4 thg 6, 2015

Xứ đạo Quy Hòa và những người nữ tu phục vụ bệnh nhân phong

Cuối thập niên 1920, linh mục Paul Maheu (1869-1931) đã tìm ra thung lũng Quy Hòa cách Quy Nhơn khoảng 5 km. Ông có tâm niệm tạo một không gian gián cách với thế giới bên ngoài để xây dựng khu điều trị bệnh phong. Trại phong Quy Hòa được thành lập năm 1929 do linh mục Paul Maheu và bác sĩ Le Moine (là người đứng đầu ngành y tế Quy Nhơn bấy giờ).

Toàn cảnh bệnh viện phong trước năm 1936

Đức Giám mục Tardieu (Đức Cha Phú) lúc bấy giờ là đại diện Tông Toà giáo phận Quy Nhơn đã có lời mời các nữ tu dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đến Việt Nam phục vụ người phong tại Quy Hòa. Sr Bề trên Marie De Saint Michel đã mau mắn vui vẻ nhận lời. 

Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Đối với những người ưa xê dịch, đam mê những chuyến đi, thì mỗi hành trình, mỗi điểm đến là một niềm tự hào, một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời. Đặc biệt nhất là những chuyến đi đến những vùng sâu, vùng xa hay những miền biên cương, địa đầu Tổ quốc. Lũng Pô là một điểm đến như thế. 

Lũng Pô hiện ra giữa điệp trùng núi non - Ảnh: Seiya 

Lũng Pô thuộc địa phận xã A Mú Xung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tôi đến Lũng Pô lần đầu tiên vào đầu năm 2010, khi đó đường lên Lũng Pô vẫn đang làm dở, nhiều đoạn vừa nổ mìn, đất lở, đá hộc nằm ngổn ngang giữa đường, cheo leo, hiểm trở như thử thách bước chân của những kẻ lữ hành ưa lang thang khám phá. Có hôm trời mưa, đường trơn, bùn đất thì bám chặt vào bánh xe, không chạy nổi, khiến các chị em trong đoàn phải xuống vác ba lô, đồ đạc, còn các bạn nam phải giúp nhau đẩy từng chiếc xe qua đoạn lầy lội. Vất vả, gian nan là thế mà lòng vẫn vui và quá đỗi bồi hồi. 

Những chiếc giếng ở quê hương Thánh Gióng

Theo truyền thuyết, Thánh Gióng sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ngày nay, nơi đây vẫn còn những giếng nước thiêng gắn với nhiều câu chuyện lý thú.

Đầu tiên phải kể đến giếng Miếu Ban (xóm Ban, Phù Đổng). Giếng nằm sau miếu, nơi thờ Thánh Mẫu. Giữa giếng có một gò đất nổi lên rộng chừng 30m2, xung quanh có rất nhiều cây lộc vừng xòe tán xuống mặt nước. 

Hấp dẫn bánh cuốn trứng Lạng Sơn

Với những sáng tạo riêng trong việc tráng bánh cũng như chế biến nước chấm..., người Lạng Sơn đã tạo ra thương hiệu bánh cuốn trứng xứ Lạng với những nét độc đáo và hấp dẫn riêng có. 

Bánh cuốn trứng Lạng Sơn đúng điệu phải ăn với giấm làm từ chuối chín cây và măng ớt Lạng Sơn - Ảnh: Iris Trương 

Cùng được tráng từ bột gạo tẻ trên nồi hấp như nhiều loại bánh cuốn khác của người Việt, nhưng bánh cuốn trứng Lạng Sơn khi làm khó hơn người ta tưởng rất nhiều.

Chân chất bánh mì xíu Quảng Trị

Con nít Quảng Trị lớn lên không đứa nào không biết bánh mì, mà người ở đây chỉ quen gọi ngắn gọn là “mì” thôi (người xứ khác lỡ chân lạc tới đây dễ bị nhầm thành món mì nước lắm, vì cái tên).
Thời đó, đi học đường xa, xe đạp không có, đứa nào đứa nấy phải dậy từ mờ sáng, hơn 6 giờ đã xụt xịt ra khỏi nhà, xúm xít ghé xe đẩy bán mì đầu xóm mua ổ mì xíu để ăn lót dạ trên đường đến trường .

Mì xíu là bánh mì nhân thịt xíu, thứ thịt heo rim mặn ngọt với xì dầu, na ná kiểu xá xíu. 

Bánh mì mới ra lò nóng hổi, giòn tan, thịt ba chỉ rim đậm đà, thêm chút rau răm, chút ớt, chút nước xíu làm dậy mùi thơm phức 

Cao lầu Hội An đặc biệt thế nào?

Năm 2014, tạp chí Mỹ Huffington Post khen ngợi món cao lầu ở Hội An là "kho tàng ẩm thực vĩ đại nhất của Việt Nam". 

Sự hoà quyện khá tinh tế của các hương vị khiến cho ai từng một lần thưởng thức, không thể nào quên 

Tô cao lầu với những sợi mì dai, thịt heo thấm, rau sống tươi, giá đỗ cùng miếng bánh chiên giòn, thoạt trông như một sự pha trộn rất lạ, nhưng chính nó làm nên món ăn rất đặc biệt.

Cao lầu hoàn toàn xứng đáng với lời khen tặng đó, bởi để tạo nên một tô cao lầu ngon, đã ăn một lần là nhớ, người chế biến phải thực sự tuân thủ những nguyên tắc cầu kỳ của món ăn.