9 thg 3, 2014

Thăm chùa Côn Sơn

Chùa cổ Côn Sơn nằm trên núi Côn Sơn thuộc phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Chùa Côn Sơn còn có tên gọi là chùa Hun được xây dựng từ thế kỷ X và hoàn thiện vào thế kỷ thứ XIV. Chùa Côn Sơn trở thành một trong 3 trung tâm nổi tiếng của dòng Phật giáo Trúc Lâm, nơi 3 vị tổ của trường phái Thiền Phái Trúc Lâm gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Trang đã tu hành và thuyết pháp tại đây. 

Tuổi thơ xứ Thanh nào không ăn bánh đúc sốt

Mỗi lần đón bạn bè các tỉnh đến nhà chơi, tôi đều cố gắng đưa bạn đi ăn bằng được món bánh đúc sốt - món ăn đặc biệt gắn với tuổi thơ của hầu hết những người sinh ra và lớn lên ở thành phố Thanh Hóa.

Bánh đúc sốt phải ăn khi nóng hổi - Ảnh: H.Sơn

Thoạt nghe qua nhiều người tưởng rằng đó một loại bánh, thứ quà quê dân dã làng quê nào cũng có, hay xuất hiện ở các phiên chợ quê, gắn với các nhân vật nữ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân hay truyện ngắn Nam Cao. Thực ra không phải, bánh đúc sốt là món ăn chỉ có ở xứ Thanh, hương vị riêng biệt và màu sắc khá đẹp mắt: màu xanh ngọc.

Về Cà Mau ăn mắm ong rừng

Biết tôi thích khám phá ẩm thực, nhân chuyến về Cà Mau thăm quê, bạn tặng cho một hũ mắm ong rừng. Cầm món quà, tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú vì từ trước tới nay chỉ biết mật ong rừng nổi tiếng ở địa phương này còn mắm ong rừng thì đúng là quá xa lạ.

Mắm ong rừng Cà Mau - Ảnh: Thanh Tâm

Tò mò, không “giấu dốt”, tôi liền hỏi bạn cách chế biến cũng như việc thưởng thức món ăn quá đỗi lạ lùng này. Thấy tôi “hai lúa” thứ thiệt, bạn hào hứng kể ngay.

Ở Cà Mau, cứ đến mùa ong mật, người dân gác kèo ong dùng dao bén cắt phần tổ vắt lấy mật. Trong tổ có những con ong còn non bé xíu mũm mĩm, mềm béo thơm ngon. Quanh đi quẩn lại xưa nay chỉ biết nấu cháo, xào mỡ hay kho khô... Ăn hoài cũng ngán nên nhiều người nghĩ ra cách chế biến món ăn mới cho lạ miệng, “lai rai” cho đỡ buồn, chưa kể dự trữ được lâu hơn. Thế là món mắm ong ra đời.

Thương nhớ những con đường xứ Huế

Không phải là những chùa chiền, cung điện, lăng tẩm hay các món ăn, nhắc đến Huế, tôi da diết nhớ đến những con đường - những con đường dọc ngang thành phố bé nhỏ, nơi sự bình yên thản nhiên ngự trị.

Nhịp sống thanh bình ở Huế

Chợt một ngày Hà Nội im mưa, tôi cồn cào thèm đến một nơi thật xa và bình lặng. Nơi trời trong, nắng nhẹ, nơi có những con đường xanh bóng cây, những con đường có lá me bay, những con đường êm đềm đón bước chân tôi - người khách lạ không bằng sự vồn vã hay lạnh lùng, mà bằng một sự vỗ về, thương mến.

Chợt một ngày Hà Nội im mưa, tôi thèm và nhớ thế, những con đường của Huế.

Lộc cộc lối xưa

Bình Định không còn nhiều ngựa, chỉ còn lác đác vài chiếc xe cố giữ lại nét xưa vẫn đi chợ mỗi sáng, khi có khách yêu cầu thì bỏ chợ rong chơi. 

Cưỡi ngựa trên triền đê - Ảnh: Trường Đăng

Không chỉ được đắm mình trong không gian văn hóa lễ hội tôn vinh những anh hùng hào kiệt, những làng nghề, làng võ bao năm làm đẹp mỹ danh đất võ trời văn, đến Bình Định vào mùa lễ hội trong tháng giêng, du khách còn được trải nghiệm trên cỗ xe ngựa cũ kỹ ngược dòng thời gian trở về với lịch sử hào hùng của vùng đất hai vua, của những tháp Chăm hàng trăm năm phác họa sự phồn thịnh kinh tế, văn hóa một thời.

Phiêu du trên đầm Thị Tường

Nằm điểm cuối cùng của cực Nam đất nước, vắt ngang hai huyện Cái Nước và Trần Văn Thời, đầm Thị Tường (Cà Mau) đang trở thành điểm đến du lịch cộng đồng (homestay) được nhiều khách phương xa ưa thích.

Khách du lịch bụi ngắm hoàng hôn trên đầm Thị Tường - Ảnh: V.Đ.

Về Cà Mau lần này, chúng tôi được giới thiệu điểm đến du lịch cộng đồng khá thú vị, đó là nhà ông Nguyễn Văn Hùng (51 tuổi, còn được gọi "chúa đầm") ở đầm giữa đầm Thị Tường.