10 thg 11, 2013

Hoa trăm cánh xứ lạnh

Đến phố núi Đà Lạt mộng mơ, không chỉ tìm về với thiên nhiên, khí hậu trong lành mát mẻ mà còn là dịp để du khách thưởng thức những sản vật đặc trưng của miền đất lạnh. Nơi ấy có loài hoa mà khi nhắc đến người ta nghĩ ngay đến Đà Lạt, như một hương vị rất riêng mà khi đến, đi du khách thường nhắc nhau thưởng thức và mang về làm quà - bông Atiso.

Vườn Atiso ở Đà Lạt. Ảnh: Văn Báu 

Theo lời kể của nhiều tiểu thương thì nhiều khách nước ngoài thường diễn tả bông Atiso là loài hoa trăm cánh khi tìm mua.

9 thg 11, 2013

Tép bạc đất nướng trộn rau răm cù lao ông Chưởng

“Chiều chiều quạ nói với diều/ Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Nếu có dịp ghé Chợ Mới (An Giang) vào con nước rong bạn hãy tận hưởng thú đi đặt vó bắt tép của người dân miền sông nước về tự tay mình nướng.

Tép bạc đất nướng trộn rau răm - Ảnh: T.Tâm

Câu ca dao lưu truyền trong dân gian minh chứng một cách hùng hồn về vùng quê trù phú được thiên nhiên ưu đãi. Sông rạch quê tôi hồi đó lắm cá tôm, hễ con nước lên đầy, xuống sông tắm giặt, rửa chén nhiều lúc bị cá rỉa rát cả chân. Nhiều nhất phải kể là tép. Những chú tép bạc đất vỏ dày mình tròn, màu trắng đục, to cỡ ngón tay trỏ, trông thật ngon lành!

Về Bạc Liêu ăn mắm cá chốt

Vùng đất Bạc Liêu xưa nay nổi tiếng với những huyền thoại về Công tử Bạc Liêu hay những cánh đồng muối trắng mênh mông. Nhắc về những ngày đầu khai khẩn vùng đất này, người ta ngâm nga câu ca: Bạc Liêu nước chảy lờ đờ / dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu. 

Mắm cá chốt ăn với chuối chát, trái bần chín và rau đồng. 

Từ xưa, tiếng đồn ở vùng Bạc Liêu cá chốt đầy sông, chỉ cần tung chài, cá chốt mắc đầy tay lưới, phải đem chài về nhà treo lên mà gỡ cá. Bà con dùng ba ngón tay cái, trỏ và ngón giữa kẹp chúng lại nhanh chóng đưa lên xuồng, có khi một lần hai, ba con. Chỉ cần một tiếng đồng hồ bắt cá chốt là đủ làm một khạp mắm nhỏ rồi.

Chuyện kỳ lạ ở chùa Thình Thình

Trên đỉnh núi Thình Thình có ngôi chùa cùng tên. Gần một thế kỷ từ ngày khởi dựng đến nay, chùa vẫn “cô đơn” với những điều kỳ lạ… 

Tam quan chùa Thình Thình - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Hóa thân thành ngọn đuốc hồng

Thật ra ngôi chùa này có tên là Viên Giác tự, tên chữ là Thanh Thanh, do nằm trên núi Thình Thình nên dân quen gọi như thế. Vị trí của chùa nay thuộc thôn Diên Lộc, xã Bình Tân, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi). Nằm trong khuôn viên rộng chừng 
500 m², bao gồm: cổng tam quan, sân chùa, chánh điện, nhà đông - tây, nhà khách và khu mộ tháp, chùa như được bao bọc bởi những hàng cổ thụ xung quanh và chìm giữa bạt ngàn bạch đàn. Đỉnh núi như một cao nguyên, bốn bề là một màu xanh thẫm đến u tịch.

Kho báu bị yểm bùa ở Lý Sơn

Những dấu tích dù đã mai một ít nhiều theo thời gian, nhưng chuyện về kho báu bị yểm bùa của người Hời vẫn còn như mới trong tâm trí nhiều bậc cao niên ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Núi hòn Tươi, nơi được cho là có nhiều cua vàng - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Kho báu chôn cùng trinh nữ

Theo tài liệu của họ Bùi ở đảo Lý Sơn, vào năm Ất Tỵ (1545) niên hiệu Nguyên Hòa thứ 13, Bắc quân đô đốc Bùi Tá Hán theo phò Lê diệt Mạc với sứ mệnh vỗ yên biên trấn Quảng Nam. Ông nhận thấy để lấy được Quảng Nam từ tay quân Mạc chỉ có một con đường là chiếm đảo Lý Sơn trước để lập căn cứ, làm bàn đạp. Việc đạt thành, Bùi Tá Hán cho dân ra Lý Sơn sinh sống. Từ đó, người Hời (tức người Chăm) ở đảo dần dần bỏ vào đất liền.

Giếng trời ở chùa Hang Lý Sơn

Dẫu đường đến đã thuận tiện hơn so với trước, lại có nhiều du khách viếng thăm, nhưng chùa Hang (thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn trầm mặc một cách kỳ bí như hàng trăm năm qua.

Đường xuống âm phủ

Chùa Hang nhìn từ phía biển 

Chùa Hang có tên chữ là Thiên khổng thạch tự. Theo gia phả của họ Trần, dòng họ trông coi chùa Hang, ngôi chùa này khoảng 300 năm tuổi. Phía trước hang có một giếng nước (nay được thay thế bằng hồ), người ta gọi là “giếng trời” bởi nó chứa nước từ trên vách đá rỉ xuống. Quãng thời gian bị cướp biển (giặc Tàu Ô) quấy nhiễu, chùa Hang là nơi ẩn nấp an toàn của người dân. Chính nước của “giếng trời” này giúp họ cầm cự, thậm chí là tăng thêm sức mạnh. Tin rằng nguồn nước này đem lại may mắn, ngày nay, dân trên đảo vẫn thường uống một ngụm nước từ “giếng trời” khi đến thăm chùa. Người ta còn “nói nhỏ” nhau, khi uống không được nhìn thẳng vào đáy giếng, như thế mới thiêng!