31 thg 10, 2014

Con đường cổ thụ

Người ta bảo tôi rằng đó là con đường đẹp nhất, lãng mạn nhất Hà Nội. Thế nên tôi tìm đến để xem thực hư ra sao.

Đó là con đường (ngoài này gọi là phố) Phan Đình Phùng, bắt đầu ở phía Hồ Tây hướng về Cửa Bắc.

Con đường có 2 hàng cây che bóng mát là đã đẹp rồi, nếu đó là 2 hàng cây cổ thụ thì càng tuyệt vời hơn nữa. Vậy mà đường Phan Đình Phùng không chỉ có 2 hàng cây cổ thụ mà có đến... 3 hàng cây sấu tuổi đời cả trăm năm!

Con đường này có đẹp nhất Hà Nội hay không thì không chắc lắm, nhưng chắc chắn là đẹp và lãng mạn đến nao lòng.

Vỉa hè rộng thênh thang và có đến 2 hàng cây sấu cổ thụ

Cảm Đà Lạt bằng cả năm giác quan

Đêm khuya lạnh lẽo, đứng chờ xe Thành Bưởi, ngoài đường lác đác người qua lại, tôi hơi lo vì sợ chuyến đi không như mong muốn.

Ảnh: V.Tr.S. 

Tôi lơ đễnh bước lên xe, một chút háo hức cũng không có, văng vẳng tiếng đứa bạn gửi theo lúc đi tiễn: Đà Lạt buồn lắm! Nhưng hóa ra tôi “cảm” ngay thành phố hoa này với tất cả giác quan của mình.

Buồn vui du lịch vùng biên ải

Cách đây 20 năm, sau cuộc hành trình dài dằng dặc gần trăm cây số bằng chiếc xe Minsk cũ kỹ, tôi đặt chân tới thác Bản Giốc (Cao Bằng). Thật khó diễn tả cảm xúc lạ lùng cứ dâng trào khi lần đầu đứng nơi địa đầu Tổ quốc, chiêm ngưỡng thác nước cực kỳ dữ dội và hùng tráng.


Làm sao “bán” tiếng khèn người Mông?

Khèn là biểu tượng văn hóa người Mông, giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng cũng như đời sống tâm linh, tín ngưỡng của bà con. 

Các nghệ nhân chế tác khèn - Ảnh: T.L.M.H. 

​Nghe và xem múa khèn là một trải nghiệm thú vị khi du lịch đến vùng cao này…

30 thg 10, 2014

Bộ ảnh Tây nguyên 1952 - 1955 của Jean Marie Duchange

Jean Marie Duchange sinh năm 1919 tại Saint Nazaire (Pháp). Ông làm nhân viên y tế ở Tây nguyên từ 1952 đến 1955. Trong 3 năm này ông đã chụp hàng loạt bức ảnh tuyệt vời về Tây nguyên Việt Nam. Duchange định xuất bản tập ảnh này, nhưng ông qua đời năm 88 tuổi khi chưa thực hiện được ý định. Con gái và cháu ngoại ông đã tặng các phim âm bản cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Bảo tàng Quai Branly (Pháp).

Để trân trọng và tưởng nhớ ông, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức trưng bày bộ ảnh này trong tháng 10/2014. Những ảnh này do tôi chụp lại khi tham quan bảo tàng (chụp hình có đóng tiền phí đàng hoàng chớ hổng phải chụp lén đâu nghen! Hi hi!).

Thiếu nữ Giarai đeo hoa tai ngà voi, vòng tay xoắn ống và vòng cổ. Làng Djereng.

Lạ lẫm Tú Làn

Nói đến du lịch hang động ở Quảng Bình, du khách thường nghĩ đến Phong Nha - Kẻ Bàng. Ít ai biết rằng ở xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa) lại có một hệ thống hang động khá đẹp, hoang sơ, hết sức hấp dẫn cho những người thích khám phá, mạo hiểm...

Hang Tú Làn - Ảnh: Ryan Deboodt 

Tân Hóa là một thung lũng rộng lớn, bao vây tứ bề là những dãy núi đá vôi dựng lô nhô, trùng điệp. Điều lạ nhất của Tân Hóa là về mùa lũ lụt. Khi đó nước lũ dâng lên ngập tràn tất cả, biến thung lũng và những dãy núi lô nhô thành một... vịnh Hạ Long giữa rừng xanh. Hang động Tú Làn nằm trong các dãy núi đá vôi này.

Những ngôi nhà sàn cổ dưới chân núi Khau A

Theo quốc lộ 279, qua những cung đường uốn lượn theo những dãy núi cao ngất trời, chúng tôi dừng chân ở xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) dưới chân núi Khau A cao vời vợi. 

Những ngôi nhà sàn cổ Nghĩa Đô quần tụ dưới chân núi Khau A - Ảnh: Nguyễn Thế Lượng 

Nghĩa Đô từ lâu được biết đến là một vùng đất cổ, nơi có những phong tục tập quán cổ truyền. Cuộc sống nơi đây hấp dẫn lòng người không chỉ ở khung cảnh thanh bình, yên ả mà còn bởi thung lũng này là nơi quần tụ của những ngôi nhà sàn cổ kính.

Vườn hoa con cóc

Vườn hoa Con Cóc là một vườn hoa nằm tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, nằm đối diện với nhà khách Chính phủ (trước là Bắc Bộ phủ).

Thời Pháp thuộc, vườn hoa có tên là quảng trường Chavassieux (square Chavassieux). Năm 1901 Pháp cho xây dựng ở giữa vườn hoa một bể nước, có một trụ đá to hình vuông, cao khoảng 3,5m ở giữa, xung quanh có những con cóc bằng đồng phun nước lên trụ đá. Vì vậy vườn hoa còn được người Hà Nội gọi là vườn hoa Con Cóc. Sau 1945 vườn hoa mới được đổi tên thành Diên Hồng.

Vườn hoa con cóc hồi đầu thế kỷ XX. Ảnh: Wikipedia

Mường Lay, nàng công chúa ngủ quên

Là nơi sinh sống của chín dân tộc anh em, nhưng chiếm số đông là dân tộc Thái trắng (được coi là thủ phủ của người Thái trắng ở Điện Biên), Mường Lay đang đổi thay từng ngày.

Đến Mường Lay, bạn không chỉ được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, thơ mộng mà còn có cơ hội tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao. 

Câu chuyện tình đẫm lệ về hoa dã quỳ

Mỗi độ thu sang, cả vùng núi Tây Nguyên lại chìm trong sắc vàng khiến người dân nơi đây nhớ về câu chuyện tình buồn của đôi uyên ương K'lang và H'limh trong quá khứ.

Ai từng ghé thăm cao nguyên B’ Lao, Langbiang hay phố núi Tây Nguyên - những địa danh vốn nổi tiếng với đồi chè, cà phê thì nay còn biết thêm cung đường của hành trình "Lên non tìm động hoa vàng" và mơ làm chàng Từ Thức gặp Tiên.