10 thg 1, 2025

Đặc sản 'thui rơm' chế biến kỳ công ở Ninh Bình, khách ăn cả tuần không chán

Không chỉ có tên gọi lạ tai, món đặc sản dân dã ở vùng đất Kim Sơn (Ninh Bình) còn gây ấn tượng bởi cách chế biến và thưởng thức thú vị, vừa ngon, vừa giúp giải ngán hiệu quả.

Ngoài gỏi nhệch, thịt dê, ốc núi…, Kim Sơn còn có một món ăn dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng, hút khách bởi hương vị lạ miệng, thơm ngon. Đó là chạo chân giò (hay còn gọi là nem chạo).

Món nem chạo của Kim Sơn được chế biến từ thịt chân giò, kết hợp với một số nguyên liệu quen thuộc như riềng, sả, xoài xanh, vừng và các loại rau, lá thơm khác nhau (lá đinh lăng, lá sung, lá mơ).

Nem chạo được xem như món đặc sản mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến Kim Sơn, Ninh Bình. Ảnh: Thảo Trinh

Ngắm toàn cảnh từ trên cao vẻ đẹp của 11 cây cầu bắc qua sông Đồng Nai

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ Lâm Đồng, chảy qua Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh rồi đổ ra biển. Dòng sông ấy bắt đầu chảy vào tỉnh Đồng Nai ở xã Đăk Lua, huyện Tân Phú và kết thúc ở huyện Nhơn Trạch đã ghi dấu biết bao cây cầu nối nhịp của cư dân đôi bờ. Mỗi cây cầu đều gắn với lịch sử vùng đất mà nó hình thành.

Đồng Nai là tỉnh có vị trí địa lý chiến lược của vùng Đông Nam Bộ; đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ kết nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, duyên hải miền Trung.

Ngoài hệ thống giao thông đường bộ cũng như tuyến đường sắt Bắc - Nam thì Đồng Nai cũng có hệ thống giao thông đường thủy đa dạng và phát triển. Trong đó, các cây cầu quan trọng như: cầu Đồng Nai (quốc lộ 1), cầu Long Thành (đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây), cầu An Hảo, cầu Hóa An... đã góp phần giúp hoạt động vận tải trở nên thuận lợi, thông suốt.

Khám phá 'phố' ẩm thực về đêm không lúc nào vắng khách ở khu chợ Sặt nhỏ Hố Nai

Từ những món ăn vặt như: lạp xưởng nướng đá, trà chanh, cho đến bánh canh, bánh mì nướng muối ớt, chả lụi hay nem nướng… trong một con hẻm ở khu chợ Sặt Hố Nai, phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa (người dân thường gọi là khu chợ Sặt nhỏ), được giới trẻ “mệnh danh” là con đường ẩm thực về đêm.

Khu chợ Sặt nhỏ Hố Nai được gọi là con đường ẩm thực với đủ các loại món ngon khắp các vùng miền. Ảnh: Thủy Tiên

Đặc sản nghe tên dễ nhầm ở Ninh Bình, ăn vào mùa đông càng ngon

Không chỉ có tên gọi dễ gây hiểu nhầm, món ăn này còn gây ấn tượng bởi hương vị đặc trưng, lạ miệng, được xem như đặc sản riêng có của vùng đất Ninh Bình.

Ngoài những đặc sản từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi như thịt dê, cơm cháy, Ninh Bình còn có một số món ăn ngon, riêng có được đông đảo người dân địa phương yêu thích, chẳng hạn như món cá kho gáo.

Thoạt đầu nghe tên món ăn này, nhiều người tưởng nhầm là dùng gáo (một dụng cụ múc nước) để kho cá, giống như kho cá bằng niêu đất.

Tuy nhiên, sự thực, đây là món cá kho cùng với quả gáo. Loại quả này có nhiều ở Ninh Bình và vài tỉnh miền Tây.

9 thg 1, 2025

Thác Pa Sỹ trong huyền thoại bảy hồ ba thác ở Măng Đen

Do địa hình núi đồi chia cắt, Kon Tum có rất nhiều thác. Thống kê sơ bộ, Kon Tum có đến gần 20 thác đẹp. Riêng thị trấn Măng Đen (1 trong 9 đơn vị hành chánh cấp xã của huyện Kon Plông, và Kon Plông là 1 trong 10 đơn vị hành chánh cấp huyện của Kon Tum) đã có đến 3 thác nước nổi tiếng, được nhắc đến trong truyền thuyết 3 thác 7 hồ của dân tộc Mơ Nâm. 

Theo truyền thuyết này, từ thuở xa xưa Măng Đen rất đẹp nhưng còn hoang vu không người ở. Thấy vậy thần Yang Pling đã đưa 7 người con trai của mình xuống đây để lập làng. 7 người con trai này lập nên 7 làng, tạo nên Măng Đen ngày một ấm no sung túc. Nhưng rồi do vi phạm điều cấm kỵ nên Yang Pling nổi giận làm giông tố nổi lên, biến 7 làng thành 7 hồ nước, 3 cột lửa bắn lên trời thành 3 thác nước. (Ai muốn biết chi tiết hơn về truyền thuyết này xin xem ở đây)

Ngắm toàn cảnh vẻ đẹp đặc sắc của 'lá phổi xanh' Đông Nam Bộ

Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai (KDTSQTG) là khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới và là một trong 11 KDTSQTG của Việt Nam được được xem là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia và thế giới ở đây có giá trị nổi bật về đa dạng sinh học.

Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai thuộc vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển, cùng với Vườn Quốc gia Cát tiên cả 2 có tổng có diện tích 171.759 hécta. Ảnh: Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai cung cấp

Đắk Glong, vùng đất của những lễ hội truyền thống


Là địa bàn cư trú của đông đảo dân tộc anh em sinh sống, văn hoá của huyện Đắk Glong như một bức tranh muôn màu sắc. Các lễ hội được tổ chức ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng tập trung nhất vẫn đầu năm mới. Những lễ hội ở Đắk Glong thường diễn ra trong tiếng chiêng ngân vang với những ché rượu cần tràn đầy và những món ăn truyền thống.

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.

Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc

8 thg 1, 2025

Mùa bướm Mã Đà

Cứ vào mùa mưa hàng năm, những người đam mê môn nghệ thuật chụp ảnh về các loại sinh vật thiên nhiên lại cùng nhau len lỏi vào những cánh rừng sâu, thuộc xã Mã Đà huyện Vĩnh Cửu để săn chụp những bức ảnh đẹp về loài bướm và các sinh vật thiên nhiên.

Những loài bướm đầy màu sắc bay lượn khắp nơi sau cơn mưa rừng. Ảnh: A.Trọng

Krông Nô gắn phát triển du lịch với CVĐCTC UNESCO Đắk Nông

Krông Nô khai thác tiềm năng từ CVĐCTC UNESCO Đắk Nông, phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn thiên nhiên và văn hóa. Các điểm đến độc đáo và trải nghiệm mới lạ hứa hẹn thu hút du khách gần xa.

Khai thác, phát huy lợi thế vùng lõi

Huyện Krông Nô nằm trong vùng lõi của CVĐCTC UNESCO Đắk Nông với nhiều di sản địa chất gắn với hệ sinh thái rừng, thác nước, sông, hồ, núi lửa đa dạng, độc đáo…

Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi khi có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn với nhiều vùng canh tác, nhiều sản phẩm đặc sản, chất lượng như gạo ST24, ST25, cam sành hữu cơ, quýt ngọt hữu cơ, bơ núi lửa, bưởi, cà phê…