5 thg 10, 2013

Lễ hội nghinh Ông ở Vũng Tàu

Là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước, hàng năm, Lễ hội nghinh Ông ở Khu di tích đình thần Thắng Tam, Tp. Vũng Tàu thu hút hàng vạn người dân địa phương và du khách thập phương tới tham dự. Đây là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân Vũng Tàu và là dịp quan trọng nhất để ngư dân tri ân cá Ông (cá voi), vị cứu tinh theo quan niệm của những người đánh cá và làm nghề biển nói chung.

Lễ hội diễn ra tại Khu di tích đình thần Thắng Tam thuộc phường 2, Tp. Vũng Tàu từ 19/9 - 22/9 (tức ngày 15/8 - 18/8 âm lịch). Lễ nghinh Ông bắt đầu từ 4h30 ngày 20/9 (tức16/8 âm lịch) với hơn 60 ghe thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa lộng lẫy, trống chiêng uy nghiêm khởi hành từ khu biển Bãi Trước đến miếu Hòn Bà ở mũi Nghinh Phong để làm lễ dâng hương, rượu, cúng tế thần biển xin nghinh Ông về đình thần Thắng Tam. Đoàn nghinh Ông gồm có các bậc bô lão cùng hàng trăm ngư dân trong vùng. Ai cũng hồ hởi, trang nghiêm đi rước Ông về.

Bà Nguyễn Thị Bạch Ngân, Phó chủ tịch UBND Tp. Vũng Tàu cho biết: “Lễ hội nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là nét sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của nhân dân thành phố biển, nó không chỉ mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều tôm cá mà còn là dịp để cho ngư dân và du khách thập phương thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội nghinh ông là một biểu tượng văn hóa dân gian, một di sản văn hóa dân tộc cần được duy trì, giữ gìn và phát triển hơn nữa…”.

Gióng 3 hồi chiêng khởi đầu cho nghi thức “khai nghinh thủy tướng”.

2 thg 10, 2013

Đắm mình trong đặc sản Điện Biên

Không quá phong phú trong chủng loại nhưng món ăn ở Điện Biên cực kì độc đáo, có một không hai khiến du khách đến từ đâu cũng sẽ hài lòng.

Điện Biên ngày xưa là nơi chiến trường ác liệt, gắn với những chiến công hiển hách nhất của quân đội Việt Nam. Điện Biên ngày nay là nơi tham quan những dấu ấn quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

Cùng với bao câu chuyện lịch sử, nền ẩm thực nhiều đặc sản vùng cao biến nơi đây thành nơi đáng đi, đáng thử, đáng nếm và dành lời khen.

Gạo tám

Gạo Điện Biên nơi Mường Thanh mang vị thơm ngon khác lạ. Không biết có phải do rừng, do đất, do nước sông Nậm ngấm vào hay không mà gạo tám lại ngon đến thế. Gạo tám Điện Biên nhìn vào là thấy khác, đều, căng bóng, hạt nhỏ, màu đục chứ không trắng như gạo tám thường. Chưa cần nấu thành cơm đã thấy mùi vướng vất. 

Đến Quảng Ninh ăn món ngon nào?

Đến Quảng Ninh, đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên của kì quan Hạ Long, du khách càng thỏa mãn hơn khi sau đó, được thiết đãi khẩu vị bằng một loạt đặc sản nơi đây.

Sự độc đáo trong nguyên liệu, cách chế biến những món ăn ở Quảng Ninh khiến chúng trở thành đặc sản của riêng vùng đất này và ghi dấu trong lòng du khách. 

Bánh Tày nồng ệp 

Cái tên nghe đầy lạ lẫm và khó nhớ là một điểm độc đáo của món bánh này. Đây cũng là một trong những món cổ truyền của người Sán Dìu. Từ bột gạo, trộn với bột nếp cùng lạc rang và đường phên thôi, nhưng bánh lại được chuộng lắm.

Theo người dân, làm bánh Tày nồng ệp - đặc sản Quảng Ninh - phải có thời gian vì qua nhiều công đoạn. Thứ bánh này không chiên mà hấp cách thủy nên ăn không ngán. Bánh hấp dẫn ngay từ khi mới chín, từ xửng lấy ra với màu vàng nâu, mặt có lạc, vừng càng quyến rũ.

Bánh Tày nồng ệp không ăn nóng mà để cho nguội mới thường thức. Món bánh khiến người ăn thích thú vì dẻo quẹo, hay hay. Để đổi vị, có thể chiên bánh, sẽ thấy sự cộng hưởng của vỏ giòn, bên trong mềm với cay cay gừng, ngọt đường phên và bùi bùi của lạc, vừng thật là thứ quà khó chối từ. 

Bánh Tày nồng ệp dẻo quẹo, hay hay (Ảnh: Internet) 

Hương men rừng trong đặc sản Lai Châu

Lai Châu có các món ăn đậm chất núi, quyện hương rừng và vướng vất không khí của miền cao.

Lai Châu có nét đẹp hùng vĩ của Ô Quy Hồ - một trong tứ đại đỉnh đèo, lại mơ màng lãng mạn với những khu ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. Đây quả thật là chốn dừng chân lí tưởng cho những người thích du lịch. 

Đặc biệt, tỉnh miền núi phía Bắc này còn thiết đãi lữ khách những món đậm chất núi, quyện hương rừng, vướng vất không khí của miền cao. Những đặc sản này làm cho người đến rồi đi nhưng mãi lưu giữ cảm giác về một nền ẩm thực độc đáo.

Lợn cắp nách 

Lợn cắp nách - đặc sản Lai Châu, hay một số nơi còn gọi là lợn lửng chỉ có ở vùng cao. Đặc biệt, Lai Châu là tỉnh nổi tiếng nhất về loại đặc sản này. Mỗi con đều rất nhỏ, con to nhất cũng chỉ khoảng 20 kg, thường thường là 10 – 15 kg

1 thg 10, 2013

7 suối nước nóng nổi tiếng miền Bắc

Khi những cơn gió lạnh ùa về cũng là lúc du khách tìm đến dòng khoáng nóng. Không chỉ giúp thư giãn, tắm khoáng còn giúp phục hồi sức khỏe, chữa một số bệnh da, khớp và tim. Sau đây là 7 địa chỉ tắm khoáng nóng dành cho bạn.

1. Quang Hanh - Quảng Ninh

Nằm ở thành phố Cẩm Phả, cách trung tâm thành phố Hạ Long hơn 10 km, suối khoáng nóng Quang Hanh là điểm đến quen thuộc của người dân hai thành phố trên. Nằm trên trục đường du lịch từ Hạ Long đến Vân Đồn, Móng Cái, suối khoáng nóng Quang Hanh cũng là điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách. Bạn có thể chọn tắm trong phòng riêng hoặc bể khoáng nóng tập thể ngoài trời. Dù trời lạnh nhưng bạn không hề có cảm giác run rẩy, rét buốt khi được ngâm mình trong dòng khoáng nóng Quang Hanh. Hơi khoáng cùng dòng nước ấm áp không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh về da và xương khớp, rất tốt cho sức khỏe.


Ký ức tuổi thơ với dừa quê tôi


Xóm tôi, một làng quê được bao phủ bởi một màu xanh hiền hoà, là nơi sinh trưởng của loài cây “bám đất bám rễ” từ lâu của vùng đất cù lao hạ nguồn sông Cửu Long. Cũng giống như nguồn gốc thì tên gọi “cây dừa” cũng chỉ là cái tên để phân biệt với các loại cây khác, nhưng chính vì sự sinh trưởng kỳ diệu nên cây dừa trồng trên vùng đất quê tôi ở đâu cũng đều tốt tươi và cho nhiều trái. Nói đến dừa quê tôi, làm tôi nhớ lại một vài câu hát mà thuở nhỏ tôi thường nghe Đài phát thanh Bến Tre hay phát trong chương trình thiếu nhi: “Đố bạn biết cây gì, lá như chiếc lược ngà, thân cao cao trong trái có nước, cơm trắng phau dùng để làm dầu…”.