1 thg 2, 2013

Ai về Lệ Thủy thong dong con người

Có lẽ, không đâu như ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, khi hầu hết tên các chợ không đặt theo tên địa danh ở đó mà được gọi bằng nhiều tên rất lạ, độc đáo. Và dĩ nhiên, những món hàng bày bán trong chợ cũng không giống những vùng miền khác.

Chợ vào vè

Lệ Thủy được mệnh danh là vựa lúa của tỉnh với những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Vậy nên mới có câu: Lệ Thủy gạo trắng nước trong/Ai về Lệ Thủy thong dong con người. Trong nhiều cái thong dong mà người Lệ Thủy tự hào khi giới thiệu với bạn bè phương xa, không thể thiếu cái sự vô tư, thoải mái của con người và sản vật ở đấy. Cứ quảy gánh ra chợ rồi sẽ thấy…thong dong. 


Bánh tráng - mặt hàng không thể thiếu tại các chợ ở Lệ Thủy - Ảnh: T.Q.Nam 


Nồi Rang - chợ tro còn một chút này

Nhiều người bảo, thoáng nghe tên chợ đã thấy “nóng trong người”, nghe khô khốc làm sao. Nhưng kỳ thực đi chợ Nồi Rang, nhiều người đều có chung cảm nhận về một chợ ấm áp tình quê. “Độc” hơn, tro bếp vẫn được nhiều người mang đến bán, mặc nhiên thành một món hàng hóa. 

Người đi chợ mua tro - Ảnh: Hoàng Sơn 

Phiên chợ tro bếp 

Người dân nơi thôn 3, xã Duy Nghĩa (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) luôn tự hào về “mẹ” Thu Bồn hiền hòa và chợ Nồi Rang tọa lạc ngay tại ngôi làng của mình. Bởi lẽ, theo câu nói “Nhất cận thị, nhị cận giang” thì có lẽ họ được quá nhiều ưu ái. Chợ Nồi Rang hình thành cách đây khoảng 300 trăm năm trên một mảnh đất tiếp giáp cả 3 địa danh mạnh về đường sông là Duy Xuyên, Thăng Bình và Hội An. Đây cũng là điểm nghỉ chân trung chuyển cho nhiều chuyến đò ngược Thu Bồn hay xuôi về Cửa Đại ra biển. Thế nên, ngay từ ngày đầu những năm cuối thế kỷ XIX, Nồi Rang thực sự trở thành địa điểm trao đổi hàng hóa sầm uất.


Về thăm vương quốc quýt hồng

Những ngày cuối năm, trong tiết trời ấm áp, được khám phá Đồng Tháp là một điều hết sức thú vị, và một trong những điểm đến không nên bỏ qua là Lai Vung – vương quốc quýt hồng. 


Từ trung tâm thành phố Cao Lãnh qua phà chỉ chừng 30 km là bạn đến vương quốc quýt hồng lớn nhất cả nước nằm bên dòng Hậu Giang hiền hòa. Trời ban tặng cho Lai Vung đất phù sa màu mỡ mà khô ráo, là điều kiện hết sức thuận lợi cho các loài cây ăn trái phát triển, đặc biệt là quýt hồng.

Châu Nham không phải là Đá Dựng

Đó là khẳng định của nhà “Hà Tiên học” Trương Minh Đạt. Theo ông thì đây là sự lầm lẫn đáng tiếc xảy ra do các tác giả Đông Hồ và Mộng Tuyết, và điều này ông đã có bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử hồi năm 1999.

Châu Nham ở Bãi Ớt

Ông Đạt đưa ra các nguồn tài liệu để chứng minh cho ý kiến của mình là sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam thực lục chính biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, Nam kỳ lục tỉnh dư địa chí của Duy Minh Thị... Và gần nhất là Địa chí Hà Tiên in năm 1901 của người Pháp.

Đặc biệt, Gia Định thành thông chí mô tả khá chi tiết: “Châu Nham tục danh là Bãi Ớt, cách phía đông trấn 22 dặm rưỡi, đỉnh núi tròn xoe, sườn đá chênh vênh chạy thẳng đến bờ biển, có những ghềnh rạng gồ ghề, vũng sâu bùn cát bao bọc hai bên tả hữu. Trong vũng có đá tinh quang, ở dưới có nhiều con sò sọc đỏ. Tương truyền khi Mạc Cửu còn nhỏ đi đến dưới nham ấy bắt được ngọc châu kính thốn quý báu vô giá. Cửu đem dâng cho vua...”. Địa chí Hà Tiên ghi vắn tắt “Đồi Châu Nham trong cụm núi Bãi Ớt, xưa che giấu một viên ngọc trai quý vô giá”.


Dấu ấn Tây An cổ tự

Tây An cổ tự tọa lạc tại ngã ba, bên chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, TX.Châu Đốc (An Giang).

Đây là một ngôi chùa có lối kiến trúc khá độc đáo, kết hợp hài hòa hai dòng văn hóa Việt-Chăm, được Bộ Văn hóa xếp hạng là "di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” từ năm 1980. Sự ra đời của ngôi chùa mang dấu ấn về chính sách văn hóa của triều Nguyễn “khai hoang lập chùa”. Đây cũng là nơi gắn với hành trạng của người sáng lập Bửu Sơn Kỳ hương, do đó dân gian thường gọi ông Đoàn Minh Huyên là Phật thầy Tây An.

Khai hoang lập chùa

Trong kế hoạch khai hoang lập đồn điền và các chính sách an dân, các quan nhà Nguyễn đã có sự thỏa thuận với hòa thượng các tông phái Phật giáo, đồn điền lập đến đâu thì xây cất chùa chiền đến đó để lo đời sống tinh thần, giúp dân an cư lạc nghiệp. Dường như chùa Tây An ở núi Sam (TX.Châu Đốc, tỉnh An Giang) ra đời nhằm thực hiện nhất quán chủ trương này. 


Tây An cổ tự với kiểu kiến trúc rất độc đáo - Ảnh: H.P 


Ba Chúc bên núi Tượng

Miếu Vạn Ban nằm sát chân núi Tượng thuộc ấp An Định, thị trấn Ba Chúc, H.Tịnh Biên (An Giang) là một trong những cơ sở tín ngưỡng của Tứ ân hiếu nghĩa - một dạng tôn giáo cứu thế, nhánh phát triển của Bửu sơn Kỳ hương.


Thị trấn Ba Chúc ngày nay được hình thành từ các cuộc khởi nghĩa chống Pháp hồi cuối thế kỷ 19 ở một số tỉnh Nam kỳ, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa do Đức Bổn sư Ngô Lợi lãnh đạo. 

Chiêu binh khởi nghĩa

Ngô Lợi có thể tên là Ngô Văn Lợi, chữ Hán viết trang trọng là Ngô Tự Lợi. Theo tài liệu của nhà văn Sơn Nam, Ngô Lợi quê ở làng Trà Tân (nay là xã Long Trung, H.Cai Lậy, Tiền Giang), nhưng cũng có người nói quê ông ở Trà Lọt (H.Cái Bè) hoặc Mỏ Cày (Bến Tre)… 


Miếu Vạn Ban dưới chân núi Tượng - Ảnh: N.P