17 thg 6, 2015

Hội tụ sản vật đất phương Nam

Với chủ đề “Lời hẹn 9 dòng sông”, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam lần thứ 5-2015 đã diễn ra tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh), giới thiệu đến du khách và người dân thành phố những món ngon của các khu vực, miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh. 

Qua 4 lần tổ chức, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam đã không chỉ là một hoạt động văn hoá ẩm thực hấp dẫn, mà còn mang đến những đặc trưng văn hóa riêng của từng vùng miền.

Với chủ đề “Lời hẹn 9 dòng sông”, Liên hoan đã giới thiệu đến du khách và người dân thành phố những món ngon của các khu vực, miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh với sự tham gia của hơn 50 đơn vị với gần 100 gian hàng đến từ các tỉnh, thành: Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bến Tre, Long An… cùng các nhà hàng, khách sạn, các đơn vị kinh doanh ăn uống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

Đi xem canh hát cửa đình

Vào các buổi tối thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật hằng tuần, tiếng hát của những ca nương Giáo phường Ca trù Thăng Long lại vang lên trong không gian cổ kính của đền Quan Đế (Hàng Buồm, Hà Nội) đón du khách quốc tế đến tìm hiểu về loại hình nghệ thuật ca trù của Việt Nam. 

Theo Nghệ nhân Phạm Thị Huệ, với mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị của Di sản ca trù trong kho tàng âm nhạc của Việt Nam, Giáo phường ca trù Thăng Long đã mở canh hát tại đền Quan Đế vào ba buổi tối cuối tuần đã hơn một năm nay.

Lúc mới mở, canh hát rất ít khách đến nghe. Nhờ có sự phối hợp với một số công ty du lịch đưa thêm tour nghe ca trù đền Quan Đế vào lịch trình dành cho du khách nước ngoài tới thăm Hà Nội nên lượng khách tới nghe hiện trung bình mỗi canh hát ít nhất là 20 khách.

Du khách nước ngoài đăng ký xem biểu diễn ca trù tại Đền Quan Đế (28 hàng Buồm, Hà Nội).

Bánh ống, món quà quê của người Khmer

Chiếc bánh hình ống màu xanh, thơm ngọt vị dừa quyện trong mùi lá dứa đã trở thành món quà quê hấp dẫn ở miệt vườn Sóc Trăng.

Bánh ống từ lâu đã trở thành món quà quê không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Sóc Trăng. Bánh có thể được dùng làm bữa sáng hay món ăn vặt mỗi buổi chiều về. 

Dụng cụ để làm bánh gồm những hình ống bằng inox dài chừng 10 cm. Người làm sẽ phải hấp cách thủy khoảng 2 phút cho bánh chín. Ảnh: Tiêu Phong 

Nhà bách khoa tài hoa

Theo GS Trần Đình Sử, công trình của nhà bách khoa Phan Ngọc thể hiện sự uyên bác, lịch lãm và tài hoa của người nghiên cứu.

Ảnh: gia đình cung cấp

Phan Ngọc là nhà bách khoa cuối cùng của thế hệ trí thức Việt Nam được đào tạo dưới thời Pháp thuộc. Nhìn vào thành quả lao động học thuật của ông trên chặng đường nghiên cứu, nhiều người phải kính nể. Biên độ các vấn đề nghiên cứu của ông rất rộng. Ở bất cứ lĩnh vực nào, Phan Ngọc cũng đánh những dấu mốc quan trọng. Đọc sách của ông và qua tiếp xúc trực tiếp với ông, người ta nhìn thấy ông đa diện trong một tòa tháp học thuật: dịch giả, nhà Hán học, nhà nghiên cứu văn học, nhà triết học, nhà mỹ học, nhà dân tộc học, nhà văn hóa học...

Người đặt nền móng cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam

Ngày 27.10.1924, Toàn quyền M.Merlin ký quyết định thành lập Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Giám đốc là họa sĩ Victor Tardieu. Họa sĩ Nam Sơn là người giúp việc đắc lực cho Tardieu trong quá trình hình thành của trường này.

Tranh ‘Chợ gạo bên sông Hồng’ - Ảnh: tư liệu

Vẽ minh họa cho Quốc văn giáo khoa thư

Trong báo cáo của Tổng nha Học chính Đông Dương năm 1937 về ba trường mỹ thuật Đông Dương: Hà Nội, Nông Pênh, Biên Hòa có đoạn viết: “Việc dạy vẽ hình họa và trang trí do một giáo sư chuyên ngành bậc hai, ông Nam Sơn, là một trong hai người sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông Nam Sơn đã đạt được những thành quả đáng khen ngợi trong việc đào tạo giáo dục và đóng góp một phần quan trọng trong việc phục hưng nền mỹ thuật truyền thống An Nam đồng thời đó cũng là chủ thuyết và hiến chương của nhà trường”.

16 thg 6, 2015

Nghề cá trên bãi biển Mỹ Khê

Được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, Mỹ Khê, Đà Nẵng không chỉ thu hút bởi biển xanh cát trắng mà còn cả hình ảnh bình dị của những ngư dân làm nghề chài lưới.

Bãi biển Mỹ Khê cách trung tâm thành phố Đà Nẵng hơn 3 km về hướng đông, qua cầu sông Hàn. Dài khoảng một km, nơi đây nổi tiếng với cát trắng, mịn và sóng biển ôn hòa. Trong đó, nơi tập trung nhiều tàu cá nhất là đoạn biển gần bán đảo Sơn Trà.