29 thg 4, 2015

Sài Gòn mùa trái dầu bay

Với người sống ở Sài Gòn nhiều năm, không cây nào nhắc nhớ bằng cây dầu. Những trái dầu ửng đỏ, với hai cánh lá như bông vụ xoay tròn khi rời cành là một phần của đường phố Sài Gòn, lưu lại trong ký ức nhiều người.


Tháng 4 có lẽ còn hơi sớm cho mùa trái dầu bay. Mùa này những bông hoa đã rụng hết (hoa hình ngôi sao, trắng phớt hồng, thường ít thấy do nằm tít trên cành cao) để lại những trái dầu non lẫn trong cành lá. Rồi những trái non màu xanh có khía lục lăng ấy, với hai lá như hai cái cánh từ xanh nhạt sang đỏ hồng, rồi đỏ ửng, đung đưa trên những vòm cao như những đốm lửa trong nắng. 

Làng dệt Bảy Hiền

Nghề dệt ở Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) vốn có lịch sử hình thành, phát triển gần 4 thế kỷ và các sản phẩm “tơ vàng Duy Xuyên” giao dịch qua thương cảng Hội An đã nổi tiếng với bạn bè quốc tế về sự tinh xảo và mềm mại. Nghề dệt Duy Xuyên còn theo chân những người dân vào lập nghiệp trên vùng đất Sài thành để từ đó hình thành làng dệt Bảy Hiền ngày nay.

Nhà văn Nguyên Ngọc từng viết: “Làng dệt Bảy Hiền ở Tp. Hồ Chí Minh hoàn toàn do người Quảng Nam, trong những điều kiện lịch sử nào đó đã phải chạy vào tìm đất làm ăn ở phương Nam, tự kết hợp lại với nhau, tạo thành cả một khu công nghiệp dệt, cạnh tranh hiệu quả với cả một thế lực kinh tế dệt rất mạnh ở Sài Gòn là lực lượng người Hoa Chợ Lớn...”.

Ngã tư Bảy Hiền nằm trên địa bàn Phường 11, Quận Tân Bình hàng chục năm qua và được mệnh danh là “quê hương nghề dệt của Tp. Hồ Chí Minh”. Nghề dệt ăn nên làm ra đã kéo theo một lực lượng đông đảo những người bán tơ sợi và may gia công cũng từ đất Quảng vào khiến khu vực Bảy Hiền dần trở thành một “xứ Quảng thu nhỏ”.

Làng dệt Bảy Hiền, nơi hàng chục năm qua được mệnh danh là “Quê hương dệt của Tp. Hồ Chí Minh”.

Tượng gỗ làng Vũ Lăng

Tượng gỗ làng Vũ Lăng (xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng khắp miền Bắc bởi sự khéo léo, tài hoa của những người thợ. Đến nay, nghề tạc tượng gỗ truyền thống ở Vũ Lăng trở thành thế mạnh trong việc phát triển kinh tế của địa phương. 

Chúng tôi đến thăm nhà anh Nguyễn Văn Chính, một gia đình có truyền thống làm nghề tạc tượng gỗ hơn 20 năm ở làng Vũ Lăng. Tại xưởng gia đình anh Chính, công nhân đang khẩn trương hoàn thành 10 pho tượng để trả hàng cho khách đúng hạn.

Anh Chính cho biết, làng Vũ Lăng đã có truyền thống làm tượng gỗ từ lâu đời, có thời gian đã tưởng chừng bị mai một nhưng khoảng từ năm 1985-1987, nghề tạc tượng mới được khôi phục nhờ những nghệ nhân già có tay nghề cao truyền nghề lại cho con cháu và sản phẩm có thị trường tiêu thụ. Đến nay, những sản phẩm được người dân Vũ Lăng làm đa dạng hơn về mẫu mã và chất lượng nên đã được khách thập phương tìm đến đặt mua. Thời điểm đông khách nhất là vào dịp gần Tết, những lúc đó xưởng nhà anh Chính lúc nào cũng phải có từ 15-20 thợ làm mới có thể kịp trả hàng đúng hẹn cho khách. Mỗi năm xưởng của anh sản xuất khoảng 2.000 tượng Phật lớn nhỏ.

Cơ sở sản xuất tượng gỗ của gia đình anh Nguyễn Văn Chính ở làng Vũ lăng.

Vang danh trống Bình An

Trống Bình An (xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) nổi tiếng khắp miền Nam, miền Trung bởi sự uy tín và chất lượng của sản phẩm. Không dừng lại ở việc phục vụ thị trường trong nước, trống Bình An còn xuất khẩu đến các nước như Úc, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Anh, Campuchia, Hàn Quốc...

Người khai sinh ra làng trống Bình An là ông Nguyễn Văn Ty. Thời đó, ông Ty làm nghề buôn bán trên sông từ Long An sang các tỉnh miền Tây. Một lần, khi xuôi ghe trên sông Rạch Gầm- Xoài Mút, ông thấy trên bờ có một nông dân đang bịt trống. Thấy lạ, ông ghé vào xem. Không ngờ nghề bịt trống lại khiến ông say mê và quyết chí theo học. Sau hơn một năm, ông đã nắm bắt toàn bộ bí quyết nghề làm trống rồi truyền dạy lại cho dân làng Bình An. Đến nay, làng trống Bình An đã 170 năm hình thành và phát triển.

27 thg 4, 2015

Bún sứa Nha Trang - món quà từ biển cả

Khi thưởng thức lần đầu, tôi không nghĩ rằng món bún sứa sẽ trở thành món ăn đầu tiên tôi nhớ đến mỗi lần tôi nghĩ về Nha Trang. Nhưng sự thực là như vậy. 

Thanh mát, đậm đà bún sứa Nha Trang - Ảnh: Iris Trương 

Cái nắng đầu mùa oi nồng những ngày này làm tôi nhớ đến những ngày nắng cháy, nhớ đến cái gió mặn mòi vị biển ở Nha Trang. Và nhớ đến cái nắng, cái gió ấy, bao giờ tôi cũng nhớ ngay đến món bún sứa - một món đặc sản của phố biển nổi tiếng này.

Trong rất nhiều đặc sản của phố biển Nha Trang, tại sao không nhớ gì khác mà lại nhớ bún sứa? Đơn giản vì trong những đặc sản tôi đã từng thưởng thức, tuy mỗi món mang một hương vị riêng, một vẻ đẹp riêng, nhưng bún sứa là món ăn mang đậm cái hồn của biển nhất.

Lạc giữa thung lũng hoa tam giác mạch trắng xứ Lạng

Mùa này đường lên xứ Lạng (Lạng Sơn) tươi đẹp và thanh bình như một bức tranh thủy mặc. Càng ấn tượng hơn khi bất ngờ lạc vào thung lũng hoa tam giác mạch trắng tinh đang bung nở. 

Căn lều tranh của hộ dân bên nương hoa 

Ngật ngưỡng giữa chợ vùng cao

Trên vùng cao phía Bắc, đến đâu cũng gặp “đặc sản rượu” chưng cất từ gạo, ngô, sắn, thóc... với các “thương hiệu” gắn liền với vùng đất như: Rượu ngô Thanh Vân (Hà Giang), rượu ngô Mường Khương (Lào Cai), rượu ngô Na Hang (Tuyên Quang), rượu ngô Bắc Hà (Lào Cai), rượu San Lùng Bát Xát (Lào Cai), rượu táo mèo... Và dĩ nhiên, còn có vô khối thứ rượu khác được ngâm với lá, củ, quả rừng.

Một gia đình chuyên cung cấp rượu ngô ở xã Tùng Vài (Quản Bạ, Hà Giang). Do phải liên tục cung cấp cho thị trường nên dụng cụ nấu rượu không còn truyền thống như trước mà được “hiện đại hóa” bằng nồi nhôm, bếp than và men nấu, được mua đại trà ngoài chợ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Mỗi lít "rượu ngô đặc sản Hà Giang” này, được bán với giá chỉ 20 nghìn đồng 

26 thg 4, 2015

Dừng chân ghé thăm đền Thánh Đuổm

Không phải là điểm đến trong tour du lịch tới vùng Đông Bắc nhưng đền Đuổm (xã Động Đạt, Phú Lương, Thái Nguyên) bấy lâu nay được mặc định như chỗ dừng chân giữa đường lý tưởng cho du khách.

Chiếc cổng chính của đền đã ngả màu thời gian - Ảnh: Hải Dương 

Trên hành trình hơn 100km ngồi xe máy, ôtô từ Hà Nội, cảm giác mệt mỏi bắt đầu xuất hiện nên tìm một điểm dừng chân nghỉ ngơi, dạo bộ là điều bất cứ du khách nào cũng muốn. Đền Đuổm lại có một vị trí vô cùng thuận lợi khi nằm sát quốc lộ 3 mà các tour đi Ba Bể, Bản Giốc… đều phải qua.

Về Trà Vinh ăn Tết Chol Chnam Thmay

Tết Chol Chnam Thmay là Tết cổ truyền của đồng bào Khmer ở Nam bộ, diễn ra vào các ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch hằng năm (vào năm nhuận sẽ có thêm ngày 13/4). Từ bao năm qua, các hoạt động trong những ngày Tết được người Khmer ở Trà Vinh tổ chức tại các chùa luôn là sự kiện văn hóa lớn nhất trong năm.

Chiều ngày 13 tháng 4, chúng tôi đến thăm gia đình ông Thạch Ri (ấp Lưu Cự 2, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay và được mời ở lại ăn Tết cùng gia đình. Đồng bào Khmer với tín ngưỡng Phật giáo Nam Tông nên phần lớn Tết cổ truyền của họ gắn liền với nhiều hoạt động thờ cúng tâm linh và hầu hết diễn ra trong các ngôi chùa Khmer gần nơi họ sinh sống.

Vào dịp Tết Chol Chnam Thmay, đồng bào Khmer thường đi chùa lễ Phật.

Chứng tích lịch sử của Biệt động Sài Gòn

40 năm đã đi qua, hầm bí mật chứa gần 3 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn trong căn nhà số 287/70 (đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) từng phục vụ mục đích tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân năm 1968 đã trở thành một chứng tích lịch sử. Căn hầm này là một trong những minh chứng hiển hách của quân và dân ta để làm nên ngày toàn thắng 30/4/1975 - Thống nhất đất nước.

Căn nhà số 287/70 nằm giữa 2 mặt tiền trên 2 con hẻm thông qua 2 đường Nguyễn Đình Chiểu và Võ Văn Tần có diện tích khoảng 37m
2 (dài 14,9m, rộng 2,5m). Chủ nhà là ông Trần Văn Lai (Năm Lai), biệt danh là Mai Hồng Quế đã có 3 năm từ 1966 – 1968 để mua nhà và đào hầm bí mật. Trong thời gian này, ông vừa làm việc cho Dinh Độc Lập với danh nghĩa thầu khoán Năm U-SOM (do ông thường vào cơ quan U-SOM của Mỹ đấu thầu), vừa hoạt động bí mật trong đơn vị Bảo đảm của Biệt động Sài Gòn.