30 thg 1, 2013

Về Thanh Hóa thăm di tích Lam Kinh

Nằm cách Hà Nội 150km, khu di tích lịch sử cấp quốc gia Lam Kinh ở xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân là một trong những danh thắng nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Di tích này nằm giữa một vùng cây cối xanh tươi, rộng khoảng 30ha, gồm đền, miếu, lăng và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.

Thành điện Lam Kinh

Lê Lợi sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) đã giành thắng lợi và lên ngôi vua, đóng đô ở Thăng Long. Đồng thời ông cho xây dựng ở quê nhà Thanh Hóa một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh.

Lữ thứ bên hồ phố lạnh

Ở phố núi Đà Lạt, cái thực thể tự nhiên đối lập với lớp lớp núi đồi kia chính là hồ Xuân Hương. Tôi gọi hồ nước này là phần âm của đô thị so với phần dương đồi núi. Ở đó, có những ngày nắng đẹp đến hoang vu cho dù ngay giữa thành phố, tôi thường ném suy nghĩ vào nó để tinh lọc mình trong không gian tự nhiên. Có một ngày, nhận ra hồ nước này không phải thứ bất động, nó là một phần của cõi nhân gian…

Người Đà Lạt nào mà mỗi ngày chẳng phải qua lại hồ Xuân Hương. Đã “ra phố” thì phải ngang nó, phải đụng, phải chạm, phải giáp mặt với cái hồ danh thắng đặc sắc xếp hạng Di sản quốc gia này…





Độc đáo nước chấm Việt

Mark Lowerson, cây bút nước ngoài sống tại Hà Nội chuyên viết về ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực Việt, từng viết: “Tôi không rõ liệu có nền ẩm thực nào khác trên thế giới có được đặc trưng trội bật về các loại nước chấm như tại xứ sở này”. Quả thật, chỉ riêng các loại nước chấm cũng cho thấy sự phong phú, đa dạng của ẩm thực Việt Nam.

Trong một bữa ăn thuần Việt với nhiều món khác nhau thì mỗi món có thể đi cùng một loại nước chấm riêng, giống như khi chơi đánh bài phải có những quy tắc riêng cho mỗi loại bài, không thể chơi bài ba lá với quy tắc của bài sáu lá. “Đến một quán bia hơi bất kỳ ở Hà Nội – Mark Lowerson viết – cứ gọi bốn hoặc năm đĩa mồi khác nhau thì mỗi đĩa lại có một loại thức chấm khác”.

Đủ kiểu nước mắm


Bánh xèo miền Nam ăn với nước mắm đồ chua


Yên Tử lãng đãng mây ngàn

Vào nhưng tháng không có sương mù, núi rừng Yên Tử chập chùng ẩn hiện những tòa tháp, chùa chiền như chốn bồng lai. Ảnh: Bảo Thư 

Vẻ đẹp của Yên Tử chính là sự kết hợp giữa núi non hùng vĩ, hòa với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống chùa, tháp ẩn hiện trong rừng thông, rừng trúc... tỏa bóng mát, khiến du khách thập phương quên đi hết những mệt nhọc với đường dốc cheo leo. 


Lũy Thầy - 400 năm còn một chút này

Chỉ có những người khách lạ khi dừng chân Đồng Hới, Quảng Bình mới tìm tới Lũy Thầy, như thể để nhìn lại một công trình quân sự được xây dựng chỉ còn một đoạn ở đường Quách Xuân Kỳ và phía tây phường Phú Hải. Nhưng dẫu đã đứng ngay bên cạnh con đường khá đẹp chạy dọc theo dòng sông Nhật Lệ, nếu không có người hướng dẫn thì khó mà tìm được Lũy Thầy nằm ở đâu, còn được bao nhiêu chiều dài và hiện tại như thế nào.


Theo sử sách thì vào năm 1630, chúa Nguyễn Phúc Nguyên giao cho Đào Duy Từ xây dựng hai công trình phòng thủ là Lũy Trường Dục thuộc xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh bây giờ và Lũy Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu tỉnh Quảng Bình nhằm bảo vệ đàng trong trước những cuộc tấn công của chúa Trịnh đàng ngoài. Gọi là Lũy Thầy vì chúa Nguyễn coi Đào Duy Từ như thầy của mình.



Âm vang Tiêu tự thần chung

Tọa lạc tại số 75 đường Phương Thành, TX.Hà Tiên (Kiên Giang), Sắc tứ Tam Bảo là một trong những ngôi chùa xưa nhất ở Hà Tiên. Đây là ngôi chùa do Tổng binh Mạc Cửu xây dựng để thân mẫu của ông là Thái Thái phu nhân tu hành trong những năm cuối đời.

Theo sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang thì chùa Tam Bảo được xây dựng vào năm 1730. Thời Tao đàn Chiêu Anh các, tiếng chuông chùa là nguồn cảm hứng để Mạc Thiên Tích sáng tác bài thơ Tiêu tự thần chung. Nhưng lịch sử ngôi chùa qua nhiều thăng trầm, biến đổi nên cũng còn những điều chưa rõ.

Lịch sử chùa Sắc tứ Tam Bảo

Căn cứ bài thơ Tiêu tự thần chung của Mạc Thiên Tích, ni trưởng Như Hải, trụ trì Sắc tứ Tam Bảo, giải thích rằng “Tiêu tự” là nơi tu hành tĩnh mịch, “thần chung” là tiếng chuông thỉnh buổi sáng và suy luận ngôi chùa xưa ở sát công thự (của Tổng binh Mạc Cửu). Cách giải thích này khá gần với thông tin mà nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt cung cấp cho chúng tôi: “Thời Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên, nơi ngôi chùa tọa lạc hiện nay vốn là Trấn thượng/dinh cơ của Mạc Cửu, phía sau hậu liêu ông có cất một gian phòng cho mẫu thân ông tu hành. Vào năm 1718, Hà Tiên bị quân Xiêm tấn công. Bấy giờ bà Mạc Cửu chạy nạn qua Lủng Kỳ và hạ sinh Mạc Thiên Tích”.