang sơ với nhiều vụng nước, thung lũng và rừng cây bao phủ, có diện tích lên đến gần 600 hecta nhưng chỉ có 17 hộ dân mới ra đây lập nghiệp. 

Sự mới mẻ, trong lành và yên tĩnh là điều có thể tìm thấy ở đảo Trần, chỉ tiếc rằng hiện tại vẫn chưa có tuyến giao thông công cộng nối hòn đảo này với đất liền hoặc “đảo mẹ” Cô Tô. Du khách vì thế muốn đến đảo Trần chỉ có cách đi theo các đoàn công tác, hoặc theo các thuyền, mảng của ngư dân...

Về ngôi nhà 107 Trần Hưng Đạo - Một công trình văn hóa thời Pháp thuộc bị sập đổ


Hè năm 2014, tôi mang cái ảnh về một ngôi nhà không có địa chỉ được in trên bưu ảnh đề "chi nhánh Hội Tam Điểm, Hà Nội" đi hỏi khắp nơi, nhưng không ai biết cái nhà này nằm đâu. Mấy tay lái taxi Hà Nội đều lắc đầu. Tôi gặp nhà báo Nguyễn Văn Ba hay viết về Hà Nội ông cũng chịu và đưa cho tôi cuốn về sách ảnh về phố phường Hà Nội, nhưng không có ảnh ngôi nhà này. Ông Ba khuyên tôi đi gặp cụ Hữu Ngọc giám đốc nhà xuất bản Thế giới may ra tìm được. Đến nhà xuất bản Thế giới, tôi kiên nhẫn ngồi chờ cụ Hữu Ngọc hơn một tiếng, vì biết cụ hơn 90 tuổi đi ra khỏi nhà phải phụ thuộc con cháu với hy vọng sẽ tìm được ngôi nhà này vì cụ ở Hà Nội khá lâu. Cụ bảo "thấy đâu đó, quen quen, nhưng tôi không nhớ". Tưởng thất vọng, may thay tình cờ tôi gặp anh Nguyễn Lân Bình, cháu nội của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, đã nhiệt tình đưa tôi đến đó. Anh Bình biết ngôi nhà này rất rõ vì ông cụ thân sinh ra anh đã chỉ cho anh nơi làm tang lễ cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Ngôi nhà nằm ở số 107 đường Trần Hưng Đạo, ngay gần ga Hà Nội (trước gọi là ga Hàng Cỏ).

Pho tượng Phật quý ở Linh Sơn cổ tự

Linh Sơn cổ tự là ngôi chùa khá lâu đời của dân làng Thắng Tam, trước đây toạ lạc bên triền núi Nhỏ. Năm 1919 khi xây dựng Sở dây thép và nhà Hoa Tiêu, chính quyền Pháp đã thỏa thuận với dân làng dời xuống núi. Thoạt đầu chùa dựng bằng vách gỗ, mái lợp ngói âm dương, năm 1959 Hòa thượng Thích Tịnh Viên lại dời toàn bộ ngôi chùa sang khu đất đối diện, gần đình Thần Thắng Tam (đường Hoàng Hoa Thám, TP. Vũng Tàu) ngày nay, qui mô khang trang hơn. Đến thăm viếng Linh Sơn cổ tự, nếu không được giới thiệu, ít người biết pho tượng Phật Thích Ca mầu ni cổ bằng đá sa thạch thế kỷ VII đang thờ tại chánh điện. Nhiều năm qua, nhất là trong thời kỳ chống Pháp, Mỹ sợ tượng bị mất cắp, người ta đã sơn màu (nguỵ trang) như những pho tượng khác, cách nay không lâu tượng lại được cạo hết lớp sơn ngoài, trả lại giá trị thực của nó.

Tượng Phật Thích Ca tại Linh Sơn cổ tự

23 thg 9, 2015

Nhà chú Hỏa - Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM

Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM nằm tại 97 Phó Đức Chính, quận 1. Đây nguyên là một phần của công trình kiến trúc cổ kính và hoành tráng nằm ở khu tứ giác với bốn mặt đường Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, một trong những “khu đất vàng” của quận 1 trung tâm, vẫn thường được người dân gọi là nhà chú Hỏa.

Chú Hỏa, hay Hui Bon Hoa, hay Hứa Bổn Hòa (1845 - 1901) là (một trong những) người giàu nhất Sài Gòn thời bấy giờ. Ngôi nhà 97 Phó Đức Chính còn được gọi là Dinh thự 99 cửa, là nơi ở chính của gia đình ông.

Ngoài các dinh thự của gia đình, chú Hỏa còn xây nhiều công trình dân dụng như bệnh viện, chùa chiền... Trong số những công trình được chú Hỏa xây dựng đến nay vẫn đang được sử dụng có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn (đường Lê Lợi), khu nhà khách Chính phủ (đường Lý Thái Tổ) và nhiều ngân hàng, trụ sở kinh doanh trên địa bàn quận 5, chùa Kỳ Viên...


Hủ tiếu Sa Đéc trứ danh

Mới nhìn tô hủ tiếu Sa Đéc dường như tương tự hủ tiếu Mỹ Tho hay hủ tiếu Nam Vang. Tuy nhiên khi dùng đũa trộn lên, thực khách sẽ thấy được ngay sự khác biệt. 

Nếu sợi hủ tiếu Mỹ Tho nổi bật với cọng nhỏ, thanh mảnh, vị trắng thường thấy thì sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc lại ghi điểm với cọng to, màu trắng sữa. 

Tạo hình đã lạ, khi thưởng thức còn lạ hơn với cảm giác dai mềm, hơi giòn cùng cái vị ngọt đọng lại khiến người ta không nghĩ đến việc dừng đũa, nhất là khi những cọng hủ tiếu ấy được hòa quyện mùi vị cùng những miếng hành phi giòn tan, béo ngậy.

Ngày mưa, tìm ăn bánh canh cá rô Huế

Nếu miền Bắc có bún cá rô trứ danh thì Huế cũng có bánh canh cá rô đặc sắc không kém. 

Tô bánh canh cá rô mang đậm phong cách Huế: cay thơm, đậm đà, bổ dưỡng và đẹp mắt 

Cá rô giàu dinh dưỡng, thơm ngon nhưng cách chế biến hết sức cầu kỳ. Sơ chế cá rô phải lưu ý hai điều. Thứ nhất gia vị ướp. Cá rô thịt thơm, có tính hàn nhưng hơi nặng mùi rêu do đó thường phải đi cùng các loại gia vị nặng và có tính ấm như nghệ, gừng, tiêu, ớt …