15 thg 4, 2014

Chỉ là đất sét...

Xưa kia có một gia đình lưu dân đến khẩn hoang lập nghiệp ở Sóc Trăng. Người chủ gia đình là ông Ngô Kim Tây lập một am nhỏ để tu tại gia. Đời này sang đời khác đều có người trong họ chăm lo nhang khói, tu hành. Đó chỉ là một am nhỏ, không có sư trụ trì.

Đầu thế kỷ trước, ông Ngô Kim Tòng là người trụ trì đời thứ tư của ngôi chùa gia đình này. Ông sinh năm 1909, vào giai đoạn gia đình cực kỳ khó khăn. Năm ông 18 tuổi, cha ông là Ngô Kim Đính làm phu lục lộ vì tuổi già sức yếu phải thôi việc. Từ 18 đến 20 tuổi ông Ngô Kim Tòng phải lao động vất vả để lo sinh kế cho gia đình và đổ bệnh nặng. Suốt thời gian nằm bệnh khi tỉnh khi mê ông mơ những giấc mơ về một ngôi chùa thờ Phật và rồi khi tỉnh dậy ông bắt tay nặn tượng Phật để thờ.

Đi ra mảnh ruộng phía Tây, cách chùa 1km, ông đào đất sét gánh về. Đất sét phơi khô, bỏ vào cối giã gạo giả nhuyễn, rây bỏ rễ cỏ, rễ lúa, tạp chất, rồi trôn chung với bột nhang, ô dước làm vật liệu đắp tượng. Không học mỹ thuật, không có bản vẽ thiết kế, chỉ với đôi tay và tấm lòng ông đã dày công đắp tượng suốt 42 năm!

Thỏa sức trên biển vắng ở Cam Ranh

Chạy dọc theo con đường ra sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), bãi Dài hoang sơ và vắng người, nơi bạn có thể chọn một bãi tắm riêng cho mình.

Uốn lượn theo con đường dọc biển gần 60 km, xuyên qua hằng hà sa số những bãi cát trắng nở đầy những bông hoa xương rồng hồng, những bông hoa cúc biển vàng bò lan trên mặt cát, biển xanh lấp lánh ánh mặt trời buổi sớm. Tiếng sóng vỗ ì oạp, làn gió mang hơi nước mặn mòi thổi tung mái tóc rối quẩn quanh. Sau hơn một tiếng đồng hồ đùa với nắng và gió, bãi Dài Cam Ranh đã chạy song song.

Nếu đi từ sân bay đến Cam Ranh đến bãi Dài, khoảng cách ước chừng chưa đầy 10 km, nhưng để chạy từ thành phố Nha Trang thì quãng đường là hơn 25 km. Từ Nha Trang, bạn có thể thuê một chiếc xe máy với giá 120.000 đồng/ ngày để xuống chơi Cam Ranh trong ngày hoặc hôm sau mới về. Con đường đi dễ tìm vì chạy theo đường ra sân bay Cam Ranh. 

Biển Cam Ranh nhìn từ trên máy bay. Ảnh: Simon. 

Ra Côn Đảo nhớ ăn hạt bàng rang

Nghe tin tôi đi Côn Đảo, anh bạn thân vồn vã "nhớ mua cho mình hũ hạt bàng rang ăn đỡ ghiền!”, tôi ngạc nhiên nhưng vẫn cứ gật đầu. Và chưa chi, ký ức tuổi thơ lại ùa về. 

Hạt bàng - Ảnh: T.Tâm

Tôi nhớ giảng văn những năm trung học ngày xưa thầy dạy có bài “Nhặt lá bàng” của Nhất Linh với hình ảnh hai chị em nghèo, phong phanh áo vải trong đêm đông giá buốt tranh nhau nhặt lá bàng về làm chất đốt sưởi ấm cho gia đình. Câu chuyện xúc động và mang tính nhân văn sâu sắc...

Tôi cũng nhớ rõ ngày ấy trước sân đình làng tôi có cây bàng cổ thụ tỏa bóng râm mát. Những buổi trưa hè oi ả, bọn trẻ chúng tôi thường tụ tập nhau đá bóng, đá cầu, nhảy lò cò hoặc tán u rất vui nhộn. Mùa hè cũng là mùa bàng ra trái. Khi có gió to, trái bàng chín rụng đầy sân và bọn tôi tranh nhau lượm...

Món ngon xứ Sóc Trăng

Món ngon miền nào cũng không thiếu, miễn là biết tìm đúng nơi đúng chỗ để ăn. Có dịp đến với Sóc Trăng, sẽ thật thiếu sót nếu như bạn chưa thưởng thức tô bún nước lèo, bún gỏi dà hay tô cháo lòng và món bò nướng ngói trứ danh.

Tô bún nước lèo đặc trưng của miền quê Sóc Trăng từng đi vào lời thơ dân gian:

Đi xa có nhớ quê nghèo
Nhớ bún nước lèo, nhớ mắm Ba Xuyên.

Từ bún nước lèo tới bún gỏi dà

Bún nước lèo Sóc Trăng có ít nhiều khác biệt với một số địa phương lân cận trong vùng. Sang thì tô bún có đủ thứ: cá lóc, tép bạc, heo quay…, đơn giản hơn thì chỉ cần con cá lóc trọng trọng cũng có thể nấu được nồi nước lèo.

Song có hai thứ không thể thiếu là ngải bún và mắm bò hóc. Ngải bún trước đây thường mọc hoang, sau được người ta trồng trong vườn nhà làm gia vị. Ngải bún có tác dụng khử mùi tanh của mắm. Mắm bò hóc được người Khmer làm từ các loại cá đồng trộn với muối và cơm nguội.

Bún nước lèo

Về Bạc Liêu không chỉ nghe Đờn ca tài tử

Tháng 4 này, Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) sẽ được tổ chức ở Bạc Liêu từ 20 - 25/4, tại Trung tâm Văn hóa - nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu, nhân dịp ĐCTT được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Đây là lần đầu tiên ĐCTT có ngày hội cấp quốc gia. Dù có mặt khắp 21 tỉnh thành Nam bộ, nhưng Bạc Liêu được xem là cái nôi của ĐCTT. Hậu tổ của ĐCTT là Lê Tài Khí (1870 - 1948), dân Bạc Liêu, thầy của Cao Văn Lầu (1890 - 1976). Bài “Dạ cổ hoài lang” bất hủ được Cao Văn Lầu sáng tác khi làm viên chức ở Bạc Liêu năm 1920. Hiện khu lưu niệm và mộ của ông ở P.2, TP. Bạc Liêu, dù quê ông ở Long An. Về Bạc Liêu, người yêu ĐCTT sẽ có cơ hội gặp các quái kiệt, các nghệ sĩ tài danh của ĐCTT, nghe kể về lịch sử hình thành, về những giai thoại kỳ thú và tham dự nhiều hoạt động hấp dẫn của Festival ĐCTT - Tình người, tình đất phương Nam. 

Một góc nhà công tử Bạc Liêu 

Hoa lụa Báo Đáp

Làng hoa lụa Báo Đáp (huyện Nam Trực) nằm cách thành phố Nam Định khoảng chừng 10 km từ bao đời nay có tiếng với nghề làm lồng đèn trung thu và hoa vải lụa.

Báo Đáp hiện có 400 hộ sản xuất và kinh doanh hoa vải lụa lớn nhỏ, trong đó phần lớn là các hộ có truyền thống lâu đời. Sản phẩm của mỗi gia đình có mẫu mã riêng, không trùng lặp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng của thị trường, các cơ sở sản xuất không ngừng làm mới, thay đổi mẫu mã .

Năm nay, những mẫu hoa mới như phong lan, lan hồ điệp, hoa ly…được khách hàng ưa thích, trong khi đó một số mẫu hoa truyền thống của làng vẫn đảm bảo duy trì sản xuất như: hồng, sen, mai, đào,…Hoa vải lụa không chỉ đáp ứng được những yêu cầu về thẩm mỹ, màu sắc không thua kém gì hoa thật mà còn có giá trị sử dụng lâu dài và có giá cả hợp lý nên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

6 thg 4, 2014

Huyền thoại Giếng Tiên

Giếng Tiên (thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một điểm du lịch thú vị, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách mỗi khi có dịp đặt chân đến đảo ngọc Phú Quốc. 

Giếng Tiên còn gọi là Giếng Ngự hoặc Giếng Gia Long, thuộc thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Câu chuyện về sự ra đời của giếng Tiên mang đậm tính huyền thoại. Theo dân gian, vào cuối thế kỉ 18 khi chúa Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) trốn quân Tây Sơn đã chạy ra đảo Phú Quốc, trong cơn quẫn bách không có nước ngọt để cho quân uống, Nguyễn Ánh đã dậm chân than với trời rồi chỉ mũi kiếm vào lòng đất làm bắn ra một dòng nước ngọt mà cho đến nay vẫn còn tuôn chảy. Người dân địa phương sau này đã lập một bệ thờ dấu tích trên và đặt tên cho chỗ vết tích đó là Giếng Tiên.

Du khách lênh đênh trên những chiếc thuyền nhỏ thuê của ngư dân để đến khu vực giếng Tiên.

Phật viện Đồng Dương ẩn mình nơi rừng rậm

Phật viện nổi tiếng ở Quảng Nam khá khó tìm vì đường vào sâu và bị những rừng keo bao phủ. Khách tham quan phải nhờ đến lũ trẻ trong làng dẫn lối để vào đây.

Trời mưa là lúc con đường dẫn đến làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình lỗ chỗ với ổ voi, ổ gà lõng bõng nước. Vượt qua con đường đất đỏ sũng nước, du khách sẽ đến được với Phật viện nổi tiếng ở đây.

Nếu không hỏi thăm, chắc ít ai tìm được vì khu di tích nằm ẩn mình giữa khu rừng rậm rạp, bỏ hoang lâu ngày. Hai chú bé và một cô bé hồn nhiên, dắt tay người khách lạ, chạy băng qua cánh đồng rồi rẽ vào con đường mòn nhỏ để thấy Phật viện nổi danh im lìm trong đám cỏ dại, được chống đỡ bởi vô vàn những cột thép ngang dọc. 

Phật viện Đồng Dương một thời huy hoàng nằm lặng lẽ trong cánh rừng keo. 

Chùa Hương mùa hoa gạo

Hàng năm cứ vào tháng 3, tháng 4 hoa gạo lại bừng nở dọc hai bên suối Yến lối vào Chùa Hương tạo nên khung cảnh mùa xuân rực rỡ.

Từng đoàn thuyền chở du khách nối đuôi nhau nô nức trảy hội Chùa Hương, hai bên bờ thỉnh thoảng lại bắt gặp những cây gạo nở đỏ một góc trời. 

5 thg 4, 2014

Về làng Chuồn

Khi biết tôi muốn đến làng Chuồn - ngôi làng lớn ở xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, nhiều người ở TP Huế đã nhắc tôi phải rất ý tứ, kẻo làm phật lòng người dân ở ngôi làng “có cá tính” này. 

Đình làng Chuồn được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia từ năm 1994 - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ

Làng Chuồn chỉ cách TP Huế chừng 7km theo đường mới mở. Qua khỏi cầu Vỹ Dạ rồi qua tiếp những khu phố mới một quãng, cảnh trí vùng nông thôn Phú An hiện ra với ruộng lúa ngát xanh, xóm làng trù phú, kề bên là đầm Chuồn bao la với nò sáo cắm dày.