9 thg 7, 2013

Cuối tuần ở La Gi

Những bãi cát dài hoang hoải, mềm mại dài lê thê uốn lượn như cái eo thon của người con gái Chăm e ấp sau tấm khăn choàng dường như càng tôn thêm vẻ đẹp bí ẩn của vùng đất duyên hải nhiều truyền thuyết này. Nhưng, La Gi (Bình Thuận) không chỉ có biển mà còn có núi, có rừng, có sông... cùng những đồi cát mênh mông gắn liền nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc đã sinh sống hàng ngàn năm nơi đây. 

Biển La Gi, xa xa là hải đăng Kê Gà.

Đặc biệt, những tuyến đường đã kéo La Gi xích lại gần những thành phố trung tâm khiến cho bạn có thể dễ dàng đến với nó vào mỗi dịp cuối tuần, như một chốn nghỉ ngơi lý tưởng sau những ngày dài làm việc mệt mỏi. 

Ngất ngây đặc sản Phan Thiết

Cách Sài Gòn không quá xa, Phan Thiết là điểm đến lý thú cho những người muốn thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng. 

Đến đây, không chỉ có những khu resort gần thiên nhiên mà còn rất nhiều món ngon – lạ chờ bạn khám phá.

Răng mực

Trước đây, răng mực là đồ phế phẩm, người ta thường bỏ đi vì “chẳng có gì” nhưng qua bàn tay chế biến khéo léo của con người, giờ đây, nó lại trở thành đặc sản, thành một trong những món ngon Phan Thiết. Chỉ từ một loại nguyên liệu nhưng nó làm thành nhiều món ăn chơi ngon miệng.

Răng lớn để luộc, răng vừa thì ướp rồi xiên vào que để nướng hoặc xào lăn, loại nhỏ nhất cho vào nồi bột đã đầy đủ gia vị cho món chiên nước mắm, xào bơ tỏi…

Đặc sản Quảng Bình níu hồn lữ khách

Quảng Bình mang trong mình những bài hùng ca của một thời anh dũng nay bình yên và giản dị với những phong cảnh tuyệt vời và các món ăn ngon đặc sản, khó quên. 

Quảng Bình, không chỉ là dải đất miền Trung nổi tiếng với vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thế giới, bờ biển đẹp cùng những câu chuyện lưu giữ lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó còn là tên một vùng đất chứa trong mình nhiều đặc sản mang hương vị đặc trưng khiến cho người đến đây cứ lưu luyến mãi chẳng quay về.

Cháo canh

Cháo canh là một trong những đặc sản Quảng Bình cũng như phở Hà Nội hay bún bò Huế. Có người gọi là cháo bánh canh hay bánh canh Quảng Bình bởi thành phần của nó là những sợi như bánh canh gạo.

8 thg 7, 2013

Đến Mỹ Tho ăn hủ tiếu Mỹ Tho

Phở là món ăn thuần Việt. Hủ tiếu là món ăn xuất phát từ người Hoa, bởi vì ngay chữ hủ tiếu đã là tiếng Tàu rồi. Nói đến hủ tiếu, người ta liên tưởng ngay đến hủ tiếu Mỹ Tho, nơi nổi tiếng là hủ tiếu ngon nhất nước!

Người ta cho rằng hủ tiếu theo chân Dương Ngạn Địch và tùy tùng đến Mỹ Tho từ năm 1679, như vậy tới nay tuổi đời của hủ tiếu Mỹ Tho đã 335 năm rồi. Trong một phần ba thiên niên kỷ ấy món ăn này đã qua bao nhiêu chế biến để đến giờ này hiện diện ở đây như một món ăn thuần túy Việt Nam.

Hủ tiếu Mỹ Tho hiện giờ không chỉ có ở Mỹ Tho, mà có ở khắp nơi, ở Sài Gòn có đầy, ở Biên Hòa cũng có - chỉ có điều... không chắc có đúng là hủ tiếu Mỹ Tho chính gốc hay không!


Mít Nài - một địa danh sắp mất?!

Một địa danh hình thành tự nhiên từ cuộc sống người dân luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương và gắn bó với tình cảm cộng đồng cư dân nơi ấy. Thậm chí, chính những nơi có địa danh nổi tiếng trở thành điểm đến của du khách trong và cả ngoài nước; hay nói cách khác, đó chính là những sản phảm du lịch có giá trị tinh thần, tình cảm hơn hẳn những khu giải trí, nhà hàng, khách sạn...

Một bên bờ rạch Cái Khế đã được làm kè xong. Bên trái là chợ Mít Nài, đường Huỳnh Thúc Kháng nơi đang được giải tỏa mặt bằng để thi công bờ kè. 

Câu chuyện nguồn gốc các địa danh còn góp phần vào kho tàng chuyện kể cho khách du lịch phương xa về cái hồn của văn hóa bản địa và có tác dụng giáo dục tình cảm quê hương cho lớp hậu sinh.


Hổ Quyền xứ Huế

Không phải ai thăm xứ Huế cũng từng đặt chân đến Hổ Quyền, có lẽ họ cho rằng đó chỉ là phế tích nhỏ, không hoành tráng như các lăng tẩm, thành quách quen thuộc. Thật đáng tiếc, vì Hổ Quyền từng là đấu trường voi-hổ của nhà Nguyễn, duy nhất không chỉ so với các vương triều châu Á mà có thể là duy nhất trên thế giới.

Theo đường Bùi Thị Xuân bờ Nam sông Hương, ngược lên phường Đúc, qua đến phường Thủy Biều, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km, hỏi lối vào Hổ Quyền người dân sẽ chỉ một con ngõ nhỏ. Sau bao thăng trầm gần 200 năm, giờ đây nhà cửa làng xóm chen kín đến tận sát một bức tường thành xây gạch uốn vòng nhuốm màu thời gian. Thoạt nhìn chỉ thấy giống như một đoạn tường hoàng thành nhưng thấp hơn nhiều (cao chừng 5m). Tường xây rất chắc chắn, từng quãng ngay dưới đường gờ chỉ đắp nổi là những miệng ống xả nước mưa hình đầu hổ, trên cùng là dãy tường hoa trang trí giản dị. Khi dạo bước một vòng theo chân tường, du khách mới thực sự cảm nhận quy mô và ý đồ tổng thể của việc xây dựng một đấu trường hình tròn. Được biết, đấu trường này vua Minh Mạng cho xây dựng năm 1830, là nơi nuôi nhốt hổ và sân đấu voi - hổ, có khán đài cho vua quan nhà Nguyễn dự khán trên mặt thành cao và an toàn. 

Bậc cấp lên khán đài