20 thg 2, 2013

Dinh Bảo Đại

Phía cuối đường Triệu Việt Vương (Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), một dinh thự cổ kính bỗng “lộ” ra trước mắt chúng tôi thật thơ mộng và trang nhã, mang đậm nét kiến trúc thời canh tân của Châu Âu. Đó chính là biệt điện vua Bảo Đại (1926-1945), vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn và của cả các triều đại phong kiến Việt Nam, còn gọi là Dinh Bảo Đại hay Dinh III

Dinh Bảo Đại được xây dựng từ năm 1933 đến 1938 khi Bảo Đại còn đang làm vua ở Huế, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Đây được coi là một trong những công trình đẹp nhất của Đà Lạt với kiến trúc hài hòa giữa không gian của rừng thông gắn liền với các tiểu cảnh công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân và một hồ nước nhỏ thơ mộng. Sau khi khánh thành, vua Bảo Đại sử dụng Dinh để nghỉ mát vào mùa hè. Xung quanh Dinh Bảo Đại lúc đó có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và một đoàn xe riêng gọi là “công xa biệt điện”, chưa kể một đội máy bay riêng do các phi công người Pháp lái phục vụ. Đến năm 1948, khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950 thì Dinh Bảo Đại còn có tên là "Biệt điện Quốc trưởng". 

Dinh Bảo Đại mang đậm nét kiến trúc thời canh tân của Châu Âu.

19 thg 2, 2013

Chùa Munir Ansay ở Cần Thơ

Tháp tam bảo trên cổng chùa Munir Ansay. 

Chùa Munir Ansay là một ngôi chùa Khmer lớn ở thành phố Cần Thơ. Ngoài nét cổ kính, ngôi chùa còn rực lên một màu sắc rực rỡ khiến du khách phương xa chú ý, từ lâu đã thu hút đông đảo du khách tham quan, hành hương. 

Chùa Munir Ansay (Muni Răngsây) tọa lạc tại số 36 đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ, được xây dựng năm 1948 bằng vật liệu tre lá đơn sơ. Sau nhiều đợt trùng tu, xây dựng chùa mới có dáng vẻ như ngày nay. Mãi đến năm 1954 thì cổng chùa mới được xây dựng với kiến trúc mô hình tháp (tam bảo) của Angkor Wat và đến năm 1964 mới xây dựng chánh điện. Cũng như các chùa Khmer khác, chánh điện luôn quay về hướng đông vì theo Phật giáo thì hướng Đông là hướng của các vị thần thánh.

Thành cổ Sơn Tây

Từ Hà Nội theo Quốc lộ 32 đi về phía Tây khoảng 45km là tới địa phận thị xã Sơn Tây. Ở đây có một khu thành cổ kiên cố có tuổi đời gần 200 năm, được xây bằng một loại vật liệu rất độc đáo, đó là đá ong. 

Thành cổ Sơn Tây nằm ở trung tâm thị xã Sơn Tây - Hà Nội, thuộc phần đất hai làng cổ Thuận Nghệ và Mai Trai. Đây là tòa thành quân sự, được xây bằng đá ong, một loại vật liệu truyền thống và rất phổ biến ở vùng đất Sơn Tây. Thành xây theo kiểu vauban, có kiến trúc hình vuông, mỗi chiều dài khoảng 400m, cao 5m, mặt thành rộng 4m và có nhiều lỗ quan sát để cho quân lính nấp phía trong bắn súng ra ngoài hoặc dùng giáo mác tấn công khi đối phương tìm cách trèo lên tường thành.


Cổng thành Sơn Tây. Ảnh: Văn Chi

Bí ẩn bãi đá cổ Sapa

Tháng 10/1994, bãi chạm khắc đá cổ Sapa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin, nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Việt Nam cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UNESCO xem xét việc công nhận bãi đá cổ Sapa là Di sản Văn hóa Thể giới. Sau gần 18 năm được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia, rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã tìm đến với bãi đá này để nghiên cứu mong giải mã được những hình khắc bí ẩn của người Việt cổ. 

Cách trung tâm thị trấn huyện Sapa khoảng 7km về hướng Đông Nam, bãi chạm khắc đá cổ Sapa bao gồm khoảng hơn 200 hòn đá lớn nhỏ khác nhau nằm rải rác trên diện tích khoảng 8km2, xen giữa nương rẫy, ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thiểu số thuộc thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào và Tả Van.

Bãi đá cổ được phát hiện và nghiên cứu từ năm 1923 bởi nhà Đông Dương học nổi tiếng người Pháp gốc Nga Victor Goloubev. Ngày nay, nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tìm đến nghiên cứu ngày một đông. Điển hình trường hợp GS Philippe Le Failler của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp. 



Các nhà nghiên cứu tiến hành thu thập các dấu vết khắc in trên một tảng đá cổ Sapa. (Ảnh: Ngọc Thanh)

Lễ Lập Tĩnh của người Dao Tiền

Theo tục lệ, con trai dân tộc Dao Tiền từ 10 tuổi trở lên phải trải qua cuộc sinh hạ lần thứ hai trong đời thông qua nghi lễ Lập Tĩnh (hay còn gọi là Lễ dặt tên) để trở thành một người đàn ông đích thực của cộng đồng.

Năm nay, anh Triệu Văn Hạnh ở thôn Suối Khem (xã Phiêng Luông – Mộc Châu – Sơn La) làm lễ Lập Tĩnh cho con trai mình là Triệu Văn Long.

Anh Hạnh cho biết, để chuẩn bị làm lễ Lập Tĩnh cho con trai, nhà anh phải chuẩn bị từ rất lâu, lợn gà phải nuôi đầy chuồng, thóc gạo phải đầy bồ để bà con dân bản đến giúp đỡ và chứng nhận.

Già bản Phiêng Luông xem ngày để tổ chức Lễ Lập Tĩnh.

Bí ẩn căn hầm trú bom trong khách sạn Metropole Hà Nội

Tò mò, háo hức, hồi hộp và xúc động... Đó là những cảm giác trái chiều của nhiều người khi đến xem căn hầm tránh bom nằm ngay trong lòng khách sạn Metropole Hà Nội.

Sở dĩ nhiều người có tâm trạng kì lạ ấy, bởi sau gần bốn mươi năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc tại Việt Nam (1975), người ta mới phát hiện ra ngay giữa khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, một khách sạn hạng sang bậc nhất của Hà Nội một căn hầm trú bom đầy bí ẩn. Và vào ngày 21/5/2012 KS Metropole Hà Nội đã chính thức mở cửa cho công chúng vào xem.

Căn hầm rộng 40 mét vuông vẫn được bảo tồn nguyên trạng với tường vôi xám màu thời gian, với bóng đèn, cánh cửa sắt... Căn hầm này đã được khách sạn xây dựng để bảo đảm an toàn cho các vị khách quan trọng trong thời kì không quân Mĩ ném bom Hà Nội từ giữa những năm 1960 đến mùa đông năm 1972.