27 thg 5, 2014

Trai làng Vân vật lộn trong bùn tranh cầu

Cứ vào giữa tháng 4 âm lịch hằng năm, tại thôn Yên Viên, xã Vân Hà, Việt Yên (Bắc Giang) lại mở hội vật cầu bùn để cầu mưa thuận gió hòa, dân làng được no ấm.

Một màn cướp cầu đầy kịch tính

Lễ hội cầu bùn tại thôn Yên Viên năm nay được tổ chức từ ngày 12 đến 14-4 âm lịch (10 đến 12-5) tại di tích lịch sử đền Chùa Vân. Nơi thi đấu là sân hành lễ trước cửa đền rộng hơn 200m2, được đổ đầy bùn lỏng. Hai đầu sân đấu có hai hố sâu khoảng 80cm, rộng 50cm để các quan cầu ôm cầu đẩy xuống hố trong tình huống cướp cầu dưới bùn nước nhão.

Một vòng du lịch đảo

Trong số gần 100 hòn đảo của tỉnh Khánh Hòa, hiện có hơn chục hòn đảo được loài chim yến chọn làm nơi cư trú để xây tổ như: Hòn Nội, Hòn Ngoại, Hòn Hố, Hòn Chà Là, Hòn Đụn, Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Xà Cừ.

Tàu đưa du khách ghé thăm đảo

Đảo yến - Hòn Nội là điểm đến xa nhất trong các tour du lịch đảo ở Nha Trang, khoảng 13 hải lý tính từ Cảng Nha Trang. Khởi hành từ Nha Trang, tàu thẳng tiến về hướng vịnh Cam Ranh. Hòn Miễu, mặt sau lưng của Hòn Tre, Hòn Tằm lùi lại phía sau, con đường Sông Lô - Cù Hin, vùng cát trắng Bãi dài như đang song hành. Phía xa trước mặt, Hòn Ngoại (nơi xa nhất trong hệ thống đảo có chim yến cư trú của Khánh Hòa, đường lên rất hiểm trở) như chiếc nón úp trên mặt biển hiện rõ dần trong tầm mắt. 

26 thg 5, 2014

Quay mặt về Tây

Dọc theo quốc lộ 51 đi Vũng Tàu có rất nhiều chùa. Chùa, thiền viện, tịnh xá rải đều từ Long Thành (Đồng Nai) tới Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu). Chùa ở đây nhiều đến nổi các tour du lịch hành hương viếng 10 cảnh chùa thường chọn đây là khu vực viếng, bởi vì chỉ cần... đi chút xíu là được 10 chùa rồi!

Chùa Phật Tích Tòng Lâm trên QL 51, ở gần trạm dừng chân Bò sữa Long Thành

Có một điều đáng chú ý là dọc bên đường quốc lộ 51 có rất nhiều chùa, nhưng không phải hai bên đường, mà chỉ một bên đường thôi! Theo hướng đi Vũng Tàu thì các chùa nằm ở bên trái, còn bên phải hầu như không có ngôi chùa nào! Sao vậy kìa?

Chùm ruột ngon hương vị quê nhà

Mỗi độ hè về, đi ngang mấy cổng trường thấy xe bán đồ chua có thêm món chùm ruột ngâm muối đường chấm muối ớt hay những xâu mứt chùm ruột màu đỏ tươi bày bán, tôi lại quay quắt nhớ những kỷ niệm tuổi thơ nơi quê nhà.

Chùm ruột lúc lỉu trên cây trông đã phát thèm - Ảnh: T.Tâm

Thuở ấy, trước sân nhà nội tôi có trồng một cây chùm ruột sum sê, cành đeo đặc trái trông thật bắt mắt. Cứ đến trưa, cả nhà yên giấc, tôi lại rủ bạn bè leo cây hái chùm ruột đâm nhuyễn ăn với nước mắm đường thật vui. Có khi cười đùa to tiếng, nội thức giấc mắng cho một trận nên thân, nhưng chứng nào tật nấy vẫn không chừa.

Vũ điệu của núi rừng Tây Bắc

Cách đây 10 thế kỷ, xòe vốn chỉ là một vũ điệu dân dã được tổ chức trong các dịp lập bản, dựng mường hay trong các dịp lễ hội của người Thái. Ngày nay, xòe đã phát triển thành 36 điệu và trở thành vũ điệu mang tính biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc vùng Tây Bắc.

Mường So - quê hương xòe Thái

Huyền sử của người Thái vùng Tây Bắc kể rằng, vào khoảng thế kỷ X, vị tù trưởng ở vùng Mường Lò (thuộc địa phận tỉnh Yên Bái ngày nay) là Lạc Trượng dẫn dân đến vùng Mường So (thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu ngày nay) để khai hoang, lập bản. Tương truyền, chính vùng đất mới này là nơi khởi thủy của những điệu xòe nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc.

Nguyên thủy, xòe chỉ là điệu múa của trai bản và gái mường nắm tay nhau kết thành vòng tròn rồi nhảy theo nhịp. Nhạc cụ đệm cho xòe là đàn tính tẩu kết hợp với trống, nhị, chiêng và thanh la.

Làng cà phê Trung Nguyên

Nằm ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk), làng cà phê Trung Nguyên hiện là một điểm tham quan cho du khách phương xa muốn tìm hiểu những thông tin thú vị liên quan đến cây cà phê và ngành công nghiệp chế biến cà phê. 

Với mong muốn xây dựng một thiên đường cà phê dành cho du khách khi đến thủ phủ của cà phê Buôn Ma Thuột, công ty cà phê Trung Nguyên đã cho xây dựng làng cà phê với diện tích hơn 
20.000m2. Sau hơn hai năm xây dựng, vào năm 2008 công trình đã hoàn thành và được ví như một bảo tàng lịch sử về văn hóa cà phê lớn nhất Tây Nguyên.

Vườn cà phê cổ thụ tại làng cà phê Trung Nguyên.

Lăng Ông Nam Hải ở Tuy Phong

Dinh Vạn Thủy Tú ở TP Phan Thiết là dinh vạn lớn và cổ xưa của nghề biển Bình Thuận. Dinh được xây dựng năm 1762, trong đó có chính điện đặt khám thờ thần Nam Hải. Tại đây có trưng bày bộ xương cá voi dài 22 met, được xem là lớn nhất Đông Nam Á.

Bộ xương cá voi dài 22 met ở Vạn Thủy Tú, lớn nhất Đông Nam Á.

Thế nhưng ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (cũng thuộc tỉnh Bình Thuận) có lăng Ông Nam Hải, nơi thờ bộ xương cá voi dài đến... 25 met!

Sao kỳ vậy? Chẳng lẽ bộ xương cá voi ở Vạn Thủy Tú dài nhất Đông Nam Á mà lại... dài nhì tỉnh Bình Thuận?

Xanh biếc Vĩnh Hy

Dù nghe nói lộ trình từ TP Phan Rang - Tháp Chàm tới vịnh Vĩnh Hy (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) thuận lợi hơn, nhưng chúng tôi vẫn quyết định chọn cách khởi hành bằng xe máy từ cầu Mỹ Thanh (TP Cam Ranh), theo cánh du lịch bụi là thú vị nhưng đầy mạo hiểm vì đường nhiều đèo dốc khúc khuỷu.

Đi tàu du lịch ra tham quan vịnh Vĩnh Hy - Ảnh: Tiến Thành

Dưới cái nắng như đổ lửa, sau vài kilômét đường đất đang thi công là một cung đường nhựa thênh thang, uốn lượn giữa biển và vườn quốc gia Núi Chúa.

Qua mỗi khúc cua có thể cảm nhận rõ sự chênh vênh và vẻ đẹp của một bên là rừng thẳm, một bên là biển xanh. Những tán rừng khô trùng điệp khoe sắc màu rực rỡ của đất núi và cỏ cây như những hoang mạc ở châu Phi.

Biển mây trên đỉnh Sừng trâu

Xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh rực đỏ hoa đỗ quyên, leo được đến đỉnh ngọn Nhìu Cồ San cao hơn 2.600m so với mực nước biển, cảm giác tuyệt vời thật không thể nào tả được bằng lời.


Ngọn Nhìu Cồ San thuộc địa phận xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Theo hướng dẫn của một thanh niên người bản địa tên Chu Chê Sàn, chúng tôi đi theo lối mòn xuất phát ở làng Lao Chải của người Hà Nhì. Ngay từ điểm xuất phát, nếu là người lần đầu đến đây, chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng trước những ngôi nhà xinh xắn được đắp bằng đất sét, dáng dấp đặc trưng của đồng bào nơi này.


Khám phá bến sơn cước Ngọa Long Sơn

Đến Ngọa Long Sơn lại bắt gặp cái tên “bến”. Hỏi ra mới biết đây là chợ đầu mối, nơi hàng hóa và hoa quả tươi rói từ trên núi chuyển xuống nên ai cũng thích thú khi được hòa mình vào các “bến” bên chân dãy Thất Sơn hùng vĩ.

Khu di tích lịch sử cách mạng Ô Tà Sóc

Trong mùa lễ hội miếu Bà tháng 3, tháng 4, nhất là dịp lễ 30-4, du khách thường đến thăm chiến trường xưa, thăm khu thờ tâm linh điện Tà Cao ở Ngọa Long Sơn. Trên đỉnh núi Dài là hai xã giáp ranh Lương Phi và Lê Trì, có nhiều đường ô và con suối với trên 300ha đất rải rác được nông dân biến thành vườn và rẫy.