12 thg 3, 2014

Không gian xanh Văn Thánh

Nằm cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 2km, Khu du lịch Văn Thánh (Quận Bình Thạnh) là điểm đến lý tưởng của du khách với một không gian xanh mang đậm chất quê nằm trong lòng thành phố. 

Khu du lịch Văn Thánh có tổng diện tích diện tích 
77.000 m2, riêng phần hồ chiếm khoảng 2ha với không gian mát mẻ, rộng rãi, phù hợp với nhiều hoạt động giải trí thư giãn. Không khí ồn ào, náo nhiệt của thành phố bỗng lắng xuống khi ta bước vào khu du lịch Văn Thánh, với thảm cỏ, thiên nhiên xanh mát xen trong từng khoảng tường gạch cổ, thoảng qua làn gió nhẹ mơn man bên hồ nước, khiến nơi đây càng trở nên thanh bình như một làng quê thuần Việt. Du khách nhất là nhưng người con tha hương, vốn được sinh ra từ những vùng quê yên bình, còn có thể tìm thấy hình bóng quê nhà tại khu du lịch Văn Thánh qua hình ảnh những chiếc cầu tre nhỏ được bắc qua con rạch, ao sen trong vắt, cùng những bụi chuối... Không gian đẹp đẽ mà thân thiện ấy sẽ giúp tâm hồn con người tự xóa tan đi những bộn bề, lo toan và cuộc sống lại trở nên an lành hơn. 

10 thg 3, 2014

Lang thang tới rừng tràm Gáo Giồng

Gáo Giồng ở Cao Lãnh, cách Cao Lãnh 15 km. Ủa, sao kỳ vậy? Là vì ở Đồng Tháp có tới 2 cái Cao Lãnh: thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm tại ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, cách thành phố Cao Lãnh 15 km.

Cái khoảng cách 15 km ấy không phải tui nói nghen, mà là các website du lịch Đồng Tháp nói. Không biết tính theo kiểu gì, có thể theo đường chim bay, đường thủy, hay là sao đó... chớ còn thực tế tui đi bằng xe thì quãng đường từ trung tâm TP Cao Lãnh tới khu du lịch Gáo Giồng là gần gấp đôi con số nói trên. Cụ thể là đi từ TP Cao Lãnh theo quốc lộ 30 về hướng huyện Hồng Ngự được khoảng 15 km thì có bảng chỉ đường quẹo phải vào Gáo Giồng. Ngay đầu đường rẽ có bảng ghi: Khu Du lịch Sinh thái Gáo Giồng 12 km. (và đồng hồ tốc độ trên xe cũng cho kết quả đúng như vậy). Nghĩa là từ TP Cao Lãnh tới Gáo Giồng là 27 km!

Suối Tiên Nha Trang

Suối Tiên bắt nguồn từ đỉnh Hòn Bà, địa danh do nhà bác học nổi tiếng Yersin phát hiện. Sau khi quanh co trong các hẻm núi cao, suối Tiên gặp một đập đá thiên nhiên chắn ngang, dòng chảy tách thành hai nhánh: một nhánh chảy theo hướng bắc mang nước tưới cho cánh đồng xã Suối Cát, một nhánh tràn trên nền đá cứng hướng Đông, nhập vào suối Dầu để chảy ra sông Cái, Nha Trang.

Có dịp đến Nha Trang, bạn hãy dành thời gian du ngoạn ở một nơi phong cảnh rất hữu tình, non xanh nước biếc tráng lệ : Suối Tiên (xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, cách Nha Trang khoảng 20 km).

Nhánh suối tràn trên nền đá cứng chảy qua những triền núi cheo leo, những vách đá nhấp nhô, tạo nên những con thác trắng xóa cuồn cuộn, những đọan suối thơ mộng, những mảng hồ xanh ngắt … Huyền thọai kể rằng, từ trên cung đình vén mây nhìn xuống, các nàng tiên bị mê hoặc bởi cảnh sắc Suối Tiên nên rủ nhau xuống hạ giới. Sau khi thỏa thích vui chơi, họ trút bỏ xiêm y, lội xuống dòng nước tắm mát. Từ đó, suối có tên là Suối Tiên.

Về Hòn Đỏ ăn cá đối

Rừng dương xanh mát hữu tình, những rạn san hô nhiều hình thù, nhọn hoắt như bàn chông nhô lên bãi cát trắng, bãi tắm đẹp nõn nà... Đấy là những nét chấm phá mà nhiều bạn trẻ chợt phát hiện khi đến Hòn Đỏ (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận).

Một vùng nắng gió nhưng vẫn đầy chất thơ - Ảnh: Tiến Thành

Từ TP Phan Rang - Tháp Chàm, xuôi dọc theo tỉnh lộ 702 ven biển khoảng 20km bằng xe máy hoặc xe buýt, du khách dễ dàng tới di tích Hòn Đỏ. Hòn Đỏ có diện tích khoảng 28ha, trong đó có 2ha rừng dương (phi lao) được trồng từ năm 1995. Một nơi rất gần thành phố nhưng bất ngờ đem lại nhiều điều thú vị.

Thác Grăng - "thảm" tóc tiên lộng lẫy đại ngàn

Cùng với làng nghề thổ cẩm Zara, khu du lịch sinh thái Grăng với tập hợp vẻ đẹp của bạt ngàn rừng xanh, trùng trùng núi cao, đặc biệt thác Grăng đang là địa điểm thu hút khách du lịch khi đến với huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam).

Ngắm dòng nước chảy từ thác cao - Ảnh: Thanh Ba

Cách thị trấn Thạnh Mỹ chừng 7km, chạy men theo tuyến quốc lộ 14D, thác Grăng nằm ẩn mình giữa những ngọn núi nhô cao, được bao bọc bởi cánh rừng bạt ngàn cây lá thuộc địa phận xã Tà Bhinh và được ví như mái tóc nàng tiên bồng bềnh giữa đại ngàn.

Trong làn sương sớm những ngày đầu xuân mới, chúng tôi quyết tâm cuốc bộ gần 2km trên con đường đất gồ ghề sỏi đá dẫn vào thắng cảnh mà người dân địa phương bảo vẫn còn hoang sơ lắm.

9 thg 3, 2014

Đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến...

Có một nhà thơ không sinh ra ở Bình Định, đời thơ của ông ở Bình Định cũng ngắn ngủi, thế nhưng khi nhắc đến ông người ta lại nhắc đến đất Quy Nhơn, Bình Định. Vì cuộc đời sầu thảm của ông đã kết thúc tại Quy Nhơn, cũng tại nơi đây có ngôi mộ nơi ông an nghỉ ngàn thu. Không phải một mà đến hai ngôi mộ!

Tìm vào cô đơn, đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến.
Người xưa nào biết, chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa.
Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm nghe trăng vỡ.
Xót thương thân bơ vơ, cho đến một buổi chiều kia.
Trời đất như quay cuồng khi hồn phách vút lên cao.
Mặc Tử nay còn đâu?


Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) sinh năm 1912 tại Quảng Bình. Lớn lên, ông đi học ở Quảng Ngãi, Bình Định, Huế, rồi làm báo, làm thơ ở Sài Gòn. Ông bị bịnh phong (cùi), được đưa vào trại phong Quy Hòa ở Quy Nhơn vào tháng 9 năm 1940 và qua đời tại đây 2 tháng sau đó.