18 thg 1, 2025

Vẹn nguyên bản sắc văn hóa Mnông bên hồ Lắk

Hồ Lắk được ví như viên ngọc quý, điểm du lịch hấp dẫn của đại ngàn Tây Nguyên. Dòng nước mát lành hồ Lắk không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lúa nước, mà còn sản sinh nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú. Nơi đây cũng trở thành vùng đất văn hóa đặc trưng của xứ sở voi, nghề đánh bắt thủy sản bằng thuyền độc mộc gắn với những nghi lễ độc đáo.

Những ngôi nhà sàn truyền thống nằm san sát ở buôn M’liêng

17 thg 1, 2025

Bước chân vào rừng nguyên sinh

Rừng là môi trường sống của bao sinh vật. Không những thế, rừng nguyên sinh còn chứa đựng nhiều bất ngờ với các nhà nghiên cứu khoa học.

Cây pơmu hổ ở Tây Giang. Ảnh Pơloong Plênh

Rừng ở Tây Giang, nhất là các khu rừng pơmu của đỉnh núi Ziliêng thuộc địa phận xã Tr’hy và A xan, ngoài mang giá trị cây di sản, văn hóa, tâm linh còn chứa các giá trị về khoa học và lịch sử.

Văn hóa dân tộc Dao: Tài nguyên quý giá để xứ Lạng phát triển du lịch

Lạng Sơn, vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc với những phong tục tập quán đặc sắc. Trong đó, đồng bào dân tộc Dao có nhiều nét văn hóa độc đáo, riêng có, thể hiện qua trang phục, tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, dân ca, dân vũ... Đây là nguồn tài nguyên quý giá góp phần phát triển du lịch xứ Lạng.

Trao truyền nghề thêu truyền thống

Võ Bình Định trên hành trình trở thành Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

“Ai về Bình Định mà coi – Con gái Bình Định cầm roi đi quyền”. Không biết tự bao giờ câu ca ấy đi vào lòng người, với một nỗi thôi thúc về miền đất Võ. Võ cổ truyền Bình Định ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ, bồi đắp, nâng tầm, Võ cổ truyền Bình Định phát triển, lan tỏa rộng khắp, là kết tinh các giá trị tinh hoa dân tộc và là nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Bình Định.

Cội nguồn và bản sắc Võ Bình Định

Bình Định, dải đất đồng bằng ven biển miền Trung nhưng có địa hình phức tạp và đầy trắc trở, ba mặt đều có núi cao án ngữ, phía Đông đối diện với biển cả bao la. Trong một không gian hẹp, đất đai không màu mỡ, chung sống nhiều thành phần dân tộc nên thời xa xưa đã từng xảy ra nhiều cuộc va chạm để giành quyền thống lĩnh địa bàn.

Mặn mòi thịt heo dầm nước mắm

Nếu người miền Nam có món thịt kho hột vịt, người miền Bắc có các món giò lụa, giò thủ… danh bất hư truyền trong mâm cơm ba ngày tết thì người miền Trung lại mặn mòi với món thịt heo dầm nước mắm.

Món thịt heo ngâm mắm của người xứ Quảng. Ảnh: X.H

16 thg 1, 2025

Trải nghiệm làm tranh Hàng Trống - nét văn hóa Kinh Kỳ

Không gian Kinh Kỳ - Trải nghiệm văn hóa cùng tranh Hàng Trống thu hút rất đông các bạn trẻ tới trải nghiệm.

Sự kiện mang chủ đề Tôn vinh nghệ thuật tranh Hàng Trống – một dòng tranh truyền thống lâu đời của người Tràng An. Đây là dịp để khán giả được hòa mình vào không gian văn hoá Tràng An xưa qua lăng kính đương đại. Ảnh: Phương Anh

Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước. Toàn tỉnh có 22 làng Chăm truyền thống, trong đó có 15 làng người Chăm Bàlamôn, còn lại là các làng Chăm Bàni và Islam. Trong cộng đồng người Chăm Bàlamôn có các chức sắc là những bậc tu hành, hướng dẫn tín đồ thực hành đức tin và các tập tục tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc được xã hội, cộng đồng tôn kính, quý trọng. Họ là bậc trí thức, truyền bá chữ Chăm Akhar Thrah, bảo tồn, gìn giữ các phong tục tập quán, đồng thời là Người có uy tín làm “cầu nối” giữa chính quyền với cộng đồng.

Phó Cả sư Lưu Sanh Thanh (bên phải) đọc kinh trên đền tháp Po Klaong Garai

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.

Những người lớn tuổi tộc họ Mành Xi hướng dẫn các cháu thiếu nữ chuẩn bị bước vào rạp trang điểm chờ làm Lễ trưởng thành

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh vẫn còn giữ được nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh: Hương Hiền.

15 thg 1, 2025

Độc đáo các lễ hội của đồng bào Chăm Hroi

Đời sống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm) ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có những nét đặc trưng riêng với các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc đa dạng, phong phú, các lễ hội truyền thống như: Lễ cầu mưa, Lễ hội Mặt trời - Mặt trăng, Lễ đổ đầu, Lễ hội mừng năm mới, Lễ cúng thần làng…

Dân làng chuẩn bị lễ vật để cúng thần làng